CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI


Động viên phong trào đấu tranh chính trị và Đồng khởi ở miền Nam



tải về 265.03 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích265.03 Kb.
#13159
1   2   3

2. Động viên phong trào đấu tranh chính trị và Đồng khởi ở miền Nam Tháng 10- 1954, Xứ ủy Nam Bộ, Liên khu ủy V và Trị Thiên Huế tổ chức nghiên cứu và thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị về tình hình mới và nhiệm vụ mới của các Đang bộ miền Nam.

Trước mắt, nhiệm vụ của các Đảng bộ miền Nam là bảo vệ lực lượng cách mạng, lãnh đạo nhân dân miền Nam giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, buộc Mỹ và tay sai phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống âm mưu và hành động của chúng phá hoại việc thi hành Hiệp định. Trong tình hình mới, lãnh đạo đấu tranh phải quán triệt phương châm kết hợp hoạt động bí mật với hoạt động công khai và nửa công khai; củng cố và phát triển cơ sở ở nông thôn, mở rộng và đẩy mạnh công tác ở đô thị, phối hợp chặt chẽ công tác ở đô thị với công tác ở nông thôn. Kẻ thù có âm mưu đánh phá phong trào cách mạng. Vì vậy, tổ chức Đảng và các tể chức cách mạng phải rút vào bí mật, chống lại hành động đánh phá của kẻ thù.

Tình hình tư tưởng lúc này có những diễn biến phức tạp, vừa có tâm lý chủ quan, không thấy hết âm mưu phá hoại của Mỹ và tay sai, vừa có tâm lý bi quan, lo lắng. Vì thế, công tác tư tưởng cần được tiến hành đến từng chi bộ Đảng và rong nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhất trí với nhận định và chủ trương của Trung ương Đảng. Nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân miền Nam trong giai đoạn mới là phải hết sức tin tưởng ở sức mình và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; đề phòng và khắc phục các tư tưởng cầu an, dao động, thủ tiêu đấu tranh hoặc mất cảnh giác với âm mưu của địch.

Bộ máy chỉ đạo của Đảng từ xứ ủy, liên khu ủy đến các tỉnh, thành ủy, huyện, thị ủy và Ban Tuyên huấn các cấp được sắp xếp lại. Phòng Việt Nam thông tấn xã chi nhánh Nam Bộ được bố trí gọn nhẹ, làm nhiệm vụ thu tin của tổng xã, của các địa phương và tin thế giới cung cấp cho lãnh đạo và làm bản tin miền Nam cung cấp cho công tác tuyên truyền trong nước và đối ngoại[14]. Tổ chức đảng và các tổ chức cách mạng đều rút vào bí mật. Cán bộ, đảng viên được bồi dưỡng về kinh nghiệm hoạt động bí mật và "năm bước công tác" để vận dụng trong hoàn cảnh mới. Các tổ chức quần chúng hoạt động công khai được hình thành và phát triển. Một số cán bộ, đảng viên, với danh nghĩa ký giả, văn nghệ sĩ .v.v được bố trí ở lại các thành phố lớn để hoạt động công khai, hợp pháp.

Về phía địch, từ tháng 7-1954, Mỹ đã từng bước hất cẳng pháp, đưa Diệm vào, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam nước ta. Miền Nam từ xã hội thuộc địa của Pháp trở thành xã hội thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Cuộc đấu tranh trong điều kiện mới diễn ra vô cùng gay go, phức tạp, đầy gian khổ và hy sinh. Các đảng viên, cán bộ hoạt động bí mật cùng với lực lượng quần chúng trung kiên, chủ yếu là dùn hình thức tuyên ruyền trực tiếp đến từng người, vận động và tổ chức phong trào quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở nông thôn và đô thị

Ở Sài Gòn, sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết, thành ủy chỉ đạo tổ chức các hoạt động quần chúng hoan hô đình chiến, ủng hộ hòa bình". Khẩu hiệu “ủng hộ hòa bình" phản ánh nguyện vọng của nhân dân, được quần chúng hưởng ứng rộng rãi. Cán bộ và cơ sở cách mạng vận động các báo tiến bộ đảng toàn văn Hiệp định, chỗ dựa pháp lý để đấu tranh; phản ánh các cuộc mít tinh, hội họp của các tầng lớp nhân dân bày tỏ ý chí ủng hộ hòa bình; đưa tin, ảnh tố cáo hành động đàn áp của chính quyền Sài Gòn đối với nguyện vọng hòa bình của nhân dân. Mặc dù chính quyền Sài Gòn ra sức đàn áp, nhưng hàng trăm Uỷ ban đấu tranh vì hòa bình đã được thành lập. Phong trào hòa bình thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân lao động, sinh viên, các nhân sĩ, trí thức yêu nước, các báo chí tiến bộ, tín đồ các tôn giáo,.. gây ảnh hưởng chính trị lớn và nhanh chóng phát triển ra nhiều đô thị khác, nâng cao uy thế của cách mạng. Hoảng sợ trước phong trào quần chung, chính quyền Sài Gòn bắt giam nhiều người lãnh đạo chủ chốt của các ủy ban đấu tranh vì hòa bình. Thậm chí, Diệm cấm các báo dùng từ "hòa bình", vì thể các báo đã sử dụng từ "thanh bình" để tránh sự kiểm duyệt, xóa bỏ của kẻ thù. Báo chí tiến bộ kêu gọi hưởnb ứng phong trào, phản đối đàn áp, đòi trả lại tự do cho những người bị bắt. Đồng bào miền Bắc phối hợp đấu tranh và dư luận tiến bộ trên thế giới đồng tình ủng hộ, nguỵ quyền bốn lần định đưa các chiến sĩ của phong trào hòa bình ra tòa, nhưng cả bốn lần chúng đều không dám xét xử công khai.

Sự lãnh đạo của Đảng chú trọng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, như gắn với phong trào đấu tranh của công nhân đòi việc làm, chống sa thải,… ở Sài Gòn cán bộ và cơ sở cách mạng vận động các báo tiến bộ đưa tin, bình luận, hô hào lập "Quỹ đình công", ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân. Nhờ đó, phong trào đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên, trí thức tham gia. Nhiều người trong giới tư sản dân tộc cũng tham gia blểu tình chống chính sách kinh tế theo đuôi Mỹ và chế độ độc tài gia đình trị của họ Ngô.

Cuộc thanh toán nhau giữa Diệm và phái Bình Xuyên gây tai họa cho hàng vạn đồng bào Sài Gòn bị mất người, mất tài sản, sống cảnh màn trời chiếu đất. Cán bộ và cơ sở cách mạng ở nội thành vận động quần chúng và báo chí tiến bộ vạch mặt tàn bạo của Diệm, khơi dậy tinh thần "lá lành đùm lá rách", vận động lập "ủy ban bảo vệ sinh mạng và tài sản đồng bào". Cuộc vận động được nhân dân toàn thành phố hưởng ứng rộng rãi, vừa ủng hộ tiền của lương thực cho nạn nhân vừa giăng biểu ngữ lên án nguỵ quyền, đòi bồi thường thiệt hại.

Ở nông thôn, cán bộ cách mạng tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào nông dân đấu tranh bảo vệ các quyền lợi đã được hưởng từ trong kháng chiến, chống chế độ ngụy xáo cấp công điền, cướp đất của những gia đình có người đi tập kết, chống "cải cách điền địa" giả hiệu, chống tăng tô, tiêu biểu là phong trào ở nhiều tỉnh khu V (Bình Định, Quảng Ngãi. ..) và Trị Thiên. Ở Tây Nguyên, cán bộ cách mạng vận động và tổ chức đồng bào các dân tộc đấu tranh chống âm mưu mua chuộc, chia rẽ của địch, chống dồn dân lập "khu đinh điền",... đòi hòa bình, thống nhất, đồng thời củng cố đoàn kết, bảo vệ cán bộ, giữ gìn lực lượng cách mạng, xây dựng khu căn cứ.

Tháng 7- 1955 các đảng bộ miền Nam mở đợt tuyên truyền phát động phong trào đòi địch phải thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ quy định. Hàng triệu lượt đồng bào ở thành thị và nông thôn miền Nam, có cả một số công chức và binh sĩ ngụy tham gia, sôi nổi hưởng ứng các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi thị bãi khóa, lấy chữ ký, đưa kiến nghị đòi chính quyền ngụy phải hiệp thương, tổng tuyển cử, hòa bình thống nhất đất nước. Diệm ban hành Dụ số 13 kết tội những người ủng hộ đòi hiệp thương, tổng tuyển cử nhưng chúng không thể dập tắt được phong trào yêu nước của nhân dân. Nhiều thành phố lớn như Sài Gòn - Chợ Llớn, Gia Định, Mỹ Tho, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, v.v. các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khóa rất rầm rộ, làm cho các hoạt động khác của thành phố gần như bị ngừng lại.

Nhìn chung phong trào đấu tranh ủng hộ hòa bình đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, cùng với các phong trào khác chống Mỹ - Diệm của quần chúng nhân dân đã gây hoang mang trong bọn phản động đang ngóc đầu dậy ở nông thôn và cả nhiều người trong chính quyền Diệm. Để tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh phong trào quần chúng, tháng 9-1955 Xứ ủy Nam Bộ tổ chức sinh hoạt chính trị trong đảng viên và đoàn viên thanh niên về chủ trương đấu tranh đòi hiệp thương, tổng tuyển cử nhằm nâng cao ý chí chiến đấu, phát huy thành tựu, khắc phục tư tưởng cầu an, thủ tiêu đấu tranh hoặc đấu tranh ồ ạt, hmh thức. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Xứ ủy Nam Bộ ra báo Hoà bình thống nhất và tờ Tin tức, phát hành đến xã, mỗi tỉnh ra một tờ báo với danh nghĩa cơ quan của Mặt trận, lấy tên là Đấu tranh cho hòa bình, thống nhất. Ngày 30-9- 1955 Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ đảng phải: Nhận thức rõ vị trí quan trọng của công tác tuyên huấn giúp cấp ủy phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng; lãnh đạo tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh chống địch; tổ chức lực lượng đảng, đoàn thể, quân đội … làm công tác tư tưởng. . . Cần bám sát chủ trương công tác từng thời gian do tuyên huấn Xứ ủy hướng dẫn. Chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm, chỉ đạo sát công tác tuyên huấn ở cơ sở. .. Kiện toàn bộ máy, bổ sung cán bộ đủ đảm nhiệm công tác. Mỗi xã lập một Ban Tuyên huấn do một đồng chí chi ủy viên phụ trách, có một trưởng ban và một số đảng viên, đoàn viên thanh niên. Mỗi tỉnh, huyện có một máy in Stencil, mỗi xã một phương tiện in bột.

Suốt hai năm 1955-1956, phong trào quần chúng đấu tranh ủng hộ hòa bình đòi Mỹ - Diệm phải thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử và đòi các quyền dân sinh, dân chủ diễn ra sôi nổi. Để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, năm 1955 Mỹ - Diệm thực hiện chính sách "tố cộng, diệt cộng”. Đây là một chính sách rất thâm độc và tàn bạo, được chúng tôn lên hàng "quốc sách" nhằm tiêu diệt lực lượng và uy thế của cách mạng. Chúng cưỡng bức nhân dân phải "tố cộng”, “tuyên bố" ly khai” cách mạng. Chúng bắt các cán bộ, đảng viên và những người tham gia công tác cách mạng phải trình diện" và “đầu thú quốc gia", mua chuộc, dụ dỗ và tra khảo dã man, nhằm buộc họ phải khai báo, tuyên bố "ly khai" cách mạng và xé cờ cộng sản. Chúng lập hệ thống nhà giam đến từng xã, ngày đêm tra khảo, đánh đập, thủ tiêu những người yêu nước, gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở nhiều nơi. Chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" diễn ra khắp miền Nam, kéo dài từ năm 1955 đến năm 1958 ác liệt nhất là những năm 1956, 1957, hầu như không có ngày nào không xảy ra những vụ bắn giết cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Ngày 1-12-1958 Mỹ - Diệm gây ra vụ thảm sát lớn, đầu độc hàng ngàn cán bộ cách mạng và những người yêu nước bị cầm tù tại trại giam Phú Lợi, Thủ Dầu Một. Trại giam có 6.000 người, 1.000 người chết ngay vì trúng độc, 4.000 người khác bị trúng độc nặng. Công tác tuyên truyền và báo, đài của ta đã tố cáo và lên án mạnh mẽ tội ác của Mỹ - Diệm. Phong trào phản đối vụ đầu độc Phú Lợi dâng lên khắp miền Nam, khắp cả nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Thực hiện Chỉ thị ngày 1- 12-1955 của Trung ương Đảng, các đảng bộ miền Nam tích cực lãnh đạo đảng viên và quần chúng chống "tố cộng", coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. Công tác tư tưởng được tiến hành chủ yếu bằng các hoạt động tuyên truyền trực tiếp của cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên, làm cho đồng bào thấy rõ âm mưu thâm độc của chính sách "tố cộng", nêu cao chính nghĩa của Đảng và vai trò của Đảng đối với dân tộc và nhân dân, vạch trần bộ mặt "quốc gia", "dân tộc" giả hiệu của Diệm, vận động quần chúng đoàn kết đấu tranh chống địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vạch rõ khi kẻ địch điên cuồng khủng bố, tàn sát những người yêu nước chính là lúc chúng run sợ trước phong trào cách mạng. Trong nội bộ Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao khí tiết cộng sản, tiến công địch, phá âm mưu thâm độc của chúng, bảo vệ tổ chức, bảo vệ uy thế chính trị của Đảng. Với quốc sách “tố cộng", mưu toan của địch là tách nhân dân ra khỏi Đảng. Các đảng bộ đã xác định bám dân, bám cơ sở là vấn đề sống còn của Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên thực hiện “ba bám”: bám dân, bám đất, bám cơ sở để lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch, coi "ba bám" như là một tiêu chuẩn hàng đầu của người cán bộ, đảng viên, khắc phục tư tưởng hoang mang, chạy dài, bi quan, thiếu tin tưởng, đồng thời đề phòng và khắc phục tư tưởng chủ quan kém cảnh giác.

Trong hoàn cảnh rất ác liệt, công tác tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân ở nhiều địa phương và cơ sở đã góp phần quan trọng giữ vững ý chí chiến đấu. Ở Tây Nguyên, căn cứ Nghị quyết của Liên khu ủy V (tháng 2- 195), Liên tỉnh IV (ba tỉnh Tây Nguyên) soạn các tài liệu: 'Thương dân yêu nước, đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Chủ nghĩa cộng sản và người cộng sản”, Khí tiết và đạo đức cộng sản" để giáo dục đảng viên và quần chúng. Ở nhiều cơ sở, đồng bào các dân tộc xác định thái độ chính trị: "7 yêu 3 ghét, 3 không sợ" (7 yêu là: yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu Đảng, yêu Bác Hồ, yêu lao động, yêu lẽ phải, yêu tiến bộ; 3 ghét là: ghét đế quốc phong kiến, ghét áp bức bóc lột, ghét lạc hậu; 3 không sợ là: không sợ đế quốc phong kiến, không sợ hy sinh gian khổ, không sợ ma quỷ). Trên cơ sở giáo dục phân rõ địch - ta, khẳng định niềm tin và quyết tâm "đi theo cách mạng, theo Bác Hồ" khắc phục các chiều hướng tư tưởng "đứng ở giữa", "đầu hàng đỡ" (tạm thời) hoặc "gió chiều nào che chiều ấy" (theo Lược sử hoạt động của Ban Tuyên giáo Kon Tum).

Trước thử thách rất lớn về lập trường và khí tiết cách mạng, đại bộ phận cán bộ, đảng viên đã đấu tranh kiên cường, giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ tổ chức và uy thế chính trị của Đảng. Hàng ngàn tấm gương hy sinh oanh liệt của người cộng sản đã xuất hiện, trong đó có một số cán bộ tuyên huấn. Trong những giờ phút thừ thách ác liệt nhất, cán bộ và nhân dân miền Nam vẫn giữ vững niềm tin vào cách mạng, vào Đảng và Bác Hồ, kiên quyết đấu tranh chống địch bàng nhiều hình thức sáng tạo. Để bảo vệ cán bộ, ở nhiều địa phương nhân dân lập đội tự vệ dưới danh nghĩa "đội dân canh chống cướp” để báo động cho cán bộ khi địch đến, giải thoát những cán bộ bị địch bất. Nhân dân nhiều nơi không chịu tập trung “tố cộng". Khi bị tập trung, nhân dân đã biến cuộc "tố cộng" của địch thành cuộc tố cáo địch giết người, cướp của, đòi bồi thường thiệt hại. Chống lại các cuộc "tranh luận giữa quốc gia và cộng sản" do địch tổ chức, cán bộ ta đã bồi dưỡng lý lẽ cho những quần chúng trung kiên làm nòng cốt đấu tranh vạch mặt kẻ thù xâm lược và bọn bán nước, bảo vệ và làm sáng tỏ chính nghĩa cách mạng. Nhiều đồng bào đã hy sinh anh dũng trong cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng.

Cùng với khí thế đấu tranh của đồng bào cả nước, nhiều văn nghệ sĩ yêu nước đã can đảm dùng vũ khí thơ, văn, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc chống ngoại xâm. Mặc dù Dụ số 13 của Diệm ấn định "báo nào đưa tin và bình luận có lợi cho cộng sản, bị phạt tiền từ 25.000 đồng đến l triệu đồng, phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”; dù chỉ một câu nói ủng hộ đòi hiệp thương tổng tuyển cử cũng đủ để bị quy tội, “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản", nhưng các báo tiến bộ ở Sài Gòn vẫn tích cực tham gia các cuộc vận động đồng bào đấu tranh chống “trưng cầu dân ý” của Mỹ - Diệm, chống bầu cử Quốc hội bù nhìn. Đặc biệt trong ngày lễ 1-5-1956 hàng trăm ngàn đồng bào dự mít tinh, biểu tình đòi tự do cơm áo, độc lập, hòa bình và thống nhất Tổ quốc, đòi hiệp thương, tổng tuyển cử có sự giám sát quốc tế. Trong hoà cảnh Diệm ngày càng xiết chặt hoạt động của báo chí, các báo tiến bộ chuyén sang hướng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, ủng hộ phong trào công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống xúc phạm nhân phẩm nữ công nhân, chống bớt công chồng việc, đòi tiền thưởng Tết, đòi lương tháng 13; ủng hộ giới tư bản trong nước đấu tranh chống hàng ngoại, khơi gợi tinh thần dân tộc, gây thành phong trào nhân dân bảo vệ hàng nội hóa. Diệm lập "Nha tổng phát hành thống nhất" để xiết chặt khâu phát hành nhưng làng báo không chịu bó tay. Báo Sài Gòn Mai và một số báo khác lập chợ "báo cổ động" để tự phát hành, Diệm không sao ngăn can được.

Trước hành động khủng bố ngày càng tàn bạo của địch, yêu cầu của cán bộ, đảng viên và quần chúng vũ trang chống khủng bố ngày càng cấp bách. Nhiều nơi quần chúng tìm lại vũ khí trước đây đã chôn giấu, cướp súng địch, hoặc dùng vũ khí thô sơ bí mật thủ tiêu những tên cảnh sát, chỉ điểm, tề điệp ác ôn nguy hiểm nhất. Vận dụng kinh nghiệm trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp, một số địa phương đã thành lập các đội vũ trang tuyên truyền để đột phá vào những nơi khó khăn, vừa tự bảo vệ để tiến hành công tác tuyên truyền, vừa diệt ác, trừ gian, gây uy thế cho cách mạng.

Tình hình lúc đó cho thấy hình thức đấu tranh chính trị đã tỏ ra không đủ mạnh để đối phó có hiệu lực với địch và tạo chuyển biến tình hình. Một số cán bộ cho rằng đấu tranh chính trị “chỉ có huề”. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 6- 1956 nhận định: Khả năng giằng co kéo dài, tình trạng chia cắt đang tồn tại ở miền Nam. Trong toàn quốc hiện nay hình thức đấu tranh là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang. Nói như tbế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, . . .

Cần củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa. Nghị quyết khẳng định một hướng mới: đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tụ vệ. Đây là một bổ sung quan trọng về đường lối đáp ứng trúng yêu cầu cấp bách của phong trào quần chúng, mở ra hướng mới cho công tác tư tưởng, đi đôi với hình thức chủ yếu tuyên truyền trực tiếp đến từng nhà, từng người, hình thức vũ trang tuyên truyền phát triển mạnh ở nhiều nơi, góp phần tích cực vào công tác phát động quần chúng.

Sau khi có Nghị quyết tháng 6- 1956 của Bộ Chính trị, hoạt động vũ trang tuyên truyền diệt ác ôn, chống bọn "tác động tinh thần", chiến tranh tâm lý, xây dựng và củng cố cơ sở chính trị được đẩy mạnh ở hầu hết các tỉnh nông thôn Nam Bộ và vùng rừng núi Liên khu V. Không chỉ các dội vũ trang tuyên truyền ra đời mà cncả các đội vũ trang tập trung, trung đội du kích thoát ly ở các khu căn cứ. Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tháng 12- 1956 nhận định hoạt động vũ trang tuyên truyền và vũ trang tự vệ: đã hạn chế sự lùng sục của bọn chỉ điểm và tác động của bọn gây chiến tranh tâm lý, nội gián trong quần chúng. Nhiều nơị bọn tề điệp ác ôn co lại, quần chúng dễ thở hơn, bắt đầu nhóm họp, sinh hoạt trở lại, đấu tranh chống địch và bảo vệ tốt hơn. Công tác tuyên truyền của ta cũng do đó mà có diều kiện đến được tới quần chúng nhiều hơn.

Nghị quyết tháng 6- 1956 của Bộ Chính trị đáp ứng yêu cầu bức xúc trước mắt của phong trào quần chúng ở miền Nam Tuy vậy, trong thời kỳ này, "ta có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chỉ dạo chuyển hướng đấu tranh, chỉ nhấn mạnh đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhân dân"[15]

Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết vạch ra đường lối cách mạng miền Nam, từ mùa thu năm 1955 đến mùa thu năm 1956, đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách miền Nam đã dự thảo bản Đề cương cách mạng miền Nam. Bản đề cương chỉ rõ xu thế phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam “muốn chống Mỹ - Diệm ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác"; nêu ra 6 bài học chủ yếu của Cách mạng Tháng Tám và xác định phương hướng của cách mạng miền Nam là "dựa vào lực lượng cách mạng chính trị của quần chúng làm căn bản", tổ chức quần chúng vùng dậy đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Bản Đề cương cách mạng miền Nam có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và cơ sở chính trị cho Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương đảng (năm 1959) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960). Thông qua thảo luận, góp ý kiến bản Đề cương, các đồng chí lãnh đạo của các đảng bộ miền Nam có ý thức chuẩn bị cuộc nổi dậy trong khi chờ đợi chủ trương chính thức của Trung ương. Do đó, bản Đề cương đã góp phần tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho cao trào Đồng khởi sau này.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 1955 đến năm 1959, các phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, hiệp thương tổng tuyển cử, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống "tố cộng, diệt cộng", chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ bán nước đã thu hút gần 18 triệu lượt quần chúng tham gia, bao gồm đồng bào các giới, các dân tộc, các tôn giáo, từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi. Một đội quân chính trị đấu tranh chống Mỹ - nguỵ đã ra đời; và bằng hoạt động của mình, đội qnân này còn là một lực lượng sắc bén trong đấu tranh chống Mỹ - nguỵ trên mặt trận tư tưởng.

Trải qua đấu tranh quyết liệt chống chính sách đàn áp, khủng bố của bọn xâm lược và bè lũ bán nước, lực lượng cách mạng không tránh khỏi bị tổn thất, có nơi tổn thất nghiêm trọng, tình hình có lúc rất đen tối. Song nhìn chung toàn miền: “lực lượng lãnh đạo và cơ sở quần chúng vẫn còn. Đội ngũ tuy ít nhưng đều là những đảng viên, cán bộ, quần chúng trung kiên, vững vàng, quyết tâm tiêu diệt địch”[16], tất cả họ đều là "gạo cội", đã trải qua thử thách, đứng vững được tại xã, ấp; là những cán bộ tuyên truyền và tổ chức đấu tranh giỏi, được nhân dân tin cậy.

Run sợ trước làn sóng quật khởi của nhân dân, tháng 3-1959 Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, tháng 5- 1959 ra đạo luật 10/59 đưa máy chém đi khắp miền Nam, giết hại những người yêu nước không cần xét xử.., Không khí khủng bố, giết chóc đè nặng lên thôn ấp. Cách mạng lâm vào tình thế rất khó khăn. Nhưng nhân dân ta miền Nam với tinh thần yêu nước rất cao, lòng căm thù quân cướp nước và bọn bán nước rất sâu sắc, bao đau thương dồn nén bấy lâu, quyết không thể chịu đựng mãi ách thống trị của Mỹ - Diệm. Chính trong lúc khó khăn đó, tình thế cách mạng cho các cuộc khởi nghĩa đã chín muồi. "Quần chúng không có con đường nào khác hơn là phải vùng lên một sống một chết với Mỹ - Diệm”[17].

Trong không khí sục sôi căm thù và đứng trước xu thế vùng dậy của quần chúng, tháng 1- 1959 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15, xác định Đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Nghị quyết Trung ương đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”[18]. Để thực hiện nhiệm vụ đó, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Hội nghị Trung ương dự đoán: "Đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta"[19]. Nghị quyết Trung ương chỉ rõ những công tác chính cần nắm vững và nhấn mạnh: Đặc biệt coi trọng công tác tư tưởng, nâng cao không ngừng trình độ tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí và sự trong sạch của hàng ngũ Đảng. Phải giáo dục, rèn luyện cho mỗi đảng viên trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất khuất, luôn luôn nắm vững và biết chủ động vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, luôn luôn anh dũng đấu tranh chống kẻ thù và sẵn sàng hy sinh vì cách mạng, luôn luôn liên hệ mật thiết với quần chúng, tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

“Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. .. Nghị quyết đã đáp ứng nhu cắu bức thiết của cách mạng miền Nam lúc ấy, cứu lấy phong trào cách mạng đang trong cơn nguy biến nhất, đáp ứng nguyện vọng tha thiết và nóng bỏng của quần chúng vùng dậy phá tan xiềng xích nô lệ, từng bước giành quyền làm chủ... Nghị quyết này chứng tỏ quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin và kinh nghiệm các nước anh em, kinh nghiệm Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp vào điều kiện cụ thể đất nước ta sau Hiệp định Giơnevơ”[20].

Cuối năm 1959 Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủyV họp hội ghị quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 ủa Trung ương Đảng. Trước khi có Nghị quyết của Xứ ủy và Liên khu ủy, tinh thần nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đã toả về các địa phương bằng nhiều con đường. Nghị quyết về tới cơ sở, đi vào quần chúng đúng lúc quần chúng đang ở vào tình thế muốn sống phải vùng dậy và đang khát khao mong đợi đường lối của Đảng. Cán bộ và quần chúng ở cơ sở hiểu nghị quyết với tinh thần "Đảng cho đánh rồi" và họ đã sáng tạo ra nhiều cách đánh bằng những phưng tiện có trong tay. Nghị quyết của Đảng phù hợp với ý chí quật cường và lòng mong đợi của nhân dân đã thổi bùng lên ngọn lửa “Đồng khởi” “nổi dậy và tiến công địch khắp miền Nam trong những tháng cuối năm 959 và cả năm 1960.

Để góp phần thúc đẩy "Đồng khởi” lên thành cao trào, ngày 22-4- 1960 Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 18-TVA về tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền động viên quần chúng. Bản Chỉ thị nhận định, do toàn đảng bộ chấp hành có kết quả chủ trương "đẩy mạnh đấu tranh chính trị kết hợp đúng mức với hoạt động vũ trang", tình hình chung ở Nam Bộ bắt đầu có những chuyển biến rất thuận lợi: Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, nhất là ở nông thôn, phát triển mạnh mẽ, uy thế của ta lên cao nhanh chóng. Quần chúng phấn khởi, tin tưởng trước tình hình mới. Trước kia, do chính sách kìm kẹp, khủng bố đẫm máu liên miên của địch và do sự đối phó của ta không kịp thời và chưa tương xứng, một bộ phận quần chúng có hoang mang, dao động, sợ địch, thấy tương lai mờ mịt. Hiện nay, dư luận quần chúng rộng rãi hoan nghênh, ủng hộ các hoạt động vũ trang tự vệ của ta; công khai bàn bạc sôi nổi về sự suy yếu, tan rã của chính quyền Mỹ - Diệm ở cơ sở nông thôn. Tuy nhiên cũng có những nhận thức lệch lạc, biểu hiện chủ yếu là chủ quan, mất cảnh giác, cho là địch không còn khả năng phản ứng; ỷ lại vào hoạt động của lực lượng vũ trang, không nhân cơ hội thuận lợi đẩy mạnh đấu tranh chính trị dũng cảm và rộng rãi hơn nữa; cũng có một số lệch lạc khác như: rụt dè, không đẩy mạnh đấu tranh, sợ địch khủng bố trả thù mạnh hơn.

Về công tác tuyên truyền, kết hợp với lực lượng chính trị, các lực lượng vũ trang tiến hành công tác tuyên truyền rất có hiệu quả, đưa khí thế của phong trào quần chúng lên cao, hạ thấp uy thế của địch. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đảng bộ đã tiến hành một đợt tuyên truyền về Đảng với quy mô chưa từng thấy trong 6 năm qua, đề cao khí thế của phong trào quần chúng và phổ biến đường lối, chính sách của Đảng được rộng rãi hơn. Các cấp ủy đảng đã động viên đông đảo quần chúng tham gia công tác tuyên truyền. Cả ở nông thôn và thành thị quần chúng báo cho nhau biết thắng lợi của phong trào, gây không khí bàn bạc rộng rãi, sôi nổi, mạnh mẽ chưa từng thấy trong mấy năm nay. Bấy lâu nay quần chúng như bị bịt miệng, bịt tai, nay công khai tố cáo tội ác Mỹ - Diệm, tạo thành một không khí chính trị mới. Phương tiện tuyên truyền được tăng cường. Các cấp ủy đảng đã áp dụng một cách sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền thích hợp với tình hình mới. Báo chí, bản tin của các tỉnh ra đều đặn, nội dung tốt, hình thức đẹp, có nhiều sáng tác văn nghệ thành công. Mặt yếu là so với sự phát triển mau lẹ của tình hình, công tác tuyên truyền chưa theo kịp. Nhiều vấn đề nảy ra trong nhận thức của quần chúng ta chưa kịp thời phát huy mặt tích cực, uốn nắn những lệch lạc.

Sau khi nhấn mạnh công tác tư tưởng, trước hết phải góp phần làm quán triệt hơn nữa phương hướng và phương châm đấu tranh mà Nghị quyết 15 của Trung ương và Nghị quyết tháng 11- l959 của Xứ ủy đã đề ra, bản Chỉ thị nêu một số biện pháp cụ thể: đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng, đây là hình thức chủ yếu; tăng cường báo chí, tập san, bản tin; phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các đội văn công nhỏ đi lưu động; tận dụng các khả năng tuyên truyền công khai; cổ động đông đảo quần chúng nghe đài của ta. Thành lập ban tuyên truyền cổ động ở các cấp xứ, thành, khu, tỉnh. Ban tuyên truyền cổ động là ban chuyên môn của cấp ủy, nằm trong Ban Tuyên huấn. Tùy theo điều kiện có thể thành lập ban tuyên truyền cổ động ở thị xã. Ban tuyên truyền cổ động chuyên phụ trách công tác tuyên truyền trong quần chúng, công tác tuyên truyền của các ngành, các đoàn thể và lực lượng vũ trang.

Ở khu V, Nghị quyết tháng 6- 1960 của Khu ủy, phần công tác tư tưởng, nêu rõ nhiệm vụ thường xuyên của công tác tư tưởng là quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh ở mỗi vùng chiến lược; xây dựng tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thực hiện kỳ được ba bám, bốn cùng, năm bước công tác, năm khâu phát động, chống tư tưởng hữu khuynh, rụt dè, sợ địch.

Từ năm 1959, sự chi viện về nhiều mặt của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh. Về công tác tư tưởng, thông tin về tình hình miền Nam được tăng cường trên tất cả các phương tiện truyền thông ở miền Bắc. Tuy vậy do điều kiện khó khăn của miền Nam, nguồn tin còn hạn chế và chậm, cần được chi viện về cán bộ và phương tiện liên lạc. Cuối năm 1959, đoàn cán bộ Việt Nam Thông tấn xã tăng cường cho Liên khu V để chuẩn bị xây dựng Thông tấn xã Giải phóng có mặt đúng lúc nổ ra cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Trà Bồng. Tin về cuộc nổi dậy ở Trà Bồng được coi là tin đầu tiên của Thông tấn xã Giải phóng trước khi nó chính thức ra đời năm 1960. Lực lượng phóng viên được đào tạo tại chỗ cùng với lực lượng được chi viện từ miền Bắc, mạng lưới điện đài được tăng cường đã từng bước làm phong phú và kịp thời hơn lượng tin tức từ miền Nam cung cấp cho Tổng xã và các cơ quan thông tin báo chí ở Trung ương, phản ánh cao trào Đồng khởi. Công tác tuyên truyền đối ngoại, trong đó các phương tiện truyền thông là lực lượng quan trọng đã góp phần thông tin về cuộc đấu tranh của nhân dân ta nói chung và của nhân dân miền Nam Việt Nam nói riêng, tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Từ năm 1959 nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã lên án chính sách phát xít của Ngô Đình Diệm và lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam. Ngày 20-7- 1959, trong lúc phong trào Đồng khởi đang diễn ra ở miền Nam, thì Ngày Việt Nam được tổ chức ở 20 nước trên thế giới đòi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, đòi Diệm chấm dứt khủng bố, tàn sát và huỷ bỏ luật lệ phát xít. Trong lúc trên thế giới không ít người có tâm lý sợ Mỹ, thì sự kiện này cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta đối với dư luận quốc tế và đánh dấu bước tiến mới của công tác tuyên truyền đối ngoại của ta

Thực hiện Chỉ thị 18 - TVA, ngày 22-4- 1960 của Xứ ủy Nam Bộ, Ban Tuyên huấn Xứ ủy tổ chức một bộ phận cán bộ chính trị và cán bộ kỹ thuật tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập một cơ quan thông tin chính thức của các mạng miền Nam. Bằng những phương tiện cũ kỹ đã cất giữ từ trước và một số máy móc thu được của địch, các cán bộ kỹ thuật đã phát huy tinh thần sáng tạo, phục vụ kịp thời cho sự ra đời của Thông tấn xã Giải phóng (gọi tắt là Giải phóng xã), từ buổi phát tin đầu tiên vào 19 giờ ngày 12-10- 1960 thông báo với nhân dân trong nước và trên thế giới về cuộc Đồng khởi của nhân dân miền Nam chống Mỹ - Diệm, góp phần động viên, cổ vũ cuộc đấu tranh chính nghĩa của đồng bào ta, vạch mặt bọn xâm lược và bè lũ bán nước [21]

Tính đến cuối năm 1960, cao trào Đồng khởi của quân dân miền Nm đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn. Nhân dân đã giành quyền làm chủ, lập chính quyền tự quản ở 1.383 xã/2.627 xã toàn miền Nam, đồng thời làm tê liệt chính quyền Mỹ - Diệm ở hầu hết các xã khác. Phong trào Đồng khởi ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở đô thị. Trong năm 1960 ở miền Nam có 10 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị, tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh nhân ngày 20-7-1960 nổ ra trên khắp miền Nam với nhiều hình thức bãi công, bãi thị ở thành phố, mít tinh, biểu tình ở nông thôn, từ nông thôn kéo vào thành thị, chống chính sách khủng bố của Mỹ - ngụy, chống chính sách xâm lược và gây chiến của đế quốc Mỹ, động viên nhân dân vùng lên lật đổ Diệm.

Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước chuyển mới của cách mạng miền Nam. Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng và nguyện vọng của nhân dân, quán triệt và thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ và tay sai, ngày 20- 12- 1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đúng lúc cách mạng miền Nam bước sang một giai đoạn mới. Cũng từ đây, Giải phóng xã được coi là cơ quan phát ngôn chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tiếp đó là sự ra đời của Đài phát thanh Giải phóng, góp phần tăng cường lực lượng hiến đấu trên mặt trận tư tưởng vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Каталог: tailieugioithieuBTG
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954)
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954) III. ĐỘng viên phong trào thi đua yêu nưỚC: diệt giặC ĐÓI, diệt giặc dốT, diệt giặc ngoại xâM, chống chính sách “DÙng ngưỜi việT ĐÁnh ngưỜi việT
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng IV công tác tư TƯỞng trong thời kỳ LÃnh đẠo xây dựng chủ nghĩa xã HỘi trong cả NƯỚc và tiến hành công cuộC ĐỔi mớI (1975 2000)

tải về 265.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương