Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang48/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
cr

hjf\
TL\r»j
Yĩễri *
Thăng làm Chủ tịch nước^Nguyên Lương B|mg^Nguyên Hữu Thọ làm Phó Chủ tịch nươ£ỳTrường Chinh làm Chủ tịch^Quốc hội vàỹphạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội đã và thành lập ủy ban dự thảo . J JnQ Hiến pháp mới.
Theo chu trương của Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội đều được thống nhất cả nước với tên gọi mới: Mặt trận Tố quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Tồng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,...
Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước là một trong những thành tựu nổi bật, có ý nghĩa to lớn; là cơ sở để thống nhất nước nhà trên các lĩnh vực khác, nhanh chóng tạo ra sức mạnh toàn diện của đất nưó’c; là điều kiện tiên quyết đế đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó còn thể hiện tư duy chính trị nhạy bén của Đảng trong thực hiện bước chuyến giai đoạn cách mạng ở nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ỈV của Đảng vò quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ỉ976-1981
Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.008 đại biểu, thay mặt cho hơn 1,5 triệu đảng viên trên cả nước, có 29 đoàn đại biểu của các Đảng và tổ chức quốc tế tham dự.
Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng; quyết định dối tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và sửa đổi Điều lệ Đáng, bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết, bầu đồng chí Lê Duần làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đại hội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nýớc, khẳng ỗịnh thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nýớc mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc ta như một trong nhũng trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giói như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng, có tính thời đại sâu sắc.
Đại hội đã phân tích tình hình thế giới, trong nước vả nêu lên ba đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: “Mợ/ là, nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Hai ỉà, Tổ quốc ta đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi rất lớn, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra1. Ba là, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nưó‘c ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt”2.
Ba đặc điểm chỉ ra, Việt Nam có dủ điều kiện đi lên và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhưng dó là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong quá trình cách mạng. Trong ba đặc điểm trên, đặc điếm đầu tiên là lớn nhất, quy định nội dung, hình thức, bước đi của cách mạng xã hội chủ rmhĩa ở nước ta.
Đại hội xác định đưòng lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới của nước ta là: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con ngưòi mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tố quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của

  1. Qua hàng chục năm chiến tranh, đế quốc Mỹ ném xuống nước ta 7.850.000 tấn bom đạn, trong đó có 451.260 tấn chất độc hoá học, 338 tấn bom napan làm gần 2 triệu người bị chết, hon 2 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người, trong đó có khoảng 5 vạn trẻ em dị dạng do bị nhiễm chất độc màu da cam. Miền Nam dưới chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ với hậu quả về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội rất nặng nề. Ở miền Bắc hầu hết các thành phố, thị xã đều bị bom Mỹ tàn phá.

  2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đáng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 37, trang




nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”100. Trong đường lối chung thể hiện nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội ở nước ta gồm 4 đặc trưng cơ bản là xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất lớn, nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa; coi chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động là công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Đại hội xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bang ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp; kết họp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất; tăng cường quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác.
Phưong hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá (1976-1980) nhằm hai mục tiêu cơ bản và cấp bách là bảo đảm nhu cầu của đời sống nhân dân, tích luỹ để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; dẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn hoá mới; tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của các đoàn thể; coi trọng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội; coi trọng nhiệm vụ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng, củng cố quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia, đẩy mạnh hợp tác với Liên Xô; nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thẳng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân ra sức lao động sáng tạo để “xây dựng lại đất nưó’c ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại hội lần thứ IV của Đảng còn bộc lộ một số hạn chế như: Chưa tổng kết kinh nghiệm 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong điều kiện thời chiến, vừa là hậu phưong, vừa là tiền tuyến, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, vừa làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. Trong điều kiện đó không thể áp dụng đầu đủ các quy luật kinh tế, không thể hạch toán kinh tế mà tất yếu phải thực hành chính sách bao cấp để đáp ứng yêu cầu tất cả đế đánh tháng giặc Mỹ xâm lược. Trong điều kiện đó, chưa phát hiện những khuyết tật của mô hình chủ nghĩa xã hội đã bộc lộ rõ sau chiến tranh. Việc dự kiến thời gian hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế của đất nước từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 20 năm đế kết thúc thời kỳ
quá độ; việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực tế... là những chủ trương nóng vội, thực tế đã không thực hiện được.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Ban Chấp hành Trung ương đã họp nhiều lần, tập trung chủ yếu vào chỉ đạo phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và phân phối lưu thông.
Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) được là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”. Theo đó, Hội đồng Chính phủ ra quyết định (10-1979) về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hoá được miễn thuế, trả thù lao vả được sử dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do dưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường.
Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán. Chủ trương đó được nông dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng. Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm thời kỳ 1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981-1985; những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể.
Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1- 1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Những chủ trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%.
Tháng 9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo thảo luận Dự thảo Hiến pháp mới của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyết định những biện pháp bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua.
Sau 30 năm chiến đấu liên tục để giành độc lập, tự do cho Tồ quốc, nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam là hoà bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ để xây dựng đất nước. Song chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã cấu kết vói nhau ra sức



chống phá, buộc Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc.


Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước láng giềng cùng trên bán đảo Đông Dương, cùng dòng sông Mê Công, cùng kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1975. Đoàn kết ba nước Đông Dương đã trở thành truyền thống tốt đẹp, là quy luật phát triển của từng nước và của cả ba nước.
Từ tháng 4-1975, tập đoàn Pôn Pốt đã thi hành chính sách diệt chủng ở Campuchia và tăng cường chống Việt Nam. Ngày 3-5-1975, chúng cho quân đổ bộ chiếm Thổ Chu, Phú Quốc, sau đó tiến hành hàng ngàn vụ tấn công lấn chiếm đất đai, giết hại nhân dân Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam bằng những hình thức vô cùng dã man. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán ở bất cứ cấp nào, thời gian nào, ở mọi nơi đế giải quyết xung đột nhưng tập đoàn Pôn Pốt đều từ chối. Cuối tháng 12- 1978, chính quyền Pôn Pốt huy động tổng lực tiến công xâm lược quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam với mục tiêu nhanh chóng tiến sâu vào nội địa Việt Nam.
Để bảo vệ độc lập và chủ quyền Tổ quốc, quân và dân Việt Nam đã đánh trả, tiến công đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi. Thế theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 26-12-1978, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp và giúp đỡ Campuchia tổng tiến công, đến ngày 7-1-1979 giải phóng Phnôm Pênh, đánh đố chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ngày 18-2-1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Theo Hiệp ước, quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia đế giúp bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hồi sinh đất nước. Hành động đó của Việt Nam là chính nghĩa và cũng xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng được ghi nhận trong Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc và đã được nhân dân Campuchia và thế giới ghi nhận.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong lịch sử cách mạng, hai Đảng và nhân dân hai nước đã đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược và chống Mỹ, cứu nước (1945-1975), nhân dân Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác dã dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Năm 1978, Trung Quốc tuyên bố rút chuyên gia, cắt viện trợ cho Việt Nam, liên tiếp lấn chiếm dẫn đến xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam từ năm 1978 đã làm cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam xấu di rõ rệt. Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giói nước ta từ Lai Châu đến Quảng
Ninh, gây ra những thiệt hại rất nặng nề. Ngày 5-3-1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viện toàn quốc. Quân dân Việt Nam, nhất là quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc, được nhân dân thế giới ủng hộ đã kiên cường chiến đấu bảo vệ dất nước. Ngày 5-3- 1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân, nhưng chưa từ bỏ hoạt động chống phá trên tuyến biên giới, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân, dân ta vẫn diễn ra trong nhiều năm sau đó, đặc biệt là trên mặt trận VỊ Xuyên, Hà Giang ngày 12-7-1984. Từ ngày 18-4-1979 về sau, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán, từng bước giải quyết những tranh chấp về biên giới lãnh thổ và các vấn đề khác, khôi phục hoà bình, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
Đồng thời, quân dân cả nước cũng đấu tranh thắng lợi lảm thất bại âm mưu, hoạt động phá hoại của lực lượng phản động FULRO vũ trang ở Tây Nguyên, lực lượng lưu vong vũ trang xâm nhập về nước, bảo vệ vững chắc mọi thành quả của cách mạng.
Sau 5 năm 1975-1981, quân dân cả nước đã giành được thành tựu thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh biên giới và đã khắc phục một phần hậu quả chiến tranh và thiên tai liên tiếp gây ra. Các tỉnh phía Nam đã cơ bản việc xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của đế quốc, phong kiến. Ở miền Bắc, bước đầu có sự cải tiến dưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn với các đội chuyên, làm khoán. Tuy nhiên, kết quả nhìn chung đã không đạt chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra: lưu thông, phân phối rối ren, giá cả tăng vọt, nhập khẩu tăng gấp 4-5 lần xuất khẩu. Đời sống của nhân dân, cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang rất khó khăn. Từ cuối năm 1979, ở một số địa phương miền Bắc đã xuất hiện hiện tượng “xé rào”, ”khoán chui”. Ở miền Nam, việc thí điểm hợp tác xã diễn ra phức tạp, lúng túng...
Những khó khăn trên có nguồn gốc sâu xa từ nền kinh tế thấp kém, thiên tai nặng nề liên tiếp xảy ra, chiến tranh biên giới và chính sách cấm vận, bao vây, cô lập của Mỹ và các thế lực thù địch. Tuy nhiên về chủ quan, do những khuyết điểm, sai lầm của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo và quản lý kinh tế, xã hội làm trầm trọng thêm những khó khăn trên. Ban Chấp hành Trung ưong Đảng đã tự phê bình về những khuyết điểm và sai lầm của đó trước Đại hội V của Đảng.


  1. tải về 1.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương