Chất sát khuẩn là những chất dùng với mục đích sát trùng tại chỗ, cục bộ, nơi tiếp xúc với cơ thể vật nuôi



tải về 0.51 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.51 Mb.
#51104
1   2   3   4   5   6
Các chất sát khuẩn

* Triệu chứng toàn thân:

- Thường gặp với các acid vô cơ. Acid vô cơ có nồng độ loãng và yếu dễ hấp thụ, dễ trúng độc hơn các acid hữu cơ.

+ Khi hấp thu vào máu quá ngưỡng bình thường sẽ gây toan huyết (acidosis).

+ Với hàm lượng thấp do có hệ thống đệm cơ thể tự điều chỉnh nên pH không có biến đổi. Nhưng nếu cứ tiếp tục hấp thu, sự cân bằng toan/kiềm trong máu bị rối loạn, pH và khí O2, lượng khí CO2 tăng, thần kinh trở lên mẫn cảm gây co giật. Vật chết do hôn mê.

Bên cạnh những triệu chứng chung nói trên các acid khác nhau còn có một số triệu chứng đặc trưng riêng biệt:

- Acid acetic - CH3COOH:




+ Được dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm và chống loạn khuẩn đường tiêu hoá.

+ Có tác dụng ức chế men vi sinh vật gây hại trong đường tiêu hoá.

- Acid focmic - HCOOH:

+ Sử dụng để bảo quản thực phẩm. Đối với chó nếu cho ăn theo khẩu phần 10% tương đương 50 mg/kg khối lượng gây met-hemoglobin ( Methemoglobin không thể liên kết với oxy, có nghĩa là không thể vận chuyển oxy đến các mô ) trong máu kéo dài 10 ngày là do các acid focmic ức chế men catalase.

+ Nếu cho ăn liều thấp khoảng 0,5 g/ngày, ăn hàng ngày thì không phát hiện thấy độc ở chó.

- Hexa-metylen-tetramin - (CH2)6N4:



+ Trong môi trường acid hoặc dầu các hợp chất hữu cơ và protein. Hexa-metylen-tetramin bị thuỷ phân dần dần thành amoniac hoặc formol, do đó tính chất gây độc cũng giống như formol: gây đông vón đồng loạt protein, kích ứng niêm mạc.

+ Formol có ảnh hưởng đến việc tổng hợp protein của cơ thể. Đồng thời còn gây đột biến trên giống ruồi Drosophila.

- Formol - HCHO:



+ Được sử dụng làm chất khử trùng trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Đồng thời, vì có tính sát trùng cao nên thường sử dụng Formol để diệt vi khuẩn, sát trùng và được sử dụng để bảo vệ các mẫu thí nghiệm…

+ Trước đây hay dùng trong bảo quản thực phẩm, hiện nay đã bị cấm.

+ Trong lâm sàng còn dùng cho trâu bò uống khi bị chướng bụng đầy hơi, nếu dùng quá liều sẽ gây độc.

- Acid socbic - CH3-CH=CH-CH=CH-COOH và các muối natri, kali socbat:

+ Được sử dụng trong bảo quản thực phẩm với mục đích ức chế nấm men, nấm mốc và các vi khuẩn có hại. Hoạt chất diệt mốc tăng lên trong môi trường acid hoặc natri chlorua với pH = 4,5.

+ Thuốc có độc hại trên chuộc cống trắng và chó. Hàng ngày cho ăn với liều 50% trong thức ăn (tương đương 2500 mg/kg/ngày) chưa có hại. Với liều 8% thấy gan chuột cống trắng to hơn lô đối chứng nhưng chưa thấy biến đổi về bệnh lý.


+ Dùng làm chất sát khuẩn trong bảo quản thực phẩm chống nấm men, nấm mốc và vi khuẩn.

+ Tác dụng diệt khuẩn tăng lên ở môi trường acid. Nếu chuột ăn với liều 1090 mg/kg chưa thấy biểu hiện độc. Nhưng ở liều cao 8% natri benzoat trong thức ăn, 13 ngày sau đã có 50% số chuột chết; số chuột còn lại khối lượng chỉ bằng 2/3 so với lô đối chứng. Chuột chết có bệnh tích trong gan thận.

+ Với chó liều 1g/kg chưa có biểu hiện độc, nhưng với liều cao hơn chó bị rối loạn thần kinh như co giật, động kinh rồi chết.





  • Acid salicylic:

+ Sử dụng làm thuốc sát khuẩn, bảo quản thực phẩm. Trong thú y còn dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm (trong nhóm thuốc chống viêm phi steroid).

+ Nếu dùng liều cao trên vật nuôi sẽ gây hiện tượng dãn mạch ngoại vi, hạ thấp hàm lượng prothrombin trong máu, nổi mụn ngoài da, gan hoại tử và xuất huyết.



+ Được dùng làm chất sát khuẩn chống vi khuẩn.

+ Nếu chuột cống trắng, chó mèo ăn ngắn ngày sẽ có hiện tượng chậm lớn, tổn thương gan. Chuột cống trắng ăn dài ngày với liệu 1400 mg/kg/ngày có hiện tượng teo tinh hoàn gây vô sinh.

+ Không bôi nhiều lần trên một diện tích da rộng. Không bôi lượng lớn thuốc lên các vết thương, vết bỏng, da bị mài mòn, da bị lột. Ðã có trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi dùng tại chỗ một lượng lớn acid boric (dạng bột, thuốc mỡ, dung dịch).

- Anhydric sulfure -SO2:

+ Trong thực tế hay dùng các muối của acid sulfure như: natri sunfid Na2SO3 (tạo ra Na2S2O5.7H2O), natri meta bisunfid Na2S2O5, natri bisunfid NaHSO3. Tác dụng độc hại của các muối trên phụ thuộc vào nồng độ, hàm lượng và tốc độ giải phóng khí SO2.

+ Được dùng rộng rãi chống men mốc vi khuẩn trong bảo quản thực phẩm và sát khuẩn. Trên thỏ với liều 1-3 g/ngày kéo dài liên tục 127-185 ngày có hiện tượng sụt cân, chảy máu dạ dày.

+ Các acid khác bị nhiễm độc như acid chlorhydric và acid acetic gây dung huyết, dẫn tới huyết niệu.




tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương