Cau Chuyen Triet Hoc ns tri Hai Dich



tải về 2.14 Mb.
trang6/104
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích2.14 Mb.
#37967
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   104

V. VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ


Công bằng sẽ là một vấn đề giản dị nếu con người cũng giản dị. Platon tưởng tượng như sau: Trước hết chúng ta thử hình dung nếp sống của một xã hội giản dị. Người ta sẽ sản xuất lúa, rượu, áo quần, dày dép, nhà cửa. Họ sẽ làm việc lưng trần và chân không trong mùa hạ, mang giày và áo ấm trong mùa đông. Họ tự nuôi sống bằng lúa mì, xay bột và nướng bánh, họ ngồi ăn trên chiếu hoặc trên lá, ngả lưng vào giường hoặc vào thân cây. Họ ăn uống với gia đình, uống rượu do họ tự làm lấy, mang những vòng hoa trên đầu, hát những điệu ca tụng thần linh, sống trong sự hoà nhã êm ái không để cho nhân khẩu trong gia đình vượt quá phương tiện sinh nhai vì họ biết lo xa, sợ nghèo đói và chiến tranh... Lẽ cố nhiên họ có những món ăn ưa thích: trái ô liu, phó mát, hành, su và những thứ rau khác; họ tráng miệng bằng xoài, mận, đào, họ nướng những loại bánh và uống rượu có chừng mực. Với những món ăn như vậy họ có thể sống an nhàn cho đến tuổi già và để lại cho con cháu một đời sống cũng an nhàn.

Chúng ta hãy để ý đến sự kiểm soát sinh sản, sự ăn chay và sự sống theo thiên nhiên mà các huyền thoại Do thái dùng để tả thiên đường. Toàn thể đoạn văn làm chúng ta liên tưởng đến triết lý của Diogène khuyên ta nên trở về sống với thú vật bởi vì chúng nó sống yên ổn.

Chúng ta cũng còn liên tưởng đến các lý thuyết của Saint Simon, Fourrier, William Morris và Tolstoi. Nhưng Platon có phần hoài nghi hơn những tác giả ấy, ông không đi sâu vào vấn đề: tại sao một đời sống gần như thiên đàng không bao giờ đến với nhân loại ? Tại sao những tiểu quốc thuộc loại Utopia chưa bao giờ nằm trên bản đồ ?

Platon trả lời: Đó là tại lòng tham và sự xa hoa. Con người không chịu bằng lòng với một đời sống giản dị, họ luôn luôn muốn chiếm đoạt, muốn ao ước, muốn ganh đua, muốn ghen ghét. Họ sẽ bất mãn với những gì họ có và chạy theo những gì họ chưa có, họ chỉ muốn những cái gì thuộc về kẻ khác. Kết quả là sự xâm chiếm lãnh thổ kẻ khác, sự cạnh tranh giữa các nhóm để giành giựt tài nguyên và cuối cùng là chiến tranh. Nền kinh tế phát triển đem lại những giai cấp mới. "Tất cả những quốc gia đều gồm có hai quốc gia, quốc gia của những người nghèo và quốc gia của những người giàu, hai quốc gia xung đột nhau gay gắt. Nếu cho rằng đó chỉ là một quốc gia thì chúng ta lầm lỗi lớn". Một giai cấp thương gia trỗi dậy muốn dùng tiền của để chiếm địa vị và cổ võ sự tiêu thụ hàng hoá. "Chúng nó sẽ tiêu những số tiền lớn để các bà vợ trang sức". Những sự thay đổi trong việc phân phối lợi tức gây nên những sự thay đổi về mặt chính trị : khi lợi tức của bọn thương gia vượt quá lợi tức của bọn địa chủ, chính thể phú nông nhường chỗ cho chính thể phú thương. Lúc đó sự phối hợp các lực lượng xã hội và sự điều chỉnh chính sách quốc gia, nói tóm là nghệ thuật trị nước được thay thế bằng những thủ đoạn chính trị phát xuất từ những đảng phái và sự háo danh lợi.

Tất cả những chính thể quốc gia đều có khuynh hướng tự đào thải khi đi vào con đường quá khích. Chính thể quý tộc tự đào thải khi thu hẹp số người nắm giữ quyền hành, chính thể dân chủ tự đào thải vì lòng tham giành giựt danh lợi. Trong cả hai trường hợp thế nào cũng đi đến cách mạng. Khi cách mạng xảy đến, người ta có cảm tưởng rằng nguyên do là những biến cố nhỏ nhặt, sự thật thì cách mạng là hậu quả của vô số lỗi lầm chồng chất lại. "Khi một cơ thể đã suy yếu, những nguyên do rất tầm thường cũng có thể đem đến bệnh tật. Khi chính thể dân chủ đến, kẻ nghèo chiến thắng đối thủ của họ, tàn sát một số, trục xuất một số và cho tất cả mọi người những quyền hành và tự do bình đẳng".

Nhưng chính thể dân chủ tự huỷ vì quá dân chủ. họ muốn rằng tất cả mọi người đều có quyền tham gia chính phủ và ấn định đường lối quốc gia. Mới xem qua thì đó là một lý tưởng quá tốt đẹp, nhưng thực ra nó trở nên vô cùng nguy hiểm vì dân chúng không được giáo dục để có thể lựa chọn người tài giỏi ra cầm quyền và ấn định đường lối thích hợp nhất. "Dân chúng không có kiến thức, họ chỉ lập lại những điều gì nhà cầm quyền nói với họ". Muốn ủng hộ hoặc đả phá một học thuyết, chỉ cần soạn những vở kịch trong đó những học thuyết kia được đem ra chỉ trích hoặc cổ võ trước công chúng. Để cho dân chúng cầm quyền không khác gì cho con thuyền quốc gia lướt trong vùng bão tố, miệng lưỡi của bọn chính trị gia làm nước nổi sóng và lật hướng đi của con thuyền. Không chóng thì chầy, một chính thể như vậy sẽ đi vào con đường độc tài. Dân chúng rất ưa những lời nịnh hót, những kẻ khôn ngoan và vô liêm sỉ tự gán cho mình cái danh nghĩa bảo vệ dân chúng rất có cơ hội cầm quyền tối cao.

Càng nghĩ đến vấn đề này, Platon càng kinh ngạc về sự điên rồ khi giao cho quần chúng trọng trách chọn người cầm giềng mối quốc gia, đó là chưa nói đến những thế lực kim tiền núp sau sân khấu chính trị dân chủ để điều khiển những chính quyền bù nhìn. Platon phàn nàn rằng đối với một việc nhỏ như việc đóng giày, người ta còn phải lựa chọn những người thợ chuyên môn, tại sao trong lãnh vực chính trị là một lãnh vực trọng đại, người ta có thể tin tưởng rằng bất cứ kẻ nào chiếm được nhiều phiếu đều biết cách trị nước an dân. Khi chúng ta bị bệnh, chúng ta mời đến một y sĩ lành nghề đã trải qua nhiều năm đèn sách và thực tập, chúng ta không mời những y sĩ đẹp trai nhất hoặc những y sĩ miệng lưỡi nhất. Thế thì tại sao khi quốc gia lâm nguy, chúng ta không tìm đến những người khôn ngoan nhất, đức hạnh nhất ? Tìm ra một phương pháp để loại bỏ bọn bất tài và bịp bợm ra khỏi chính phủ, chọn lựa những kẻ tài cao đức trọng, đó là vấn đề chính của triết lý chính trị.

---o0o---




tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   104




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương