Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục


C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển CNXH khoa học



tải về 120.83 Kb.
trang3/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG
1. C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển CNXH khoa học
a. Thời kỳ từ 1848 đến Công xã Pari (1871)
Đây là thời kỳ của những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản ở các nước Tây Âu (1848-1852): Quốc tế I thành lập (1864). Bộ “Tư bản” (Tập I xuất bản 1867), là tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày CNXH khoa học.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng (1848-1852) của GCCN , C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển thêm nhiều nội dung của CNXH khoa học: Tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản; bổ sung tư tưởng về cách mạng không ngừng; tư tưởng về xây dựng khối liên minh.
b. Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895
C.Mác và Ph.Ănghen bổ sung và phát triển tư tưởng đập tan bộ máy nhà nước quan liêu, không đập tan toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản nói chung. Đồng thời cũng thừa nhận Công xã Pari là một hình thái nhà nước của GCCN .
C. Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng sự ra đời, phát triển của CNXH KH.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu của CNXH khoa học. Đồng thời yêu cầu phải tiếp tục bổ sung và phát triển CNXH khoa học phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
2. V.I.Lênin vận dụng và phát triển CNXH khoa học trong điều kiện mới
a. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười Nga
V.I.Lênin đã bảo vệ, vận dụng và phát triẻn sáng tạo các nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học trên một số khía cạnh sau:
- Đấu tranh chống các trào lưu phi mác xít nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác, mở đường cho chủ nghĩa Mác thâm nhập mạnh mẽ vào Nga;
- Xây dựng lý luận về đảng cách mạng kiểu mới của GCCN, về các nguyên tắc tổ chức, cương lĩnh, sách lược trong nội dung hoạt động của đảng;
- Hoàn chỉnh lý luận về cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và các điều kiện tất yếu cho sự chuyển biến sang cách mạng XHCN; những vấn đề mang tính quy luật của cách mạng XHCN; vấn đề dân tộc và cương lĩnh dân tộc, đoàn kết và liên minh của GCCN với nông dân và các tầng lớp lao động khác…
- Phát hiện ra quy luật phát triển không đều về kinh tế chính trị của CNTB trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc đi đến kết luận: cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ, nơi CNTB chưa phải là phát triển nhất, nhưng là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền TBCN.
- Luận giải về chuyên chính vô sản, xác định bản chất dân chủ của chế độ chuyên chính vô sản; phân tích mối quan hệ giữa chức năng thống trị và chức năng xã hội của chuyên chính vô sản.
- Trực tiếp lãnh đạo Đảng của GCCN Nga tập hợp lực lượng đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga hoàng, tiến tới giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động Nga.
b. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến năm 1924

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương