Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang38/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Ở miền Nam, từ năm 1954, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp thống trị miền Nam Việt Nam. Âm mưu xâm lược của Mỹ đối với miền Nam là biến noi đây thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài Việt Nam; xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam khi có điều kiện; biến miền Nam thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống vùng này.
Đẻ thực hiện những âm mưu đó, Mỹ đã sử dụng nhiều thủ đoạn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, nhất là nhanh chóng thiết lập bộ máy chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống1, đó là chính quyền dựa vào Mỹ, bất hợp pháp, giả hiệu (ngụy quyền), xây dựng lực lượng quân đội (ngụy quân) gần nửa triệu người cùng hàng vạn cảnh sát, công an, mật vụ được trang bị, vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Bộ máy chính quyền, lực lượng quân đội, cảnh sát đã trở thành công cụ đắc lực nhằm thi hành chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Địch vừa dụ dỗ lừa bịp vừa đàn áp, khủng bố với nhiều thủ đoạn thâm độc, dã man, ráo riết thi hành quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, lập “khu trù mật”, “khu dinh điền” nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước kháng chiến cũ, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân; gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu ở Bến Tre, Quảng Nam, Phú Yên. Theo số liệu thống kê của địch trong vòng 10 tháng (từ tháng 7-1955 đến tháng 5-1956) địch đã bắt và giết 108.835 người. Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm dã xé bỏ Hiệp định Geneve, cự tuyệt tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 13-5-1957, Ngô Đình Diệm thăm Mỹ và tuyên bố: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”, đó là lập trường và hành động bán nước trắng trợn.
Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch, từ tháng 7-1954, Đảng quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định, tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trong tình hình mới. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954), đã chỉ rõ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
Ngày 22-7-1954, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cán bộ chiến sĩ cả nước:
1 Trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam thay Bửư Lộc. Ngày 17-7-1955, theo chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tống thống Việt Nam Cộng hòa.
91 (L-
^0

“Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.
Nghị quyết Bộ Chính trị, tháng 9-1954, nêu rõ 3 nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng miền Nam là: đấu tranh đòi thi hành Hiệp định; chuyển hướng công tác cho phù hợp điều kiện mới; tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất, độc lập, đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền bù nhìn thân Mỹ, hoàn thành thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tình hình và công tác của các đảng bộ miền Nam, tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập, do đồng chí Lê Duần, ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư. Từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam
, nêu rõ chế độ thống trị của Mỹ Diệm ở miền Nam là một chế độ độc tài, phát xít, hiếu chiến. Để chống đế quốc Mỹ và tay sai, nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác89... Bản Đề cuông là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần hình thành đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng.
Theo chủ trương chuyển hướng của Đảng, hàng trăm tổ chức quần chúng công khai, trong đó có các ủy ban đấu tranh đòi hòa bình được thành lập ở miền Nam. Phong trào đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống bầu cử lừa bịp, chống cướp đất, đuổi nhà, dồn dân, đòi công ăn việc làm, chống khủng bố, chống sa thải, chống bắt lính... được phát triển mạnh ở cả nông thôn và thành thị với hàng triệu lượt người tham gia.
Đẻ giữ gìn lực lượng và duy trì hoạt động trong điều kiện quân thù khủng bố dã man, các đảng bộ ở miền Nam đã sắp xếp lại tổ chức và rút vào hoạt động bí mật. Nhiều địa phương đã chủ trương “điều” và “lắng”90 cán bộ để bám dân, bám đất lãnh đạo phong trào. Nhiều nơi quần chúng đã lấy vũ khí chôn giấu khi có Hiệp định đình chiến, cướp súng địch, dùng vũ khí tự tạo để tự vệ, chống lại khủng bố, tiêu diệt những tên phản động chỉ điểm, ác ôn. Nhiều khu căn cứ được củng cố lại, nhiều đội vũ trang được thành lập.
Từ năm 1958, kẻ địch càng dẩy mạnh khủng bố dã man, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, dồn dân quy mô lớn vào các trại tập trung. Tháng 3-1959, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh”. Với luật 10/59, địch dùng Tòa án quân sự đặc biệt để đưa những người bị bắt ra xét xử và bắn giết tại chỗ. Địch khủng bố những người yêu nước và cách mạng bằng cả súng đạn và máy chém.
Chính sách khủng bố và chiến tranh đó đã làm cho mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và
tay sai với nhân dân miền Nam Việt Nam thêm gay gắt, làm cho tình thế cách mạng chín muồi, dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quần chúng. Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam với tinh thần cơ bản là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, tiến tới khởi nghĩa vũ tranh giành chính quyền về tay nhân dân... Nghị quyết 15 đã vạch rõ phương hướng tiến lên cho cách mạng miền Nam, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa từng phần nố ra ngày càng rộng lớn.
Thực hiện Nghị quyết 15 của Đảng và sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Bẳc đã mở đường chi viện cách mạng miền Nam. Đường vận tải trên bộ mang tên đường 559, trên biển mang tên đường 759. Đường vận tải Hồ Chí Minh trên bộ hình thành từ ngày 19-5-1959, đường Hồ Chí Minh trên biển từ ngày 23-10-1961 và kéo dài hàng ngàn km từ Bắc vào Nam cả trên bộ và trên biển. Các tỉnh miền Bắc đã chủ động kết nghĩa với các tỉnh miền Nam để phối hợp đấu tranh cách mạng vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Từ giữa năm 1959, một số cuộc khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Tà Lốc, Tà Léc (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận); Trà Bồng (Quảng Ngãi) và ở Gò Quảng Cung (Đồng Tháp)... Ngày 17-1-1960, ở Bến Tre, hình thức khởi nghĩa đồng loạt (đồng khởi) bắt đầu bùng nổ do đồng chí Nguyễn Thị Định lãnh đạo ở huyện Mỏ Cày, sau đó lan ra các huyện Minh Tân, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, rồi nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số nơi thuộc các tỉnh Trung Bộ. Hệ thống kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị tê liệt và tan vỡ từng mảng lớn.
Đến cuối năm 1960, phong trào Đồng khởi đã làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sỏ' địch ở nhiều vùng nông thôn, có 1.383 xã/2.627 xã nhân dân lập chính quyền tự quản. Vùng giải phóng ra đời trên phạm vi rộng lớn, nối liền từ Tây Nguyên đến miền Tây Nam Bộ và đồng bằng Liên khu V. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi ở nông thôn đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở đô thị và các đồn điền, nhà máy.
Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi, ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập (Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
được thành lập, do Luật sư Nguyễn Plữu Thọ làm Chủ tịch. Từ đây cách mạng miền Nam đã có một tổ chức chính trị để tập hợp rộng rãi quần chúng, nhân dân đoàn kết đấu tranh theo chương trình hành động 10 điểm, hướng tới mục tiêu đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, xây dụng một miền Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà.
Thắng lợi của phong trào Đồng khởi là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương