Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang54/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Đại hội đại biêu toàn quốc lân thứ VIII và bước đầu thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1996-2001
Đại hội VIII họp tại Hà Nội, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996, trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với trình độ cao hơn. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào. Sau 10 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi bước đầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, phá được thế bị bao vây, cô lập nhưng vẫn là nước nghèo, kém phát triển, xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Lạm phát từ 67,1% năm 1991 giảm còn 12,7% năm 1995.

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đcmg Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 54, trang




Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn 2,1 triệu đảng viên trong cả nước. Đại đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng và bầu đồng chí Đỗ Mười tiếp tục làm rống Bí thư. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII đã bổ sung đặc trưng tổng quát về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và nối bật những vấn đề trọng tâm sau:


Tổng kết 10 năm đổi mới (1986-1996) đất nưó’c thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác định rõ hơn. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyến sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc và kéo dài, dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này, hay lĩnh vực khác, ở mức độ này, hay mức độ khác”1. Đại hội nêu ra sáu bài học chủ yếu qua 10 năm đổi mới: Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới. Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đối mới chính trị. Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Năm là, mỏ1 rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết họp sức mạnh của dân tộc vói sức mạnh thời đại. Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Quan điểm về công nghiệp hoá trong thời kỳ mới gồm: 1) Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc té, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. 2) Cỗng nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 3) Lấy việc phát huy nguồn lực con ngưòi là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. 4) Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. 5) Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. 6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đáng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tập 55, trang



Xây dựng Đảng ngang tầm dòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Đảng phải tiếp tục sự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém. cần phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh ỗạo của Đảng và ỗổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng.


Đại hội VIII đánh dấu birác ngoặt của Đảng, đưa đất nước sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau Đại hội VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp nhiều lần, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, nổi bật là:
Quan điểm của Đảng: coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế. cần kiệm để công nghiệp hoá, khắc phục xu hướng chạy theo “xã hội tiêu dùng”. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời quan tâm xây dựng quan hệ sản xuất, từng bu'0'c quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hướng mạnh về xuất khấu, nhưng không được coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước. Thực hiện cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước phải quản lý và điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và họp tác hoá, dân chủ hoá. Đẩy mạnh đối mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính-tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm. Tích cực giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế- xã hội.
Vượt qua khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực từ tháng 7-1997, với các chủ trương trên về kinh tế, cho đến năm 2000, kinh tế đất nước tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5%. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.
Công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng, nhưng còn nhiều khuyết điếm, yếu kém; Hội nghị Trung ương 3 (6-1997) đã thông qua Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh1. Trưng ương nhấn mạnh ba yêu cầu lớn: Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đế nhân dân. Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thật sự là công bộc, tận tuy, phục vụ nhân dân. Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Nhiệm vụ và giải pháp lớn là: mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát hưy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức Quốc hội; tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước; cải cách tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các biện pháp tố chức thực hiện. Tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước2. Chủ trương của Đảng là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tiêu chuẩn chủ yếu của cán bộ là: Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối, của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ. Các tiêu chuẩn đó quan hệ mật thiết với nhau, coi trọng cả đức và tài, lấy đức là gốc. Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII (12-1997) bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư.
Thực hiện tự phê bình và phê bình kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-9-1969 - 2-9-1999) và kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng (3-2-1930 - 3-2- 2000), Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (2-1999) đã ra Nghị quyết về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng3. Trong đó yêu cầu tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động, kiên trì đấu tranh đẩy lùi 4 nguy cơ; đảng

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đáng Tocm tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tập 56, trang

306.

  1. Đàng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đáng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tập 56, trang

332.

  1. Đảng Cộng Scản Việt Nam: Văn kiện Đáng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tập 56, trang




viên phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc sau: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Kết họp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.


Tiếp tục xây dựng và củng cố tố chức bộ máy của hệ thống chính trị của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, Hội nghị Trung ương 7 khóa VIII (8-1999) đã xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các ban của Đảng ở các cấp; cải tiến cách làm của các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ và chính quyền địa phương; chỉ đạo và sắp xếp tổ chức của hai ngành kiểm sát và toà án; xây dựng quy chế làm việc, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội.
Trước tình hình mất dân chủ xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương vào năm 1997, tháng 2-1998, Bộ Chính trị đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về Quy chế dân chủ. Sau đó, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vả các tổ chức trong hệ thống chính trị đã phối họp ban hành Quy chế dân chủ ờ các loại hình tổ chức cơ sở, ở xã, phường, thị trấn, ở các cơ quan, dơn vị và trên các lĩnh vực trên cả nước.
Đẻ đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) đã ban hành hai nghị quyết quan trọng, nhấn mạnh coi giáo dục-đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 20001 đã xác định quan điểm: Xây dựng con người những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục-đào tạo. Coi giáo dục-đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng công đồng, từng tập thể. Phát triển giáo dục-đào tạo gan với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, những tiến bộ khoa học-công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công
1 Đàng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đàng Tocm tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tập 55, trang



nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá1 là: Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu nghiên cứu, tổng kết quá trình đổi mới đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng-an ninh. Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của nước nhà, từng bước hình thành nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam.


Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới. Văn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những tháng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp dối mới. Theo chương trình toàn khóa VIII, Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII (7- 1998) đã ban hành Nghị quyết xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, dậm đà bẳn sắc dân tộc. Trung ương nhấn mạnh quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Nen văn hóa mà chúng ta xẩy dựng là nền văn hóa tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc. Nen văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nưó'c và tiến bộ mả nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, nhũng tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun dấp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vân kiện Đáng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tập 55, trang



Nen văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 54 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng nhưng bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi sự lợi dụng văn hóa dế thực hiện “diễn biến hòa bình”.


Mười nhiệm vụ cụ thể xây dựng và phát triển văn hóa là: Xây dụng con người Việt Nam; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp văn học-nghệ thuật; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ; phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; chính sách văn hóa đối với tôn giáo; củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa; mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa;
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII được ví như Tuyên ngôn văn hóa của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó, phong trào thi đua yêu nước “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” được phát động rộng rãi trên cả nước, trên nhiều lĩnh vực góp phần làm chuyển biến phong phú thêm đời sống tinh thần toàn xã hội.

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương