Bài tập vè biện pháp tu từ Bài tập 1: Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học? Gợi ý



tải về 26.81 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu09.12.2023
Kích26.81 Kb.
#55933
1   2   3
BAI TAP CAC BIEN PHAP TU TU

Bài tập 7: xác định các biệp pháp tu từ từ vựng trong các ví dụ sau:
- Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
- Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao dời
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người, người xa.
- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
- Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng uốn gối gánh hai ...hạt vừng.
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ cú pháp trong bài ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Bài tập 8:

  1. Viết 4 câu, sử dụng 4 biện pháp tu từ

  2. Chỉ ra tác dụng và biện pháp tu từ của nó :

1. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhềm mắt cháu
Nhớ lại đến giờ sông mũi còn cay.
( Bếp lửa – Bằng Việt )
2. Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải )
3. Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
c. Sưu tập một số ca dao có các biện pháp tu từ đã học ( ít nhất là 5 bài ).
Bài tập 10: Tìm hiểu ý nghĩa của từ Miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là ẩn dụ và thuộc kiểu ẩn dụ nào ?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
( Viễn Phương )

  1. Gửi miền Bắc long miền Nam chung thuỷ

Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.
( Lê Anh Xuân)

  • Miền Nam (a) : Là tên gọi địa lý, chỉ một vùng.

  • Miền Nam (b) : chỉ những người sống ở vùng đó- Trường hợp này là hoán dụ ( Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng)


tải về 26.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương