Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang24/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

2.2.3 Môi trường văn hóa 
Mỗi quốc gia có sự khác nhau về văn hóa, cho nên các nhà quản trị kinh doanh cần 
sớm đưa ra quyết định liệu rằng doanh nghiệp của họ có nên tham gia kinh doanh ở môi 
trường đó hay không. Do sự khác biệt về văn hóa nên doanh nghiệp sẽ phải áp dụng những 
phương thức tổ chức kinh doanh khác nhau ở từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi đưa ra 
các quyết định kinh doanh cần phải tính toán và cân nhắc một cách thận trọng.
2.2.3.1 Khái niệm văn hóa 
Văn hóa là một hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người 
và khi tập hợp lại thì tạo thành khuôn mẫu cho cuộc sống. Ví dụ, trẻ em ở Hoa Kỳ sẽ 
thường tiếp thu các giá trị của tính cá nhân và của đạo Thiên Chúa. Trong khi đó, trẻ em ở 
Trung Quốc sẽ học cách phụ thuộc và các thành viên trong gia đình và tiếp thu các giá trị 
của đạo Khổng Tử.  
Khi bàn về vấn đề văn hóa, các nhà quản trị kinh doanh quốc tế cần lưu ý những điểm 
sau: 
- Văn hóa không phải là đúng hay sai bởi văn hóa chỉ là một khái niệm có tính tương 
đối. Không tồn tại thứ gọi là chân lý văn hóa. Con người ở mỗi quốc gia có cách nhìn thế 
giới theo những cách khác nhau. Họ có những cách riêng để làm việc và không bắt buộc 
phải tương đồng với chuẩn mực của các nền văn hóa khác. 
- Văn hóa không bàn về các hành vi cá nhân. Văn hóa là khái niệm dùng để nói về 
các nhóm người, bao gồm những giá trị mà các thành viên trong nhóm người đó công nhận. 


29 
Do đó văn hóa xác định hành vi tập thể của mỗi xã hội, các cá nhân trong xã hội đó thường 
hành xử theo những cách khác nhau. 
- Văn hóa không di truyền nhưng có thể được chia sẻ, truyền thụ và học hỏi. Khi sinh 
ra, không ai mang sẵn trong mình một tập hợp các giá trị và thái độ được chia sẻ. Những 
đứa trẻ sẽ được tiếp thu dần dần những các suy nghĩ hoặc hành xử cụ thể nào đó khi được 
nuôi dưỡng trong một xã hội. 
2.2.3.2 Các thành tố của văn hóa
a) Thẩm mỹ
Thẩm mỹ là những gì mà một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh 
như nghệ thuật; hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện; và sự tượng trưng của các 
màu sắc. 
Thẩm mỹ là vấn đề quan trọng nếu một doanh nghiệp có ý định kinh doanh tại một 
nền văn hóa nào đó. Nhiều sai lầm có thể xảy ra do lựa chọn các màu sắc không phù hợp 
cho quảng cáo, bao bì sản phẩm,…Chẳng hạn như màu xanh lá cây là màu được ưa chuộng 
của đạo Hồi, nhưng ở các nước châu Á, nó lại tượng trưng cho sự ốm yếu.
b) Giá trị và thái độ 
Giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của 
con người. Các giá trị ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp, do đó 
chúng quan trọng đối với kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn như ở Mỹ, giá trị là tự do cá nhân. 
Người Mỹ có thể làm theo sở thích hoặc thay đổi lối sống của mình dù có phải phá bỏ cam 
kết đối với gia đình và cộng đồng. 
Thái độ là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con 
người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó. Thái độ là khác nhau giữa các quốc 
gia vì chúng được hình thành trong những môi trường văn hóa khác nhau. Trong khi giá 
trị liên quan đến những vấn đề quan trọng, khá cứng nhắc qua thời gian thì thái độ liên 
quan đến cả hai khía cạnh quan trọng và không quan trọng, dễ dàng thay đổi theo thời gian. 
Trong các khía cạnh của cuộc sống có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, con 
người có những thái độ khác nhau đối với các vấn đề như thời gian, công việc, sự thành 
công và sự thay đổi văn hóa. 
c) Phong tục và tập quán 
Phong tục xác định những thói quen và hành vi hợp lý trong những trường hợp cụ thể 
được truyền bá qua nhiều thế hệ. Ví dụ, vào ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán hàng năm, 
người Việt Nam thường đi chúc Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng bên nội. Ngày mùng 2 là 
những người thân bên ngoại và ngày mùng 3 là chúc Tết các thầy cô giáo đã dạy học mình. 
Có hai loại phong tục khác nhau đó là phong tục dân gian và phong tục phổ thông. 
- Phong tục dân gian là cách cư xử bắt đầu từ nhiều thế hệ trước, tạo thành thông lệ 
trong một nhóm người đồng nhất. 
- Phong tục phổ thông là cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều 
nhóm. Phong tục phổ thông có thể tồn tại ở một hoặc hai hoặc nhiều nền văn hóa cùng một 
lúc.


30 
Tập quán là các cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong một nền văn hóa. Ở 
Mỹ, nâng cốc chúc mừng là xu hướng tự nhiên và mọi người chúc nhau với tâm thế vui vẻ. 
Thế nhưng, người Mexico sẽ phản đối bởi họ cho rằng đây là hành động hàm chứa đầy 
cảm xúc nên không thể thực hiện một cách tự nhiên và dễ dãi như vậy được. 
d) Cấu trúc xã hội 
Cấu trúc xã hội là cơ cấu xã hội cơ bản; thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn 
hóa gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị 
này với quá trình mà qua đó các nguồn lực được phân bổ.
Cấu trúc xã hội ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh từ việc lựa chọn mặt bằng sản 
xuất đến lựa chọn phương thức quảng cáo và chi phí kinh doanh mở một quốc gia. Hai yếu 
tố đặc biệt quan trong giúp giải thích sự khác biệt văn hóa. Yếu tố thứ nhất là mức độ nhìn 
nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội trong tương quan so với tập thể. Yếu tố 
thứ hai là mức độ một xã hội phân tầng thành các giai cấp hay đẳng cấp.
- Cá nhân và tập thể: Ở nhiều xã hội phương Tây, cá nhân là nhân tố cơ bản của cơ 
cấu xã hội. Điều này được phản ánh không chỉ cơ cấu chính trị và kinh tế của xã hội mà 
còn theo cách mà mọi người tự nhận thức về bản thân và liên kết với nhau trong môi trường 
kinh doanh và xã hội. Ví dụ như tại Mỹ, chú trọng tới hiệu suất cá nhân cũng thể hiện ở 
việc coi trọng chủ nghĩa cá nhân và tố chất kinh doanh. Nhiều sản phẩm và phương thức 
kinh doanh mới xuất hiện tại Mỹ như máy tính cá nhân, phần mềm máy tính,…xuất hiện 
ở Mỹ bởi những cá nhân có tố chất kinh doanh. Trong khi đó, ở nhiều xã hội khác, tập thể 
lại là đơn vị cơ bản trong cấu trúc xã hội. Chẳng hạn như Nhật Bản, địa vị xã hội cá nhân 
được xác lập dựa trên vị thế của tập thể mà người đó là thành viên và thành tích cá nhân.
- Sự phân tầng xã hội. Mọi xã hội đều bị phân tầng theo một cơ sở thứ bậc thành các 
thành phần trong xã hội. Các tầng lớp này đa số được định hình dựa trên nguồn gốc gia 
đình, nghề nghiệp, và thu nhập. Các cá nhân khi sinh ra thuộc về một tầng lớp nhất định 
và sẽ trở thành một thành viên của thành phần xã hội mà cha mẹ họ thuộc về. Tuy mọi xã 
hội được phân tầng ở một mức độ nào đó, chúng vẫn có thể được phân biệt dựa trên hai 
yếu tố có quan hệ với nhau. 
+Sự dịch chuyển xã hội: Dùng để chỉ phạm vi các cá nhân có thể di chuyển khỏi tầng 
lớp mà họ sinh ra. Sự dịch chuyển xã hội là rất khác nhau trong các xã hội khác nhau. Hệ 
thống cứng nhắc nhất của phân tầng xã hội là hệ thống đẳng cấp. Hệ thống đẳng cấp là hệ 
thống phân tầng khép kín mà vị trí xã hội được quyết định bởi gia đình. Trong gia đình đó, 
một con người được sinh ra và thay đổi vị thế thường là điều không tưởng trong suốt cuộc 
đời của một cá nhân. Một hình thức bớt cứng nhắc hơn của việc phân tầng xã hội đó là hệ 
thống giai cấp. Đây là một dạng phân tầng mở mà trong đó vị trí của một người có được 
khi ra đời có thể thay đổi thông qua thành công hoặc may mắn của người đó.
+ Tầm quan trọng: Dưới góc độ kinh doanh, sự phân cấp trong xã hội là quan trọng 
nếu nó ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức kinh doanh. Chẳng hạn như trong xã hội 
Mỹ, mức độ cao của sự dịch chuyển xã hội và sự coi trọng cực đoan đối với chủ nghĩa cá 
nhân đang hạn chế tác động của xuất thân giai cấp lên các hoạt động kinh doanh. Tuy 
nhiên, ở Anh, sự thiếu hụt tương đối của việc dịch chuyển giai cấp và sự khác biệt giữa các 


31 
giai cấp đã dẫn tới hình thành ý thức giai cấp. Ý thức giai cấp được hiểu là điều kiện mà 
mọi người có xu hướng nhận thức bản thân dựa trên xuất thân giai cấp của mình. Điều này 
định hình các mối quan hệ của họ với các thành viên thuộc tầng lớp khác. Sự đối kháng 
giữa ban quản lý và các tầng lớp lao động gây ra sự thiếu hợp tác và tình trạng gián đoạn 
công nghiệp triền miên có xu hướng làm gia tăng chi phí sản xuất ở các quốc gia có đặc 
thù phân chia giai cấp sâu sắc. Thêm vào đó, điều này sẽ khiến các công ty đặt tại các nước 
này gặp khó khăn khi thiết lập các lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
e) Tôn giáo
Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên 
quan tới yếu tố tinh thần của con người. Mỗi nền văn hóa được củng cố bởi niềm tin tôn 
giáo và các tôn giáo khác nhau thường có những quan điểm khác nhau về việc làm, tiết 
kiệm và hàng hóa. Trên thế giới hiện nay có các tôn giáo tiêu biểu như Thiên Chúa giáo, 
Ấn Độ giáp, Phật giáo, Do Thái giáo, Thần Đạo,… 
Những tín ngưỡng tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh doanh quốc tế theo nhiều 
cách thức khác nhau, bởi tôn giáo có thể cung cấp nền tảng tinh thần của một nền văn hóa. 
Ví dụ, người theo đạo Hindu tin vào sự tái sinh linh hồn của con người vào lúc họ qua đời. 
Những người này cho rằng mục đích cao nhất của cuộc sống là cõi niết bàn. Để đạt được 
mục đích này, mọi người có nghĩa vụ là loại bỏ tất cả những ham muốn. Do đó, người 
Hindu giá có ít đi động lực cho thành tích và việc mua bán của cải vật chất.
Trong một số trường hợp, các tổ chức tôn giáo can thiệp tới những vấn đề xã hội ảnh 
hưởng tới các chính sách kinh doanh. Ví dụ, ảnh hưởng của một nhóm người Thiên Chúa 
giáo tới hãng Walt Disney. Họ kêu gọi tẩy chay hãng này vì cho rằng trẻ em không nghe 
lời cha mẹ là do xem phim của hãng.
Một số tôn giáo có những quy định nhất định về cách thức ăn mặc. Điều này ảnh 
hưởng lớn tới hàng hóa và dịch vụ có thể chấp nhận được với khách hàng. Chẳng hạn, đạo 
Hindu cấm tiêu thụ thịt bò vì trong giáo lý của đạo Hindu, bò là động vật linh thiêng. Do 
đó, khi McDonald xâm nhập vào các thị trường các nước theo đạo Hindu, hãng này đã thay 
đổi thịt bò thành thịt cừu hoặc thịt lợn và chế biến theo khẩu vị của người dân địa phương.
Tôn giáo cũng có thể áp đặt những chuẩn mực đạo đức, những điều con người được 
làm và không được phép làm. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động cụ thể của các 
công ty kinh doanh quốc tế. Ví dụ, ở các nước đạo Hồi chính thống, đàn ông không thể 
làm các cuộc điều tra thị trường đối với phụ nữ nội trợ ở nhà, ngoại trừ họ là thành viên 
trong gia đình. 
f) Giao tiếp cá nhân 
Ngôn ngữ là một trong những khía cạnh quan trọng của văn hóa. Người ta chỉ có thể 
thực sự hiểu một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó. Thành thạo ngôn ngữ 
là một lợi thế lớn trong kinh doanh quốc tế vì nó tạo điều kiện cho sự hiểu biết đa văn hóa, 
tránh đưa ra quyết định sai lầm. Microsoft đã từng mua một bộ từ điển đặc biệt cho trình 
duyệt web ngôn ngữ Tây Ban Nha trong chương trình chuyển đổi ngôn ngữ. Bộ từ điển 
này có khá nhiều từ đồng nghĩa đối ngược nhau. Ví dụ, người dã man (barbarian) đồng 
nghĩa với từ người da đen , từ con lai (bastard) đồng nghĩa với từ hư hỏng (vicions),…Điều 


32 
này gây ra phản ứng tiêu cực tới người dân Tây Ban Nha, Mexico, Mỹ dù hãng này đã đưa 
ra thông báo xin lỗi.
Ngôn ngữ được biểu hiện theo ba hình thức sau: 
- Ngôn ngữ thành lời là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin tức của một nền 
văn hóa thông qua lời nói hoặc chữ viết. 
- Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ ba hoặc ngôn ngữ liên kết mà hai bên cùng hiểu 
được dù hai bên này nói ngôn ngữ bản địa khác nhau. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến 
nhất trong kinh doanh quốc tế, sau đó là tiếng Pháp và Tây Ban Nha.
- Ngôn ngữ cử chỉ là sự truyền đạt thông tin bằng việc sử dụng điệu bộ tay chân, nét 
mặt, biểu cảm,… Truyền tin theo cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn hình ảnh, và nhiều 
điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Chẳng hạn, cử chỉ chào 
trong nền văn hóa châu Á có thể mang nhiều ý nghĩa. Người Nhật thì tập trung sự cung 
kính sẽ đứng cúi chào khoảng 15 độ. Nhưng với người lớn tuổi hơn yêu cầu cúi chào 
khoảng 30 độ. 
g) Giáo dục 
Giáo dục là quá trình học tập lâu dài, thông qua đó mọi người tiếp thu kiến thức và 
phát triển kỹ năng, ý tưởng, các giá trị, chuẩn mực và thái độ mà họ chia sẻ với các thành 
viên khác của xã hội. Có hai loại hình thức giáo dục chính là giáo dục chính quy (thông 
qua trường lớp chính quy) và giáo dục phi chính quy (không thông qua trường lớp chính 
quy). 
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc góp phần quyết định lợi thế cạnh tranh của 
quốc gia. Công nhân lành nghề được coi là một trong những yếu tố chính quyết định khả 
năng thành công của một quốc gia. Ví dụ, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản bị 
tàn phá nặng nề, không còn gì ngoại trừ nguồn nhân lực có kỹ năng và được đào tạo. 
Michael Porter cho rằng sự thành công về kinh tế của nước này sau chiến tranh phụ thuộc 
khá lớn vào hệ thống giáo dục tuyệt vời. 
Các loại sản phẩm có thể bán và các loại tài liệu quảng cáo sẽ dùng ở một quốc gia 
cũng phụ thuộc lớn vào trình độ dân trí chung của quốc gia đó. Chẳng hạn, ở châu Phi, các 
công ty thường đưa hình ảnh của những thứ được chứa đựng bên trong bao bì lên nhãn vì 
phần lớn người dân ở đây không biết đọc chữ.
h) Văn hóa vật chất 
Văn hóa vật chất là tất cả các công nghệ được áp dụng trong một nền văn hóa để sản 
xuất ra vật chất. Nó thường được dùng để đánh giá tiến bộ công nghệ của các thị trường 
hay nền công nghiệp của các quốc gia.
Những thay đổi trong văn hóa vật chất thường dẫn đến sự thay đổi trong nhiều khía 
cạnh khác về văn hóa của con người. Châu Phi đang tiếp tục cải thiện nền văn hóa văn 
ninh, do đó một nền văn hóa tiêu dùng sẽ bắt đầu nảy sinh. 
Các vùng địa lý, thị trường, quốc gia sẽ có các nền văn hóa vật chất không đồng đều. 
Chẳng hạn như Thái Lan chỉ có 16% dân số quốc gia nhưng chiếm khoảng gần 40% sản 


33 
lượng kinh tế của nước này. Trong khi đó các phía Bắc vẫn là vùng núi, nông thôn, đồi 
núi,… 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương