Cơ sở pháp lý: Hiến Chương Liên hợp quốc



tải về 15.63 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2022
Kích15.63 Kb.
#51743
cong phap


Cơ sở pháp lý: Hiến Chương Liên hợp quốc (chương VI và VII)

Theo đó, Liên hợp quốc có thể xem xét áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo Chương VI của Hiến chương (như đàm phán, điều tra, thương lượng, hòa giải...) hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo Chương VII của Hiến chương nhằm khôi phục hòa bình, an ninh quốc tế.

Thông tin về hội đồng bảo an

Khái niệm: Hội đồng Bảo an (HĐBA) là cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc (LHQ), có nhiều quyền lực đặc biệt, nhất là về hòa bình, an ninh quốc tế, có ảnh hưởng và tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế.



  1. Sự ra đời

Theo Điều 24 Hiến chương LHQ, các nước thành viên LHQ trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm trong việc gìn giữ hào bình và an ninh quốc tế. HĐBA có thể áp dụng các biện pháp, khi cần thiết có thể sử dụng các biện pháp nhằm loại trừ các mối đ dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế

1/ các nước thành viên:

Gồm 15 nước trong đó 5 nước ủy viên thường trực và 10 nước thành viên ko thường trực

2/ Chức năng và quyền hạn

Chức năng:

HĐBA được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Theo Điều 39 của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe dọa đối với hoà bình, phá hoại hòa bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi chức năng này, Hội đồng Bảo an được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên Liên hợp quốc

Quyền hạn;

Những quyền hạn cụ thể giao cho Hội đồng Bảo an được quy định ở các chương VI, VII, XII của Hiến chương Liên hợp quốc.

3/ Cơ cấu tổ chức

Gồm các ủy ban và nhiều cơ quan


  • Các ủy ban thường trực

  • Ban Tham mưu quân sự

  • Ủy ban chống khủng bố

  • Ủy ban cấm vận

  • Các hoạt động và lực lượng gìn giữ hòa bình

  • Các lực lượng chính trị và kiến tạo hoà bình

  • Các ủy ban khác: như Ủy ban giám sát và thanh tra(UNM)(1999)

  • Các tòa án quốc tế

  • Các tổ chức khác : như Cơ quan chỉ huy của LHQ tại bán đảo Triều Tiên(UNC) đươc thành lập theo nghị quyết 85(1950) của HĐBA

IICách thức hoạt động;

1 các phiên họp:Gồm họp chính thức, họp kín và trao đổi ko chính thức

2 tham gia phiên họp: Ngoài các thành viên Hội đồng Bảo an, bất cứ thành viên nào của Liên hợp quốc, hay một quốc gia nào không phải thành viên Liên hợp quốc, nếu là đương sự trong vụ tranh chấp mà Hội đồng Bảo an đang xem xét, cũng được mời đến tham dự nhưng không có quyền biểu quyết trong những cuộc thảo luận liên quan đến vụ tranh chấp ấy

3 Kết quả phiên họp:  Hội đồng Bảo an có thể thông qua những nghị quyết, khuyến nghị, hoặc đơn thuần chỉ là tuyên bố của chủ tịch. Hàng năm, Hội đồng Bảo an còn phải đệ trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc một bản báo cáo về công việc của mình để thành viên Hội đồng xem xét, thảo luận và đưa ra những khuyến nghị.

4 Bỏ phiếu

Mỗi thành viên Hội đồng Bảo an có một phiếu. Các quyết định liên quan đến thủ tục được thông qua với số phiếu thuận của ít nhất là 9/15 thành viên bất kể là thường trực hay không thường trực


5 Quyền phủ quyết:  thực hiện nguyên tắc nhất trí giữa năm nước ủy viên thường trực (tức Là việc một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có khả năng ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu chống của mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và không thường trực, bỏ phiếu tán thành)
 
tải về 15.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương