ChưƠng I câu 1: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì? Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?


Câu 17 (4 điểm). Tại sao nói, trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định nhất?



tải về 43 Kb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích43 Kb.
#57332
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MACLENIN

Câu 17 (4 điểm). Tại sao nói, trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định nhất?
* Thực tiễn
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
- Tính chất của hoạt động thực tiễn
+ Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội
+ Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể
+ Là hoạt động có tính sáng tạo, có tính mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người.
- Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn
+ Hoạt động sản xuất vật chất: Là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
+ Hoạt động chính trị xã hội: Là hoạt động của các tổ chức xã hội nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: Là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm hoặc trong môi trường gần giống với tự nhiên, để tìm ra bản chất của đối tượng nhận thức.
* Giải thích
Trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định nhất, bởi vì:
- Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở hình thành các quan hệ xã hội, là cơ sở sáng tạo ra toàn bộ đời sống tinh thần cho xã hội.
- Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người.
- Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các hình thức hoạt động thực tiễn khác cũng như các hoạt động sống khác của con người.

Câu 18 (6 điểm). Lê nin viết : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan”. Hãy phân tích luận điểm trên và rút ra ý nghĩa của nó?
* Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn : nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động): Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, con người nhận thức thế giới một cách trực tiếp thông qua các giác quan của mình, gồm ba hình thức:
+ Cảm giác: là hình ảnh nảy sinh do sự tác động trực tiếp của các sự vật, hiện tượng lên các giác quan của con người hình thành tri thức đơn lẻ, sơ khai của đối tượng nhận thức.
+ Tri giác: là tổng hợp của nhiều cảm giác, là hình ảnh tương đối toàn vẹn về đối tượng nhận thức.
+ Biểu tượng: là hình ảnh sự vật được tái tạo, lưu giữ trong óc nhờ trí nhớ khi đối tượng nhận thức không còn tác động trực tiếp vào các giác quan.
- Nhận thức lý tính ( Tư duy trừu tượng)
Là giai đoạn nhận thức gián tiếp, dựa vào năng lực phân tích, khái quát hóa của con người, gồm ba hình thức:
+ Khái niệm: Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng. Khái niệm được biểu thị bằng một từ hoặc cụm từ.
+ Phán đoán: Là hình thức của tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng.
Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ thành một mệnh đề (Câu trần thuật)
Ví dụ: + Hà Nội là trung tâm chính trị của Việt Nam
+ Số 12 không phải là số hoàn hảo….
+ Suy luận (Suy lý): Là hình thức của tư duy trừu tượng, liên kết các phán đoán đã biết, đã được chứng minh để rút ra phán đoán mới ( Tri thức mới).
Có hai loại suy luận: Suy luận quy nạp ( từ Cái riêng đến Cái chung), Suy luận diễn dịch (từ Cái chung đến Cái riêng)
* Quan hệ giữa hai giai đoạn nhận thức
- Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính
- Nhân thức lý tính giúp cho nhận thức cảm tính có sự định hướng đúng đắn và trở nên sâu sắc hơn. Nhờ có nhận thức lý tính con người mới có thể nhận thức được bản chất của sự vật.
* Nhận thức quay về thực tiễn ( Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn)
- Mục đích của nhận thức là phục vụ thực tiễn để cải tạo hiện thực
- Thực tiễn có vai trò kiểm tra tính đúng đắn của các tri thức mới.
- Hiện thực khách quan luôn vận động biến đổi, để bổ sung tri thức mới của sự vật cần phải thông qua hoạt động thực tiễn.
Do đó , Lê nin viết : " ……………..”
* Ý nghĩa:
+ Trong hoạt động nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo giá trị của những tri thức mới.
+ Là cơ sở lý luận chống lại các quan điểm duy cảm, duy ý chí.

CHƯƠNG III

tải về 43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương