Bài tập tình huốNG



tải về 181.93 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích181.93 Kb.
#51018
1   2   3
BÀI-TẬP-TÌNH-HUỐNG-PLDC-2

GỢI Ý:  

Di sản của bà B là 500 triệu 

Mỗi suất thừa kế theo pháp luật của bà B là 125 triệu (chia cho cụ G – mẹ bà B, ông A 

– chồng, hai con C và D) 

Cụ G, ông A và C mỗi người được hưởng 83.33 triệu 

Phần tài sản của D đáng ra được nhận nếu còn sống là 250 triệu, tuy nhiên D đã chết 

vào thời điểm mở thừa kế của bà B nên phần tài sản đó sẽ được chia cho các con của D (theo 

điều 652 BLDS) => F,G,H mỗi người được hưởng 83,33 triệu 

 

Câu 4: Ông A có khối tài sản riêng trị giá 3,6 tỷ đồng. Ông A làm di chúc chia cho bà 

B (vợ ông) và 3 con là C,D,E mỗi người 400 triệu; còn lại 2 tỷ đồng để cho Hội chữ thập đỏ. 

Năm 2017, ông A chết chia di sản của ông A. Chia di sản của ông A. Biết, ông A và bà B 

không có tài sản chung nào 



GỢI Ý 


 

Mỗi suất thừa kế theo pháp luật của ông A là 900 triệu (chia cho vợ, và ba người con) 

Bà B được ông A di chúc lại cho hưởng 400 triệu, ít hơn 2/3 của một suất thừa kế, nên 

bà B được hưởng = 600 triệu 

3 người con C,D,E mỗi người 400 triệu 

Số tiền còn lại dành cho Hội chữ thập đỏ = 1.800.000.000  

 

Câu 5: Ông A kết hôn hợp pháp với bà B sinh được 2 người con là C (sinh năm 1998) 

và D (sinh năm 2008). Năm 2019 ông A chết. Biết cha mẹ ông A còn sống; tài sản của hai vợ 

chồng ông A là 6 tỷ đồng. Chia thừa kế của ông A trong các trường hợp sau:  

1. Trước khi chết, ông A không lập di chúc.  

2. Ông A lập di chúc (di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật) để lại toàn bộ tài sản 

cho C và bố mẹ ông A từ chối nhận di sản. 



GỢI Ý: 

1.  Di sản của ông A là 3 tỷ 

Mỗi suất thừa kế theo pháp luật của ông A là 750 triệu (chia cho vợ là bà B, D, cha 

mẹ ông A) 

2.  Mỗi suất thừa kế theo pháp luật của ông A là 1 tỷ (chia cho vợ là bà B, hai con C 

và D) 


Bà B và D không được ông A cho hưởng di sản nên mỗi người nhận 2/3 suất của 

một người thừa kế theo pháp luật = 666,66 triệu 

Phần còn lại là của C và bằng 1,66 tỷ 

 

Câu 6: Anh Nguyễn Văn T là công nhân làm việc tại phân xưởng hàn của Công ty 

trách nhiệm hữu hạn PK.  Trong khi làm việc do không thực hiện đúng quy trình an toàn lao 

động mà Công ty đã quy định nên anh T đã để xảy ra một vụ cháy tại xưởng sản xuất. Đám 

cháy đã lan sang cả 2 nhà dân xung quanh, tuy không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại về 

tài sản cho 2 nhà dân là 140 triệu đồng, cho công ty là 18 triệu đồng . 

a. Trong trường hợp này ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những 

thiệt hại xảy ra cho các nhà dân xung quanh xưởng và cho công ty PK. Vì sao? 




 

b. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc những loại trách nhiệm pháp lý 

nào? Vì sao? 

a. - Trong trường hợp này công ty PK phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối 

với những thiệt hại xẩy ra cho các nhà dân xung quanh mặc dù anh T là người gây ra đám 

cháy nhưng anh T là công nhân của công ty. Việc anh T không tuân theo đúng quy trình an 

toàn lao động và gây ra vụ tai nạn trên đó cũng chính là lỗi của công ty PK trong việc quản lý 

người lao động. Công ty PK sẽ phải bồi thường thiệt hại cho những người dân có nhà bị cháy 

theo quy định tại Điều 597 của Bộ Luật Dân sự “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do 

người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã 

bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả 

một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”. Công việc mà anh T đang làm là thực hiện 

công việc của công ty PK chứ không phải công việc của riêng anh.  

- Anh T do không thực hiện đúng quy trình an toàn lao động nên đã để xảy ra một vụ 

cháy và làm thiệt hại đến cho một số nhà dân xung quanh. Anh T sẽ phải bồi thường những 

thiệt hại mà công ty PK bị ảnh hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 304 BLDS 2005 

“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện 

thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện 

hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi 

phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”. Anh T không chỉ phải bồi thường thiệt hại mà công ty PK 

phải bồi thường cho người dân có nhà bị cháy mà còn phải bồi thường cả những thiệt hại mà 

do việc thiếu trách nhiệm của anh làm ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. 

b. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty PK với những người dân có nhà bị 

ảnh hưởng bởi đám cháy là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì Trách nhiệm 

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng đối với những hành vi trái pháp luật gây thiệt 

hại khi xâm phạm các đối tượng của các chủ thể khác nhau. Là cá nhân, đó là những thiệt hại 

phát sinh khi cá nhân đó xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, 

các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Trong trường hợp này, công ty PK phải bồi thường thiệt 

hại cho những người dân có nhà bị ảnh hưởng bởi đám cháy theo quy định tại Điều 598 

BLDS 2015. 

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của anh T với công ty PK là trách nhiệm dân sự do 

không thực hiện nghĩa vụ. Và cụ thể trong trường hợp này, anh T phải bồi thường thiệt hại 

cho công ty PK theo quy định tại khoản 1 Điều 358 BLSD. 

 



 

Câu 7: Nguyễn Văn T sinh ngày 14- 4-1996  bị bắt ngày 15- 4-2010 trên một chuyến 

xe khách khi trong hành lý mang theo hai bánh Hêroin ( mỗi bánh 500 gam). Hãy xác định 

tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T và hình phạt cụ thể áp dụng đối với T trong trường hợp 

này? Có gì khác nếu trong trường hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêroin? 



GỢI Ý 

a. Theo quy định của khoản 4 Điều 9 BLHS thì: “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 

tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của 

khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù 

chung thân hoặc tử hình.”. Mà tội phạm mà T thực hiện lại thuộc vào quy định tại điểm b 

khoản 4 Điều 250 BLHS. Và hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Như  vậy, 

theo tính chất của tội phạm thì tội phạm mà T thực hiện thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm 

trọng. Tuy nhiên, khi phạm tội thì T vừa mới đủ 14 tuổi. T vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, 

nhưng hình phạt mà T có thể phải chịu không quá 12 năm tù giam theo quy định tại khoản 2 

Điều 101 BLHS “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật 

được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất 

được áp dụng không quá mười hai năm tù” 

b. Hành vi phạm tội của T trong trường hợp này thuộc vào khoản 1 Điều 250 BLHS 

mà mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù giam. Theo quy định của khoản 2 Điều 9 

BLHS thì “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội 

lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 

năm đến 07 năm tù”. Theo tính chất của tội phạm thì tội phạm mà T thực hiện thuộc tội phạm 

nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS thì T không phải chịu 

trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội của mình gây ra. 

 

Câu 8: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc 

Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì đã 

vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Công ty PK phản đối quyết định này và đã gửi đơn 

để yêu cầu xem xét lại. 

a. Trong trường hợp này đơn khiếu nại của PK phải gửi đến cơ quan nhà nước nào  để 

đề nghị xem xét giải quyết? Vì sao? 

b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ( ở Mục a ) đó giải quyết mà Công ty PK 

vẫn phản đối thì  Công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan Nhà nước nào, theo thủ 

tục gì? Vì sao? 




 

GỢI Ý 

a.  Trong trường hợp này, đơn khiếu nạn của PK là khiếu nạn lần đầu. Và theo quy 

định tại Điều 7 Luật khiếu nại thì “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, 

hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp 

pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định 

hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án 

hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”. Như vậy, công 

ty PK không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H vì có 

căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích 

hợp pháp của cty PK thì cty PK sẽ làm đơn khiếu nạn đến Chủ tịch Ủy ban nhân 

dân quận H người đã ra quyết định đó. 

b.  Theo quy định tại Điều 7 Luật khiếu nại thì: “Trường hợp người khiếu nại không 

đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại 

không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực 

tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án 

hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”. Như vậy, trong 

trường hợp này công ty PK có 2 sự lựa chọn:  

Thứ nhất: Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án  

Thứ hai: Công ty PK tiếp tục khiếu nạn lần 2 đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành 

phố Hà Nội  

 

Câu 9: Nguyễn Văn A sinh ngày 05.06.1991 rủ Nguyễn Văn B sinh ngày 15.10.1994 

đột nhập vào nhà ông C để trộm cắp tài sản. Ngày 20.10.2010 cả 2 tên cùng đột nhập vào nhà 

ông C và lấy đi số tài sản trị giá 20 triệu đồng. 

a. 


Hãy xác định ai là chủ thể của tội phạm trên? Vì sao? 

b. 


Có gì khác không nếu trong trường hợp này Nguyễn Văn B sinh ngày 

15.10.1995? 



GỢI Ý: 

a.  Chủ thể của tội phạm trên là Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B vì:  

+ Người thực hiện tội phạm được quy định trong BLHS 

+ Về độ tuổi: A và B đều đủ 16 tuổi nên đủ tuồi chịu trách nhiệm hình sự 

+ A và B đều cố ý thực hiện tội phạm 



 

+ Cả A và B tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đều có khả năng nhận thức 

được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. 

b.  Nếu như khi thực hiện hành vi phạm tội mà Nguyễn văn B mới đủ 15 tuổi thì: 

B chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội 

phạm đặt biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp này, B phạm tội thuộc điểm a khoản 

2 Điều 173 BLHS có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Mà theo quy định tại 

khoản 2 Điều 9 BLHS thì “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức 

độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này 

quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù”. Như vậy, trong trường 

hợp này do B khi thực hiện hành vi phạm tội chưa đủ 16 tuổi lại tội phạm mà B 

thực hiện thuộc tội phạm nghiêm trọng nên B không phải chịu trách nhiệm hình 

sự. 

 

Câu 10: Anh Bình là nhân viên lái xe của hãng taxi Sao Việt. Trong một ngày làm 



việc, anh Bình đã uống rượu say, điều khiển xe quá tốc độ quy định và gây ra một tai nạn. 

Hậu quả làm chị Hoa đi xe máy ngược chiều bị thương nhẹ, xe máy của chị Hoa bị hỏng, xe 

ô tô của hãng taxi Sao Việt bị xây xước. Trong tình huống này, hãy cho biết anh Bình phải 

gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào sau đây? Vì sao? 

a. Trách nhiệm hành chính? 

 

 



c. Trách nhiệm kỷ luật lao động? 

b. Trách nhiệm hình sự? 

 

 

d. Trách nhiệm dân sự? 



GỢI Ý: 

Trách nhiệm hành chính vì: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối 

với những cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính, xâm hại quy tắc quản lý nhà 

nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi anh Bình điều khiển xe máy xe khi uống 

rượu say và chạy quá tốc độ quy định nên gây ra tai nạn nên sẽ bị xử phạt theo quy định tại 

điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao 

thông đường bộ và đường sắt và Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 

Trách nhiệm dân sự mà cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì: 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng đối với những hành vi trái pháp 

luật gây thiệt hại khi xâm phạm các đối tượng của các chủ thể khác nhau. Là cá nhân, đó là 

những thiệt hại phát sinh khi cá nhân đó xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân 

phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Trong trường hợp này, điều khiển 

phương tiện giao thông sau khi sử dụng đồ uống có, không tuân thủ quy định của luật giao 



 

thông đường bộ nên gây tan nạn và dẫn đến chị Hoa bị thương nhẹ và xe của hãng taxi bị xây 

xước. Và anh Bình phải bồi thường thiệt hại cho chị C theo quy định tại Điều 589 và điều 

590 Bộ Luật Dân sự.  

 


tải về 181.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương