Chín năm là 1 Điện biên lên vành hoa đỏ lên thiên sử vàng, cách đây 70 năm



tải về 15.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.05.2024
Kích15.46 Kb.
#57455
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ


Chín năm là 1 Điện biên lên vành hoa đỏ lên thiên sử vàng, cách đây 70 năm. dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh bên cạnh là người anh cả đại tướng Võ nguyên giáp đã cùng với quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện biên phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu.
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn ở phía Tây vùng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần 18 km, rộng từ 6 -7 km có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương. Chính vì vậy Nava quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến với ta, xây dựng Điện Biên Phủ thành “tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương” ở cả mặt đất và trên không, nhằm "nghiền nát" chủ lực của ta. Tướng Drcat được chỉ huy tập đoàn cứ điểm quan trọng này và thực dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn quân viễn chinh gồm 16.200 lính tinh nhuệ; 48 khẩu pháo, cối các loại từ 75 đến 120 li; xây dựng và mở rộng 2 sân bay với hàng trăm máy bay, được bố trí thành 03 phân khu với 49 cứ điểm liên hoàn, hệ thống công sự và hàng rào dây thép gai kiên cố Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm
Nhận định đây là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng, là thời cơ thuận lợi cho ta sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành thắng lợi”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm tổng tư lệch kiêm chính uỷ cho chiến dịch.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ đội ta đã kéo pháo bằng tay vào Điện Biên Phủ để chuẩn bị tiêu diệt tập đoàn cứ điểm theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm “Đánh chắc tiến chắc”, bộ đội ta lại kéo pháo ra. Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao dốc cao, vực sâu đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo pháo ra, anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh chèn mình để cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày 01/02/1954, đồng đội trong đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo.
Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo mãi khắc sâu vào tâm trí đồng đội anh
Ca ngợi tấm gương chói sáng đã anh dũng hy sinh, trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên nhà thơ Tố Hữu đã viết:“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo/Nát thân, nhắm mắt, còn ôm”
tải về 15.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương