Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN CỨU KÍNH VÔ NGÃ THỨ 17



tải về 1.4 Mb.
trang19/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30

PHẦN CỨU KÍNH VÔ NGÃ THỨ 17


PHÂN GIẢI:

Ngài Tu Bồ Đề đối với ý trụ tâm và hàng phục tâm, thô trần đã dẹp, tế hoặc khó dung. Đến đây lại trình bày thỉnh trước, muốn đặng đạo lý trụ tâm và hàng phục tâm rốt ráo. Do đó, nên Đức Phật hoàn toàn dùng những việc trên thân mình để khai thị, khiến mọi người biết nhân không, pháp không, rốt ráo là vô ngã vậy.

Lúc bấy giờ, ngài Tu Bồ Đề lại bạch Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Có thiện nam và thiện nữ, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thế nào phải trụ, làm sao hàng phục vọng tâm?

Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Có thiện nam cùng thiện nữ nào phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, phải sinh tâm như thế nầy, ta nên diệt độ cho tất cả chúng sinh, diệt độ tất cả chúng sinh rồi, nhưng không có một chúng sinh nào thật diệt độ.

- Vì cớ sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát còn có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sinh tướng và thọ giả tướng, tức không phải là Bồ Tát. Lý do vì sao? Tu Bồ Đề! Thật không có pháp gì chắc thật để phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hay không?

- Bạch Thế Tôn không. Như con đã hiểu Phật đã nói nghĩa đó, khi Thế Tôn ở chỗ Phật Nhiên Đăng, không có đặng pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Phật nói:

- Đúng như vậy, Tu Bồ Đề! Thật không có pháp nào để Như Lai chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tu Bồ Đề! Nếu có pháp để Như lai chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật Nhiên Đăng tức không thọ ký cho tôi, ở đời sau, sẽ được thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca dịch âm tiếng Phạn Sakya, Trung Hoa dịch là Năng Nhân. Mâu Ni cũng dịch âm từ Phạn ngữ Muni, Trung Hoa dịch là Tịch Mặc. Vì thật có pháp để chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thế nên Phật Nhiên Đăng cùng tôi thọ ký nói rằng: Ông ở đời sau, sẽ đặng làm Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Vì cớ sao? Như Lai tức là các pháp đúng như nghĩa.

Nếu có người nói, Như Lai chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tu Bồ Đề! Thật không có pháp để Phật chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tu Bồ Đề! Như lai đã đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ở trong đó không thật không hư. Thế nên Như Lai nói tất cả pháp đều là Phật Pháp. Tu Bồ Đề! Đã nói tất cả pháp, tức không phải tất cả pháp. Ấy mới gọi là tất cả pháp. Tu Bồ Đề! Thí như thân người cao lớn.

Tu Bồ Đề nói:

- Bạch Thế Tôn! Như lai thường nói thân người cao lớn, tức là không phải cao lớn, mới gọi là cao lớn! Tu Bồ Đề! Bồ Tát cũng như thế, nếu nói thế nầy, ta sẽ diệt độ vô lượng chúng sinh, tức không gọi là Bồ Tát. Vì sao? Tu Bồ Đề! Vì thật không có pháp gì gọi là Bồ Tát. Thế nên Phật nói tất cả pháp, không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ giả. Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát nói như thế nầy, ta sẽ trang nghiêm cõi Phật, tức không phải trang nghiêm, ấy mới gọi là trang nghiêm. Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát thông suốt có ngã, pháp, Như Lai nói ấy mới gọi là Bồ Tát.

KHÁI LUẬN:

Tu Bồ Đề! Cho đến lúc nầy nghe Phật giảng nói nghĩa Kinh, và lời hộ niệm phú chúc cho các vị Bồ Tát, rất là rõ ràng. Hiện tại lại hỏi các thiện nam, tín nữ, phát tâm Bồ Đề, làm sao hàng phục vọng tâm. Những kiến chấp thánh phàm chưa dứt, đối với tất cả chúng sanh tức là nghĩa phi chúng sinh, lại chưa được triệt ngộ. Hơn nữa, nghe Như Lai vì những người phát tâm đại thừa mà nói, vì những ai phát tâm tối thượng thừa mà nói, luôn cả các thiện nam, thiện nữ, các thứ công đức trì Kinh, nghĩa Kinh và quả báo không thể nghĩ bàn. Liên tưởng đến các thiện nam cùng thiện nữ phát tâm bồ đề, không thể nào mà không thọ trì Kinh nầy.

Nhưng hiện tại và đời sau, các thiện nam tín nữ chưa được thân thừa các diệu pháp đã nói từ trước, vị tất đã lãnh hội những lời nói về đại thừa và tối thượng thừa nói trên. Nếu khi phát tâm bồ đề nầy, phải hàng phục vọng tâm như thế nào? Câu hỏi nầy ý chánh đã hỏi trong phần thứ hai của bản kinh nầy. Tự độ, độ tha, một tấm lòng rộng lớn, ở nơi đây có thể nhận thấy. Do đó, nên Phật Như Lai mới dùng vô pháp phát tâm đề, đoạn trừ pháp nghi của Ngài Tu Bồ Đề.

GIẢNG NGHĨA:

Trong thời gian nầy, Ngài Tu Bồ Đề đương cơ hướng về Đức Phật Như Lai xin hỏi:

- Thiện nam, tín nữ nào đã phát tâm bồ đề, làm sao hay khiến tâm bồ đề thường trú? Làm thế nào hàng phục được vọng niệm?

Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Tâm Bồ Đề xưa nay đầy đủ, đương thể hiện thành, chẳng qua chỉ vì chúng sinh, bị trần nhiễm ngăn che. Thiện nam, tín nữ nào đã phát tâm bồ đề, lòng ham muốn chấm dứt, lý mới trở về chơn ngã. Đó là trụ tâm, ấy là hàng phục được tâm, không cần cầu việc gì hơn nữa (phải sanh tâm như thế). Như tất cả chúng sanh, phiền não, vọng tưởng, thủ xả, nhơn ngã, tham giận, ganh ghét, các loại trong bốn tướng. Như Lai tôi phải dùng nhiền phương tiện để trừ diệt và độ thoát. Nhưng Như Lai tôi thường nói diệt độ, chẳng qua chỉ điểm chơn tán, khiến chúng sanh tự ngộ, trong không thấy ngã tướng hay độ. Bởi vì chúng sinh đã thấy chơn tánh, đã diệt độ rồi thì bát nhã quán chiếu thường trú không diệt; nói một cách rốt ráo, thật không có một chúng sanh nào được tôi độ cả. Vì duyên cớ gì thế? Bởi vì Bồ Tát học đạo, nếu còn tâm nhờ Như Lai tôi diệt độ, thì in tuồng như bốn tướng chưa trừ, tức từ đâu mà phát tâm Bồ Đề? Lam sao xưng là Bồ Tát?

Đức Phật lại bảo Tu Bồ Đề:

- Chính là tánh vốn không tịch, hồn nhiên thiên nhiên, ai phát tâm nầy, chẳng qua là tự tu tự ngộ mà thôi! Trong chơn tánh, thật không có pháp phát tâm Bồ Đề.

Đức Phật nói tiếp:

- Ý ông nghĩ như thế nào? Như Lai tôi khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, có pháp gì đặng tâm bồ đề nầy không?

Tu Bồ Đề đáp:

- Thế Tôn không có pháp đặng tâm bồ đề nầy, đó là đạo lý mà Từ Phụ thường nói. Từ Phụ khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, tự tánh tự ngộ, đều không có pháp gì chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

- Đúng như vậy! Phật nói, Tu Bồ Đề! Như Lai tôi, thời gian ấy, các hạnh đã tu, thật không đặng pháp bồ đề.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Nếu nói có phương pháp chứng đặng bồ đề, thì Phật Nhiên Đăng không cùng tôi thụ ký, tương lai sẽ được truyền trao phương pháp thành Phật. Lại nữa làm sao ký đời sau sẽ được làm Phật ư? Thật tại nhân vì không có pháp gì chứng đặng bồ đề cả. Vì thế, nên Phật Nhiên Đăng, mới cùng tôi trao lời thọ ký, dự định đời sau thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ông có biết ý nghĩa của Như Lai không? Như Lai là bản tính trạm nhiên, không nhiễm không trước, như như bất động, nên gọi lài Như Lai. Thản như người không biết dụng ý ấy, lầm nói là Như Lai tôi, riêng có pháp có thể đặng Bồ Đề.

Ngài dạy thêm:

- Như Lai tôi đã đặng bồ đề là bình đẳng chân như, diệu pháp thật tướng, không thể dùng sắc tướng mà thấy, không thể dùng lời nói mà cầu. Vì thế, nên Như Lai tôi nói trong các pháp, hay tự ngộ chơn như, đều là Phật Pháp.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Song các pháp không thể đắm chìm trong cái đó. Nói rằng tất cả pháp, chẳng phải thật có đối với tất cả sự vật. Đó chỉ là giả danh mà gọi là tất cả pháp mà thôi.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Ví như thân người cao mà lại lớn, đó có thật lớn hay không?

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Ví như thân người cao ma lại lớn, đó có thật lớn hay không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn! Pháp thể thanh tịnh, lượng của nó như hư không như hư không, mới gọi là lớn. Đức Từ Phụ thường nói thân lớn, nó có sinh diệt, lại có hạn lượng, làm sao cho là lớn, chẳng qua là giả danh để gọi mà thôi.

Phật dạy thêm:

- Bồ Tát cũng như thế, thanh tịnh chơn như, gọi là Bồ Tát. Độ sinh là bổn phận của Bồ Tát, nếu nói ta là Bồ Tát, phải diệt độ tất cả chúng sinh, thế là đã có ngã tướng, không phải là Bồ Tát. Ấy là thế nào?

Phật nói:

- Tu Bồ Đề! Chỉ có sự thanh tịnh, gọi là Bồ Tát, thật không có pháp gì khác mà gọi là Bồ Tát. Do đó, nên Như Lai tôi nói trong tánh không có bốn tướng, chơn tánh không không suốt suốt, chẳng những không chúng sanh, mà không có chỗ nào gọi là Bồ Tát, nên biết lại không có chỗ nào gọi là diệt độ.

Đức Phật lại dạy:

- Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát nói, ta sẽ trang sức nghiêm chỉnh cõi nước của Phật, ấy là còn trước có tướng, không được gọi là Bồ Tát. Vì lẽ đó mà Như Lai tôi nói trang nghiêm cõi Phật, chẳng phải trang nghiêm bên ngoài, chẳng qua là trang nghiêm giả danh mà thôi.

Đức Phật lại dạy thêm:

- Tu Bồ Đề! Nếu buông bỏ đại triệt đại ngộ, nhơn không pháp không, rỗng nhiên vô ngã, thân ta đã không làm gì có tâm trang nghiêm độ sanh. Như thế thật là Bồ Tát.

Thơ 17:

Tu Bồ Đề bạch Phật thương,

Làm sao an trụ, khỏi vương vọng trần?

Phật dạy giải toải dần dần,

Rồi mới đi đến toàn phần chứng chơn.

Xưa kia nhờ đó ta hơn,

Nhiên Đăng thụ ký, Năng Nhơn ta bà,

Tâm ai còn chấp Phật Đà

Vô Thượng Chánh Đẳng ắt là khó thông!

Vì thế Phật nói chơn không,

Khiến cho sinh chúng đại đồng thân tâm,

Loài người, cõi Phật thậm thâm,

Bồ Tát thông đạt muôn năm độ đời!
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương