Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang60/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Đại hội nhấn mạnh:
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Đổi mới đồng bộ, phù họp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cồng bằng, văn minh”. Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất với nền kinh tế thị trưòng định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế dộc lập, tự chủ ngày càng cao.
Ba đột phá chiến lược: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đắng và cải cách hành chính. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đối mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Định hướng phát triển kinh tế-xã hội: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường; hoàn thiện bộ máy nhà nước, chuyến mạnh về cải cách hành chính;
đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ mcáy nhà nước.
Đại hội XI đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội X; nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và nêu ra những kinh nghiệm mới: Một là, trong bất kỳ điều kiện, tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hai là, phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững. Ba là, phải coi trọng việc kết họp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bốn là, chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ dạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo.
về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức, coi trọng bảo vệ môi môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng; thực hiện có hiệu quả tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; thực hiện nhất quán là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh dạo và sức chiến đấu của Đảng.
Trong 5 năm 2011-2016, Trung ương Đảng đã tập trung chỉ đạo thực hiện những vấn đề quan trọng, nổi bật:
Trước thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang lả điểm nghẽn của quá trình phát triển; thực hiện một trong những đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Hội nghị Trung ương 4 (1-2012) chủ trương xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhàm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 \ Trung ương nhấn mạnh quan điểm: Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà 115
đầu tư nước ngoải vào phát triến kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đối khí hậu.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX (3-2003), việc thực hiện chính sách, pháp luật về dất dai đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai. Việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp. Hội nghị Trung ương 5, khóa X (5- 2012)1 đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân ta; quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng đất được Nhà nước giao dất, cho thuê đất để sử dụng ốn định lâu dài hoặc có thời hạn. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất dai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân. Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Chính sách, pháp luật về đất đai phải bảo đảm sự quản lý nhà nước chặt chẽ, thống nhất của Trung ương; dồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm; chính sách, pháp luật về đất đai góp phần bảo đảm ốn định chính trị-xã hội, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, củng cố quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Trung ương Đảng nhất trí ban hành Kết luận về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các doanh nghiệp nhà nưcýc đã được sắp xếp lại một bước, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai tr chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, việc sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn
chậm, chưa chặt chẽ; trình độ công nghệ lạc hậu, quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, hiệu quả thấp. Cơ cấu ngành, lĩnh vực chưa hợp lý, dàn trải, đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thất thoát, lãng phí lớn vốn và tài sản nhà nước. Hội nghị Trung ương 6, khóa X (5-2012) ban hành Kết luận về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước1. Quan điểm của Trung ương là: Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhả nước, tập trung vảo các ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. Chấm dứt tình trạng dầu tư dàn trải ngoài ngành. Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp.
Tiềm lực kinh tế tăng lên, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, kiểm soát được lạm phát. GDP tăng bình quân 5,9%, bình quân thu nhập 2.109 USD....
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ Chính đã Ban hành Chỉ thị số 03 (5- 2011) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mục đích là phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện tháng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Liên tục từ năm 2011 đến năm 2015,, Trung ương đã tổ chức học tập theo các chủ đề khác nhau về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào việc phấn đấu rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị; học tập và làm theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên; nêu cao tinh thần trách nhiệm chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Đảng đã có nhiều chủ trương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có
những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Hội nghị Trung ương 4, khóa XI (1- 2012) đã ban hành Nghị quyết: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay1. Nghị quyết chỉ rõ tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng: 1) Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đấy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh dạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. 2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 3) xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất.
Đảng đã có nhiều chủ trương phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Dù có những chuyến biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu nhưng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong các lĩnh vực..., gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Hội nghị Trung ương 4, khóa XI (1- 2012) đã đưa ra kết luận tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trung ương xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Trung ương chỉ rõ cần tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách: 1) Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh dạo, quản lý các cấp dế nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. 2), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong ba vấn dề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất. Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban; lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Sau một năm kiểm điểm, tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4, Hội nghị Trung ương 6 (10-2012) đã đánh giá kết quả kiểm điếm tự phê bình, phê bình khẳng định những thành tựu, ưu điểm, khuyết điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phô bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương đã không ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong dó có những cán bộ cấp cao của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá rất cao sự nghiêm túc, gương mẫu và cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Kinh nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khác phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng càng được nâng lên; nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng, càng phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra.
Trung ương đã quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính Trung ương; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trung ương Đảng có ý kiến chỉ đạo về sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kết luận những vấn đề cơ bản cần đảm bảo là kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc về bản chất của chế độ chính trị và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, và trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn quan tâm, có nhiều chủ trương lãnh đạo công tác dân vận. Trên thực tế, công công tác dân vận đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên nhưng còn nhiều khuyết điểm, yếu kém. Hội nghị Trung ương 7 (5- 2013) chủ trương tăng cường và đổi mới sự lãnh dạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới1. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết họp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi dôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi



theo. Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các doàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt. Nhà nước tiếp tục thế chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định đế các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, dạ dạng, khoa học, hiệu quả.


Trung ương đã kết luận về việc tiếp thu ý kiến nhân dân, hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với tinh thần nghiêm túc, chân thành, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý của nhân dân; kiên trì những vấn dề có tính nguyên tắc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ban hành Hiến pháp năm 2013.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (năm 1996) và các chủ trương của Đảng, Nhà nước, khoa học và công nghệ nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ nhìn chung còn những yếu kém, bất cập, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức đã và đang đặt ra những yêu cầu mới. Hội nghị Trung ương 6 (10-2012) ra Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế1. Chỉ tiêu phấn đấu: đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á); đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quan điếm chỉ đạo: Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất đế phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước, tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
Tiếp tục đối mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và



công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Ư’u tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.


Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc. Giáo dục và đào tạo đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, chất lượng, hiệu quả còn thấp so với yêu cầu, có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua, nay đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh.
Hội nghị Trung ương 8 (11- 2013) đã ra Nghị quyết “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Cái mới của Nghị quyết này không chỉ ở nhận thức mà cả trong chỉ đạo thực tiễn phải coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh dạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trung ương đã nêu ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm chuyến mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình dộ và
giữa các phương thức giáo dục, dào tạo. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về văn hoá, đất nước đã đạt những thành tựu rất nổi bật về phát triển văn hóa. Những kết quả đạt được trong xây dựng và phát triển văn hoá chưa tương xứng với yêu cầu và chưa vững chắc; thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hoá với kinh tế, chính trị; giữa các lĩnh vực của văn hoá; chua tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế-xã hội, đến xây dựng con người. Trong bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế; sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông; quá trình toàn cầu hoá, trong đó có toàn cầu hoá về văn hoá đã và đang đặt ra những yêu cầu mới.
Hội nghị Trung ưong 9, khóa XI (5-2014) nêu chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước1. Quan điểm chỉ dạo của Trung ương: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người dể phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng; phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và xây dựng con người mới. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực dế phát triển bền vững, ổn định chính trị- xã hội, thế hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Kết quả là các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thục hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ. Lĩnh vực xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, một số mặt yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục. Hội nghị Trung ương 5 (5-2012) đã chủ trương giải quyết một số vấn dề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-
1 Đàng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hcà Nội, 2014, trang 574.



20201 với quan điểm chỉ đạo là: Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng. Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công và giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; dẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia; tạo điều kiện dể người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.


Trong những năm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được quan tâm, có bước chuyển biến và dạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày cảng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có noi nghiêm trọng.
Hội nghị Trung ương 7 (6-2016) đã ra Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây lả những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Trung ương đã nêu ra các quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường từ nay đến năm 2000 và nhấn mạnh phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng họp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; được đặt trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi 1Ĩ1Ô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Trên cơ sở phân tích bối cảnh hiện nay, dự báo xu hướng phát triển của tình hình
quốc tế, khu vực và trong nước nhưng những năm tới; chỉ rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, thiếu sót trong 10 năm thực hiện thực hiện Nghị quyết Trung ưong 8 khóa IX về Chiến lược báo vệ Tổ quốc, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (10-2013) đã ra Nghị quyết “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” với những quan điểm mới: Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tố quốc; xây dựng sức mạnh tổng hợp; phát huy nội lực kết hợp với ngoại lực. Ket hợp chặt chẽ giữa chiến lược vả sách lược tạo sự đồng thuận cao của nhân dân ta ở trong nước và nước ngoài; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ cao nhất của dư luận quốc tế. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa yếu tố bên trong với bên ngoài, đoàn kết toàn dân tộc. Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm đó đó Trung ương đã nêu ra phương châm chỉ đạo và một số giải pháp chủ yêu mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp đế thực hiên Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển, dộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ dối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong ASEAN được củng cố. Đen năm 2015, nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước1; đối tác toàn diện với 10 nước; đối tác chiến lược lĩnh vực với Vương quốc Hà Lan.
Ngoại giao kinh tế đã góp phần tích cực thúc đấy quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư với các đối tác, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Đến năm 2012 có 36 nước công nhận qưy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011 dã cam kết tài trợ 7,39 tỷ USD. Năm 2012, số lượng doàn lãnh dạo cấp cao Việt Nam di thăm các nước, lãnh dạo cấp cao của các nước vào thăm Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm.
Hoạt động ngoại giao của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương như là APEC, ASEM, đặc biệt là trong ASEAN được triển khai một cách tích cực, thể hiện vị thế, vai trò ngày càng tăng của Việt Nam. Ngoại giao văn hoá tiếp tục được triển khai mạnh mẽ2.
Trong năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng được Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về úng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ASEAN đã ra

  1. Đối tác chiến lược với 15 nước: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ẩn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Italia, Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo, Pháp, Malaixia, Philíppin. Đối tác toàn diện với 10 nước: Nam Phi, Chilê, Brãin, Venêxuêla, Ôxtrâylia, Niu Di lân, Áchentina, Ucraina, Mỹ, Đan Mạch.

  2. Năm 2011, UNESCO đã công nhận các di sản Thành Nhà Hồ, Thanh Hoá, Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, hát xoan Phú Thọ... Năm 2012, nổi bật là việc UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát xoan (Phú Thọ) là Di sản văn hoá phi vật thế đại diện cùa nhân loại và mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thế giới.

được tuyên bố 6 điểm về vấn đề Biển Đông. Đó là cơ sở pháp lý duy trì môi trưò‘ng hoà bình, ổn định ở Biển Đông và giải quyết vấn dề Biển Đông trên cơ sỏ’ luật pháp quốc tế.
Đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có bước phát triển mới. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương