Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang43/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Ở miền Nam: Cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ tiến hành là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, mạnh nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với sự tham gia của quân đội Mỹ và nhiều nước chư hầu.
Vào đầu mùa khô 1965-1966, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ đã huy động 70 vạn quân,
trong đó có gần 20 vạn quân Mỹ, mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất vào ba hướng chính: Tây Nguyên, đồng bằng Khu V và miền Đông Nam Bộ bao gồm cả vùng ngoại thành Sài Gòn. Mục tiêu của cuộc phản công này là “tìm diệt” quân giải phóng, giành lại quyền chủ động chiến trường, “bình định” các vùng nông thôn đồng bằng quan trọng ở những địa bàn nói trên.
Theo đường lối kháng chiến của Đảng và được hậu phương miền Bắc ra sức chi viện, quân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu chống lại cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ và tay sai. Năm 1965, quân dân ta tập trung tìm hiểu đối phương, tìm cách đánh Mỹ. Quân và dân miền Nam đã đánh tháng quân chiến đấu Mỹ ở Núi Thành (5-1965), Vạn Tường (8-1965), Plâyme (11-1965)..., bẻ gẫy cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965- 1966, làm thất bại kế hoạch tìm và diệt, bình định nhằm giành quyền chủ động trên chiến trường của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. Miền Bắc bước đầu đánh thắng chiến tranh phá hoại, đảm bảo giao thông thông suốt, chi viện cho chiến trường ngày càng nhiều và hiệu quả.
Sau chiến thắng Vạn Tường, một cao trào đánh Mỹ, diệt ngụy được dấy lên mạnh mẽ khắp chiến trường miền Nam. Với thế trận chiến tranh nhân dân được xây dựng và phát triển trên ba vùng chiến lược, quân và dân miền Nam đã giữ vững quyền chủ động trên khắp chiến trường, vừa phản công tiêu diệt địch trong các cuộc hành quân của Mỹ, vừa chủ động tiến công, thọc sâu vào các vùng quân địch kiểm soát, các căn cứ đóng quân, các kho hậu cần và ngay ở cả sào huyệt chính của chúng tại Sài Gòn. Cùng với thắng lợi về quân sự, quân và dân ta còn giành đuực nhiều thắng lợi trên mặt trận chống phá “bình định” của Mỹ-ngụy. Toàn bộ kế hoạch lập 900 ấp chiến lược mới và củng cố hàng chục ngàn ấp chiến lược cũ của địch trong năm 1966 bị thất bại.
Đến mùa khô 1966-1967, với lực lượng hùng hậu, gồm 39 vạn quân Mỹ, hơn 5 vạn chư hầu và 54 vạn quân ngụy cùng với 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng và xe bọc thép, Mỹ đã mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai nhằm vào hướng từ Tây Nguyên đến Sài Gòn. Thế nhưng, tất cả các cuộc hành quân quy mô lớn của địch đều bị bẻ gãy và bị tốn thất nặng nề.
Trên mặt trận chống phá “bình định”, quân và dân các vùng nông thôn kiên trì phưoìig châm “bốn bám”1 và đẩy mạnh “ba mũi giáp công” đã chặn đánh quyết liệt các cuộc hành quân càn quét và bình định của Mỹ - ngụy. Kế hoạch lấn chiếm lại 50% nông thôn trong năm 1967 của chúng không thực hiện được, trái lại, 80% đất đai miền Nam nằm dưới quyền kiếm soát của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Phong trào đấu tranh chính trị vẫn tiếp tục phát triển, mức độ ngày càng quyết liệt ở
1 “Bốn bám”: cấp trên bám cấp dưới, Đảng bám dân, dân bám đất, bộ đội du kích bám địch, đánh định.
105
hầu khắp các thành thị miền Nam, nhất là ở Huế và Đà Nang, với các khẩu hiệu đòi lật đổ chính phủ bù nhìn tay sai Mỹ, đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Đến cuối năm 1967, cuộc “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã được đẩy đến đỉnh cao, số quân viễn chinh đố vào miền Nam đã lên 48 vạn, mọi thủ đoạn và biện pháp chiến tranh đã được sử dụng, thế nhưng, đế quốc Mỹ vẫn không sao thực hiện được các mục tiêu chính trị và quân sự đã đề ra. Mặt khác, thất bại ở Việt Nam làm cho tình hình nước Mỹ ngày càng bất ổn, phong trào phản đối chiến tranh, đòi rút quân Mỹ về nước ngày càng lan rộng trong các tầng lóp nhân dân. Kết họp với những thắng lợi về quân sự và chính trị, ngày 28-1-1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, bè bạn, mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm, phát huy sức mạnh tống họp để đánh Mỹ.
Những thất bại và khó khăn của địch cùng với những thắng lợi to lớn của ta vừa giành được đã mở ra cho cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam những triển vọng to lớn. Tháng 7-1967, đồng chí Phạm Hùng, Ưỷ viên Bộ Chính trị được cử giữ chức Bí thư Trung ương cục miền Nam thay đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vừa qua đời. Đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, dồng chí Nguyễn Thị Định làm Phó Tư lệnh. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị đã ra một nghị quyết lịch sử, chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng phương pháp tổng công kích-tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị, dinh lũy của Mỹ-ngụy trên toàn miền Nam. Nghị quyết này của Bộ Chính trị đã được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp tháng 1-1968 thông qua.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, Quân giải phóng mở chiến dịch đường 9 Khe Sanh từ 24-1 đến 15-7-1968 như là cuộc nghi binh chiến lược. Đêm 30 rạng ngày 31- 1-1968, đúng vào dịp giao thừa Tet Mậu Thân, thừa lúc địch sơ hở, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đợt I đã được phát động trên toàn miền Nam. Quân và dân ta đồng loạt tiến công địch ở 4/6 thành phố, 37/42 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, kho tàng, hầu hết các cơ quan đầu não địch ở trung ương và địa phương, căn cứ quân sự của Mỹ, từ Đường 9-Khe Sanh đến đồng bằng sông Cửu Lơng, đặc biệt mạnh mẽ là ở Sài Gòn-Gia Định, Huế. Trong cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân, lực lượng biệt động nhất là biệt động Sài Gòn có rất vai trò quan trọng. Anh hùng biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai với 3 ngôi nhà giấu vũ khí ở nội đô Sài Gòn. Quân giải phóng đã làm chủ thành phố Huế 25 ngày, chiến công của 11 nữ dân quân đã được Bác Hồ gửi thư khen. Cùng với cuộc tiến công của chủ lực quân giải phóng có lực lượng địa phương, dân quân du kích và sự phối hợp nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các đô thị. Ở Sài Gòn có sự đóng góp của lực lượng thanh niên xung phong dân quân hỏa tuyến ở xã Vĩnh Lộc, huyên Bình Chánh. Trên tuyến đường vận chuyển vào Nam cỏ sự hy sinh anh dũng của lực





lượng thành niên xung phong, ở ngà ba Đồng Lộc ngày 24-7-1968, ở Truông Bồn ngày 31-10-1968 vv...
Trong các đợt tiến công tiếp theo vào tháng 5 và tháng 8-1968, quân và dân ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục vạn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng thêm hàng triệu đồng bào. Hàng triệu quần chúng đã nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các cơ quan đầu não của địch từ Trung ương đến địa phương đều bị quân ta tiến công. Trong cuộc đấu tranh dó, xuất hiện một hình thức mặt trận mới đó là Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do luật sư Trịnh Đình Thảo đứng đầu...
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một chủ trương táo bạo và sáng tạo của Đảng, đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một đòn tiến công chiến lược đánh vào tận hang 0 kẻ thù. Đây là thất bại chiến lược có tính chất bước ngoặt, khởi đầu quá trình đi đến thất bại hoàn toàn của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ phá sản. Mỹ buộc phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Paris (Pháp) từ ngày 13-5-1968. Phái đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy làm Trưởng đoàn và đồng chí Lê Đức Thọ ủy viên Bộ Chính trị làm cố vấn. Tháng 1-1969, Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris, có sự tham gia của đoàn đại biếu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 6-6-1969 do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch và cử đoàn đại biểu tham gia đàm phán ở Paris do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình làm Trưởng đoàn.
Trong quá trình lãnh dạo, chỉ đạo các hoạt động quân sự năm 1968 đã có biểu hiện chủ quan trong việc đánh giá tình hình, đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế. Đặc biệt là sau đợt tấn công trong Tết Mậu Thân, ta đã không kiếm điểm, rút kinh nghiệm kịp thời, không đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như âm mưu đối phó của chúng, chủ trương tiếp tục mở các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện và yếu tố bất ngò' “là sai lầm về chỉ đạo chiến lược”96. Địch đã phản kích quyết liệt, đẩy chủ lực ta ra xa khỏi các thành thị, các vùng ven, vùng đồng bàng, tiến hành bình định trên quy mô lớn, đồng thời triển khai hàng loạt biện pháp nhằm triệt phá cơ sở cách mạng miền Nam. Cách mạng miền Nam lâm vào thời kỳ khó khăn nghiêm trọng do bị tổn thất lớn về lực lượng và thế trận. “Tết Mậu Thân thắng rất lớn, mà nhất là đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bưó'c ngoặt quyết định của chiến tranh. Nhưng sau đó ta
chuyển chậm, chủ trương tiếp tục các đọt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất”1.

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương