BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 22 : Tiểu Kính Hổ Lần Ra Manh Mối



tải về 1.02 Mb.
trang25/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   40

Hồi 22 : Tiểu Kính Hổ Lần Ra Manh Mối


22.1. Lược truyện

- Tứ đại ác nhân vượt qua tứ đại hộ vệ Đại Lý đến Tiểu Kính Hồ để truy sát Đoàn Chính Thuần và gia đình của ông ta. Phó và Cổ hộ vệ bị thương tích. 

- Chữ hộ vệ thì bị A Tử, con gái của Nguyễn Tinh Trúc và Đoàn Chính Thuần bó trong một tấm lưới mỏng, danh dự hảo hán bị tổn thương. 

- Cả tập đoàn của Đoàn hoàng gia tập họp ở Tiểu Kính Hồ, có mặt cả A Châu và Kiều Phong vừa đến theo yêu cầu của hảo hán họ Phó. Bấy giờ Aùc Quán mãn Doanh Đoàn Diên Khánh xuất hiện trước Đoàn Chính Thuần. Chữ hộ vệ liều mạng đánh nhau với Đoàn Diên Khánh; sau 50 chiêu thì vong mạng. Đoàn Chính Thuần ra mặt sử dụng Nhất Dương chỉ để đối chiêu. 

- Thấy Đoàn Chính Thuần núng thế sắp nguy, Kiều Phong ứng cứu. Thấy chiêu thức của Kiều Phong quá mãnh liệt, không thể đối phó, bốn đại ác nhân liền thu chưởng rút êm. 

- Quan sát thấy bà Tinh Trúc và Đoàn hoàng gia nhìn xâu chuỗi vàng nơi cổ A Tử mà nhận ra là con đẻ, A Châu rất xúc động biết rằng chính nàng là con gái của hai người, và A Tử là em gái của nàng. A Châu xót xa nghĩ đến lời "phịa" của Mã phu nhân bảo cha nàng (Đoàn hoàng gia) là Thủ lãnh đại ca" và là kẻ thù không đội trời chung với Kiều Phong, vị hôn phu của nàng, nàng không dám tiết lộ thân phận, âm thầm tìm giải pháp vừa cứu cha vừa giúp Kiều Phong. 

- Nam Hải Ngạc Thần chưa rõ thần võ của Kiều Phong, trước khi đi còn dở thói vung vít, bị Kiều Phong xuất chưởng nhẹ nhàng đẩy ông ta xuống hồ nước và nhận chìm mấy lượt. Nam hải Ngạc Thần tâm phục ra đi... 

---o0o---



21.2. Ý kiến

Tác giả đã dựng nên nhân vật Đoàn Chính Thuần rất đặc biệt, với các nét đặc thù đáng được suy gẫm như: 

- Ông ta là một Hoàng thân Đại Lý có ảnh hưởng rất lớn đối với Hoàng gia và nhân dân Đại lý. 

- Ông vừa là một cao thủ của giang hồ, thường xử sự theo lề luật giang hồ. 

- Ông giao dịch rộng rãi khắp toàn cõi trung Quốc, mối quan hệ giao dịch như là mối quan hệ Quốc tế ngày nay. 

- Ông vừa là một nhà lãnh đạo có năng lực, vừa là nhà ngoại giao có mối liên hệ tốt đẹp với Cái Bang và Thiếu Lâm tự ở Trung Nguyên, với Thiên Long tự ở Đại Lý, và với quần hào khắp chốn giang hồ. 

- Ông là người đa tình, có nhiều mối liên hệ tình cảm khắp nơi để lại nhiều rối rắm về sau, nhiều ân oán giang hồ. 

Những gì xảy đến với ông như là biểu hiện mối tương quan nhân duyên trùng trùng của vạn hữu. Rối rắm nhất là mối tình cảm giữa ông và Mã phu nhân (thời con gái). Ông không lường trước được những phiền phức đến từ các mối liên hệ đó. Mà cũng không thể có ai có thể tính được cái liên hệ của một hiện hữu. Ai có thể ngờ được chính sự hỡi hờ tình cảm của ông đối với Mã phu nhân đã đẩy phu nhân (thời con gái) đến quyết định làm vợ Mã phó bang Chủ Cái Bang? Và ai có thể ngờ được chỉ vì sự hờn ghen, căm tức của Mã phu nhân trước thái độ tự chủ của Kiều Phong trước các nhan sắc lại có thể là một nguyên nhân lớn quấy động cả Cái Bang và toàn cõi giang hồ? 

Câu chuyện tình cảm, tính khí của Mã phu nhân chỉ là một câu chuyện đời bình thường, vậy mà tác giả thuật lại như là đang giới thiệu về sự thật trùng trùng Duyên Khởi của giáo lý nhà Phật. Thật là ý vị và bất ngờ !

---o0o---


Hồi 23 : Chưa Vui Sum Họp Đã Sầu Chia Ly


23.1. Lược truyện

- Tiêu phong cứu Đoàn Chính Thuần, các hộ vệ đại thần đi theo hoàng thân, và toàn gia quyến khỏi sự truy sát của tứ đại ác nhân. Đoàn Chính Thuần trân trọng bày tỏ lòng biết ơn. 

- Sau lời phịa của Mã phu nhân về Thủ lĩnh đại ca, Tiêu Phong vì lịch sự đã đặt ra các câu hỏi không rõ ràng về việc làm lỗi lầm trong quá khứ của ông ta (ý Tiêu Phong ám chỉ vụ án Nhạn Môn Quan), Đoàn Chính Thuần đã chân thành nhận lỗi (ý của Đoàn Chính Thuần là chỉ về lỗi không quan tâm đến các người yêu và các người con riêng của ông) điều này khiến Tiêu Phong biết chắc Đoàn Chính Thuần là Thủ lĩnh đại ca, nên dù lòng cảm mến nhân cách của Đoàn Chính Thuần cũng khó có thể bỏ qua mối thù nhà, Tiêu Phong đã hẹn gặp riêng (chỉ cá nhân ông với Tiêu Phong) ông vào giữa đêm ở chiếc cầu đá ở Tiểu Kính Hồ, Đoàn Chính Thuần vui vẻ nhận lời. 

- A Châu biết rõ là Tiêu Phong sẽ đòi đối chiêu để giải quyết mối huyết thù, và cha nàng sẽ chết mất. Nàng đau buồn tránh mặt Tiêu Phong trong một lúc hóa trang thành chàng, thân hành đến hủy hẹn với Đoàn Chính Thuần. Mặt khác, nàng hóa trang thành Đoàn Chính Thuần đến cầu đá đúng canh ba để chết thay cha nàng. 

- Tiêu phong bảo: nếu Đoàn hoàng gia chịu được ba chưởng của chàng thì sẽ xóa đi hận cũ, bởi lòng chàng cũng quý mến tính cách anh hùng của họ Đoàn. Vừa xuất chưởng thì A Châu đã ngã ra bất tỉnh, Tiêu Phong kinh ngạc nhìn kỷ mới biết là người yêu của chàng. Bấy giờ A Châu nói rõ sự tình và cầu mong chàng tha chết cho thân phụ nàng, rồi trút hơi thở sau cùng... 

- Tiêu Phong quá bàng hoàng, đau đớn bồng A Châu trở lại nhà bà Tinh Trúc để xin Đoàn hoàng gia đánh chết chàng. Tất cả đã ra đi... Nhìn nét bút của Đoàn Chính Thuần đề trên bức tranh còn để lại trên vách, Tiêu Phong nhớ rõ hoàn toàn khác với nét bút của Thủ lĩnh đại ca mà chàng đã xem trong bức thư gửi đến Uông bang chủ. Tiêu Phong ngồi lặng yên bên thi thể A Châu, đau buồn khôn tả... 

- Tinh Trúc và A Tử trở lại để lấy bức tranh quên bỏ sót lại, vừa lúc Tần Hồng Miên và Mộc Uyển Thanh đến tính sổ với bà. 

- Tiêu Phong điểm huyệt Tần Hồng Miên và Mộc Uyển Thanh để tránh sự quấy nhiễu chàng; chàng mai táng A Châu... 

- Sau một hồi lời qua tiếng lại, Tinh Trúc và Tần Hồng Miên bỗng trở thành bạn, cùng tính chuyện đối phó với Khang Mẫn (tức Mã phu nhân, tình địch). 

- Chu Đan Thần mật báo cho Tinh Trúc hay rằng Đoàn hoàng gia bận theo dõi hành tung của Mộ Dung Phục, sẽ trở lại muộn hơn... 

- Tất cả, gồm Tiêu Phong, mỗi người có ý đồ riêng, theo sát dấu Chu Đan Thần để biết nơi ở của Đoàn Chính Thuần. 

Họ gặp nhau ở nhà Mã phu nhân, đứng ngoài nghe ngóng cuộc chuyện trò giữa họ Đoàn và Mã phu nhân. 

Tiêu Phong điểm huyệt tất cả, tự mình đến cạnh cửa sổ để nghe ngóng, theo dõi các diễn biến, bí mật của Mã phu nhân... 

23.2. Ý kiến 

Tiêu Phong và sự khác biệt văn hóa đối với Đoàn Dự: 

- Hai người kết nghĩa huynh đệ này đều là anh hùng, hảo hán, rất nhân ái, trung chính và hiệp nghĩa. 

- Tiêu Phong thì chịu ảnh hưởng rất ít giáo lý nhà Phật, chỉ học võ công từ các đại sư; lòng còn phân biệt thị, phi và chịu ảnh hưởng của Nho học Trung Nguyên: anh hùng, quân tử có hận thì phải rửa hận. 

- Đoàn Dự thì nặng tâm từ bi, lấy từ bi xóa bỏ hận thù; chàng chịu ảnh hưởng rất đậm văn hóa Phật giáo. 

- Tiêu Phong vì thế đã trải qua nhiều ngày tháng đau khổ vì thù nhà, nợ nước, dù tánh tình rất hào sảng. Đoàn Dự thì thênh thang tiếu ngạo, chỉ giúp đời mà không chuốc hận. 

Qua cuộc đời của hai hảo hán ấy, độc giả có thể dễ dàng nhận ra nét tích cực xây dựng cuộc đời của giáo lý, văn hóa nhà Phật, một nét tích cực đáng được xiễn dương mà tác giả Kim Dung nhằm giới thiệu.  

---o0o---



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương