Báo cáo thực tậP 2 NƠi thực tậP: TÒA Án nhân dân thị XÃ BẾn cáT, TỈnh bình dưƠNG



tải về 114.33 Kb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu15.03.2024
Kích114.33 Kb.
#56844
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18
Bài báo cáo thực tập cơ sở 2
Bài báo cáo thực tập cơ sở 1

2.2.2 Thẩm quyền ly hôn


Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy việc giải quyết ly hôn của vợ chồng từng chuyển từ nhà thờ sang nhà nước. Nhà nước cần phải kiểm soát chấm dứt hôn nhân của vợ chồng bằng con đường ly hôn. Nhà nước kiểm soát ly hôn được thể hiện qua yếu tố việc ly hôn của vợ chồng chỉ được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu pháp luật không cho phép vợ chồng tự ý thiết lập quan hệ hôn nhân với nhau thì pháp luật cũng không thể cho phép họ được tự ý chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình. Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng có thể chấm dứt thông qua quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Việt Nam chỉ Tòa án nhân dân là cơ quan nhà nước duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn giữa vợ chồng. Việc pháp luật xác định chỉ Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết ly hôn được lý giải bởi lý do khi tiến hành giải quyết ly hôn tại Tòa án, Tòa án phải quyết định trên cơ sở tuân những quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc giải quyết việc dân sự trong việc giải quyết dân sự trong trường hợp thuận tình ly hôn và vụ án dân sự đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Điều này được coi là cần thiết trong việc xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia và hoạt động tố tụng của vụ việc. Việc chỉ Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xử việc ly hôn của vợ chồng dẫn đến việc đảm bảo không chỉ sự điều chỉnh của pháp luật của nhà nước đến việc giải quyết ly hôn cho các bên vợ chồng mà còn giúp thực hiện việc bảo vệ những quyền và lợi ích của mỗi bên vợ và chồng và các con chưa thành niên hoặc thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự của họ một cách tốt nhất.
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc của Tòa án trong quan hệ hôn nhân và gia đình, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự được chia làm hai trường hợp: những tranh chấp về hôn nhân và gia đình (hay còn gọi là vụ án dân sự); những yêu cầu về hôn nhân và gia đình (hay còn gọi là việc dân sự).
Yêu cầu công nhân thuận tình ly hôn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là việc dân sự căn cứ vào khoản 2 điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự
Điều 29: Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”
Tuy nhiên, pháp luật cũng đã quy định rõ ràng về việc phân cấp Tòa án xử lý các vụ ly hôn này. Căn cứ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 35 BLTTDS 2015; yêu cầu thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Khi đã có quyết định ly hôn, các cặp vợ chồng cần phải nộp hô sơ đúng nơi mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ, căn cứ theo Điểm h, Khoản 2, Điều 39 BLTTDS 2015; Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Vậy khi nói nến thẩm quyền ly hôn, cần phải căn cứ theo thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.

tải về 114.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương