Cao đẲng phát thanh – truyền hình khoa cơ BẢN 000 tiểu luận học phầN : pháp luậT ĐẠi cưƠNG



tải về 99.96 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu20.03.2022
Kích99.96 Kb.
#51325
1   2   3   4   5
Tiểu-luận-PLDC (2)

Hình thức xử phạt:

  • Các hình thức xử phạt cơ bản bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, hay các phương tiện được sử dụng để thực hiện các hành vi VPHC và trục xuất.

  1. Cảnh cáo: ( Điều 22- Luật xử lý VPHC 2012)

Theo quy định của Điều 21, “Cảnh cáo” là 1 trong những hình thức xử phạt tương đối nhẹ và được áp dụng phổ biến hiện nay.

Theo Điều 22 – Luật Xử lý VPHC quy định: “ Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC không quá mức nghiêm trọng, sẽ được giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, có thể lời cảnh cáo sẽ dành cho những đối tương chưa đue tuổi thành niên từ 14 tuổi – 16 tuổi gây ra.

Những đặc điểm nổi bật của Cảnh cáo như sau:


  • Thứ nhất, lời cảnh cáo chỉ áp dụng cho hình phạt chính mà không được áp dụng cho hình phạt bổ sung thêm.

  • Thứ hai, hình thức xử phạt được chia theo 2 trường hợp:

+ TH1: Đối với những đối tượng đủ 16 tuổi trở lên thực hiện những hành vi VPHC sẽ được xử phạt Cảnh cáo nếu mức độ theo 3 điều kiện: (1) VPHC không quá nghiêm trọng; (2) VPHC có tình tiết giảm nhẹ; (3) VPHC những hành vi thuộc quy định của pháp luật sẽ được áp dụng hình thức xử phạt là Cảnh cáo.

+ TH2: Đối với những đối tượng chưa đủ tuổi thành niên từ 14-16 tuổi thực hiện gây ra. Đối với trường hợp này, dù cho họ có thực hiện những hành vi VPHC có nghiêm trong như thế nào thì người có thẩm quyền cũng sẽ đều áp dụng hình thức xử phạt Cảnh cáo đối với những đối tượng trên mà sẽ không áp dụng những hình thức xử phạt khác. Bởi vì điều này nhằm đảm bảo việc bảo vệ những mầm non của Đất nước, bảo vệ trẻ em được Nhà nước, Pháp luật và Xã hội bảo vệ đặc biệt. Để tạo ra những lứa tuổi giúp ích cho xã hội trong tương lai.



  • Thứ ba, Hình thức xử phạt được quyết định bằng văn bản mà không bị lập biên bản, đây được coi là 1 thủ tục đơn giản. Và điều này phải được đảm bảo rằng hình thức xử phạt bằng văn bản dưới dạng quyết định xử phạt chứ không phải hình thức bằng lời nói “ bằng miệng”. Vì thế sẽ làm cho giá trị của pháp lý không có hiệu lực và không được coi là xử phạt Cảnh cáo.

  • Thứ tư, xử phạt Cảnh cáo là hình thức nhằm mục tiêu để giáo dục 1 phần ý thức chấp hành luật của những chủ thể VPHC. Giúp cho những chủ thể biết chấp hành phấp luật hơn trong tương lai.



  1. Phạt tiền: ( Điều 23 và 24 – Luật xử lý VPHC 2012)

  • Hình thức phạt “ tiền” được xem là hình thức dễ dàng, phù hợp để áp dụng cho các cá nhân hay tổ chức khi có hành vi VPHC và nó là hình thức có tính khả thi cao.

  • Mức tiền phạt trong Luật Xử lý VPHC được nâng lên so với những quy định trước. Những mức phạt tiền khác nhau với những hành vi vi phạm khác nhau. Nó có thể dao động từ 50.000 đồng- 2.000.000 đồng tùy vào các mức vi phạm khác nhau. Và 1 phần là do tính đặc thù của VPHC trong lĩnh vực thuế, sở hữu nhân tạo, an toàn thực phẩm, hàng hóa, chứng khoán,...do tính cạnh trah giữa các lĩnh vực khác nhau, do đó mức phạt không bị Luật Xử lý VPHC khống chế. Những mức phạt sẽ được căn cứ và dựa trên số tiền của mỗi cá nhân hay đơn vị tổ chức VPHC hoặc được lợi từ hành vi vi phạm sẽ được quy ra số tiền phạt tương ứng.

  • Luật Xử lý VPHC còn quy định rằng “ ...đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự; an toàn xã hội” ( Khoản 1 Điều 23)

  • Ngoài ra, đối với sự đa dạng về cách thức quy định về mức tiền phạt để đảm bảo điều đó sẽ phù hợp với cac tính chất của VPHC trong lĩnh vực quản lý của Nhà nước. Điều đó cho phép người có thẩm quyền xẻ phạt có thể quyết định chính xác đối với những chủ thể VPHC và sự phù hợp với mức độ của các hành vi VPHC mà họ thực hiện và gây ra.

  1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời gian hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: ( Điều 25- Luật xử lý VPHC 2012)

Có lẽ đây là mức xử phạt tương đối nặng đối với những chủ thể VPHC. Hình thức xử phạt này áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức khi vi phạm ở mức nghiêm trọng liên quan đến những thông tin được ghi chép trong giấy tờ, sổ sách, chứng chỉ hành nghề. Một khi những cá nhân, tổ chức vi phạm ở mức độ này sẽ có 2 điểm thay đổi vô cùng quan trọng đó là:

  • Thứ nhất, Khi bị tước đi giấy phép, chứng chỉ hành nghề Luật còn quy định theo 2 trường hợp sau:

+ TH1: Chủ thể khi VPHC ở mức độ này chỉ bị đình chỉ 1 phần hoạt động gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng gây ra thêm các VPHC khác liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường sống của con người và cơ sở sản xuất, kinh doanh,...theo quy định của pháp luật phải có giấy phép đầy đủ.

+ TH2: Có thể bị đình chỉ 1 phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật nếu không có giấy phép chứng thực đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật. Và những hoạt động đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường đối với tính mạng, sức khỏa, sự an toàn cho con người, làm rối loạn an ninh trật tự và an toàn môi trường.



  • Thứ hai, thời hạn cho việc tước quyền sử dụng, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khoảng từ 1 tháng đến 24 tháng tùy theo mức độ của chủ thể gây ra. Thời gian có hiệu lực từ ngày quyết định xử phạt được pháp luật đưa ra có hiệu lực thi hành. ( Mục 3 Điều 25- Luật xử lý VPHC 2012 được sửa đổi vào năm 2020)

Các Luật xử lý VPHC luôn đảm bảo tương xứng với tính chất và mức độ của từng hành vi vi phạm. Đảm bảo quyền và lợi ích cho các cá nhân, tổ chức với các xu thế phát triển của xã hội và Đất nước trong tương lai.

  1. Tịch thu tang vật VPHC, phương diện được sử dụng để VPHC ( tang vật, phương tiện VPHC): ( Điều 26- Luật xử lý VPHC 2012)

Trong Điều 26 Luật xử lý VPHC đưa ra quy định “ Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC là việc sung vào ngân sách Nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC, được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”.

Hình thức xử phạt có những đặc điểm cần lưu ý như sau:



  • Thứ nhất, Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC được áp dụng trong xử phạt chính và đồng thời được cả trong xử phạt bổ sung. Và đây chính là sự khác biệt trong Luật xử lý VPHC năm 2012 so với Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 ( được sửa đổi và bổ sung vào các năm 2007, 2008)

  • Thứ hai, đối vơi snhunwgx vi phạm ở mức nghiêm trong hơn việc thu các tang, vật chứng của cá nhân, tổ chức cũng bị mở rộng phạm vi hơn. Hình thức này làm tước quyền sở hữu của chủ thể VPHC đối với vật, tiền, hàng hóa,...chuyển sang thành quyền sở hữu cửa Nhà nước.

  • Thứ ba, đối vơi sự cố ý gây ra vi phạm của các cá nhân, tổ chức thì hình thức xử phạt xe không áp dụng theo hình thức xử phạt của tội vô ý gây VPHC.

Khi thực hiện thu các tang, vật chứng theo quy định của pháp luật khi chủ thể vi phạm hành vi VPHC thì vấn đề có tính pháp lý quan trong là sự phân biệt giữa tang vật và phương tiện. Về việc xử lý các tăng vật, phương tiện VPHC khi bị tịch thu sẽ được Nhà nước thực hiện theo quy định tại điều 82 của Luật này.

  1. Trục xuất: ( Điều 27- Luật xử lý VPHC 2012)

  • Đây có lẽ là hình phạt dành cho nhưngc người thuộc quốc tịch của nước khác. Khi vi phạm những điều pháp luật quy định ở Việt Nam họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong Luật này là không xác định rõ ràng đối tượng người nước ngoài gây ra những hành vi VPHC trong lĩnh vực nào, mang tính chất gì và mức độ nguy hiểm mà họ gây ra thế nào thì mới bị trục xuất.

  • Về thẩm quyền, Luật xử lý VPHC đã trao quyền trục xuất cho các Giám đốc công an tỉnh và Cục trưởng Cục quản lí xuất, nhập cảnh thay cho thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ công an. Đối với quy định này được cho là khá hợp lý đối với thời điểm hiện tại, vì hiện nay có rất nhiều những nhà đầu tư từ nước ngoài đến nước ta đề cùng hợp tác, giac hữu với nhau, tạo ra những chính sách ưu đãi cho xã hội. Và nếu khi quyền trục xuất chỉ thuộc về Bộ trưởng Bộ công an thì sẽ tạo ra sự mẫu thuẫn với những quy định khác của pháp luật về hình thức, thủ tục,... về vấn đề trục xuất. Những vấn đề đó có thể sẽ gây trở ngại và khó khắn cho công tá quản lí người nước ngoài trong thời gian làm các thủ tục liên quan đến việc trục xuất họ khỏi lãnh thổ Việt Nam. ( Khoản 5,7 Điều 39- Lụt xử lý VPHC)

  • Đối với mỗi hành vi VPHC của các cá nhân, tổ chức chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể bị áp dụng 1 hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung theo quy định. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ đucojw áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

* Những trường hợp sẽ không bị xử phạt khi VPHC:

1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.




tải về 99.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương