Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp Đoàn Văn Thông o0o Nguồn



tải về 1.77 Mb.
trang6/43
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.77 Mb.
#10391
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43

Đạo Lý Nhân Quả


Có nhiều người nghĩ rằng trong Phật giáo, đạo lý nhân quả được nhận là một đạo lý dễ hiểu. Nhưng sự thực trái lại. Sự thực là đạo lý đó tuy quá hiển nhiên, chi phối trực tiếp và toàn diện cuộc sống của con người nên con người ai cũng phải nhận biết, nhưng sự nhận biết đó rất dễ sai lầm. Khi người ta nói nhân quả là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, nói như vậy tức là công nhận lý thuyết "duy vật" hẳn hoi, trong khi đạo lý nhân quả là chứng minh chủng từ phát hiện, hiện hành hay đảo lại; cũng như khi người ta nói nhân nào quả đó, mảy mún không sai, nói như vậy tức là "thường kiến" ngoại đạo, vì đạo lý nhân quả chứng tỏ nếu có nhân mới có quả mà quả có thể không có nếu nhân bị đổi bỏ. Nhiều khi người ta đưa luận điệu bảo nhân quả nhất định không thể tránh được để muốn cho mọi người sợ hãi và dè dặt hành động của họ, nhưng đồng thời họ đã phủ nhận tất cả lập trường của Phật pháp, vì nếu nhất định không tránh được, nghĩa là nguyên nhân không thể đổi bỏ được thì tu hành làm gì và tu hành sao được? Kiểm tra lại sự nhận định và lối thuyết minh cẩu thả của chúng ta như thế, để mọi người thấy rằng đừng nghĩ Phật pháp có đạo lý này dễ, đạo lý kia khó, rồi nói càn nói bướng với cái mình cho là dễ, nói kiêu nói ngạo với cái mình cho là khó. Điều quan trọng của Phật pháp mà ai cũng phải biết, là đạo lý nào cũng chứa đựng toàn diện Phật pháp, nên phải dè chừng trong sự hơi hiểu và nhất là sự nói ra.

Đại cương đạo lý nhân quả có hai phần:

1. Tất cả các pháp đều có chủng tử riêng biệt, tâm có chủng tử của tâm,vật có chủng tử của vật, tất cả các pháp là những hiện hành do chủng tử của nó phát hiện, như vậy gọi là "đẳng lưu nhân quả".

2. Tất cả sự sống đều là nghiệp lực riêng biệt, khổ do nghiệp lực ác, vui do nghiệp lực thiện, tất cả sự sống là những hiện hành do nghiệp lực phát hiện, như vậy gọi là "dị thục nhân quả".

Hai hệ thống nhân quả này hiểu như thế nào nơi sinh mạng của ta? Ta gọi là sinh mạng của ta, nếu phân tích ra rồi gồm lại mà nói, thì sinh mạng là một danh từ gọi là sự hóa hợp của bao nhiêu hiện hành thuộc về tâm lý và vật lý; bao nhiêu hiện hành được phát hiện bởi bao nhiêu chủng tử riêng biệt của chúng nó, đó là hệ thống nhân quả đẳng lưu. Nhưng bao nhiêu hiện hành tâm lý vật lý hóa hợp thành một sinh mạng như vậy, sinh mạng đó hoặc đồng màu sắc khổ hoặc đồng màu sắc vui, khổ hay vui đó là hiện hành của nghiệp lực ác hay thiện; đó là hệ thống nhân quả dị thục. Gồm cả hai hệ thống nhân quả này lại là nhân quả nơi chánh báo, nơi nhân sinh, còn phía y báo, phía vũ trụ thì chỉ tùy thuộc và gồm vào nhân sinh (đẳng lưu quả của vũ trụ cũng chỉ là chủng tử ở "tạng thức" còn dị thục quả của vũ trụ cũng chỉ do nghiệp lực ảnh hiện).

Đại cương đạo lý nhân quả như vậy, có vài chi tiết cần phải chú ý:

Trước hết, cứ theo hệ thống nhân quả thứ hai, chúng ta thấy sự sống có ra là vì năng lực của hành động. Hành động thế nào sẽ hình thành sự sống như thế. Nên khế kinh nói "muốn biết hành động quá khứ như thế nào, thì chính sự sống ngày nay đó, muốn biết sự sống ngày sau như thế nào, thì chính hành động ngày nay đó". Và chính nguyên lý sự sống là phản ảnh của hành động này chứng minh rằng cũng chỉ hành động mới thay đổi sự sống. Nói như vậy hay nói rằng muốn thay đổi đời sống thì căn bản là phải thay đổi hành động, cũng như nhau. Cho nên làm ác phải khổ, muốn hết khổ được vui thì phải bỏ ác làm thiện. Hình thức sinh hoạt hiện tại của con người. Cũng nguyên lý đó, chứng tỏ hiện tại và mai hậu, hình thức sinh hoạt của con người muốn nó như thế nào là phải hóa cải hành vi của mình. Đó là nguyên lý mà đức Phật thiết lập ra phần giáo lý căn bản cho con người. Bởi vì nguyên lý đó thật là nguyên lý căn bản cũng như hành vi thật là căn bản của đời sống con người cà con người thật là căn bản của tất cả hình thức sinh hoạt của nó.

Thứ nữa, phụ thuộc vào chi tiết trên đây nếu ta đặt ra câu hỏi như thế này: khi cái nhân chưa ra kết quả, nhân ấy có thể đổi bỏ được không? Khi cái nhân đã kết quả, quả ấy có thể gia giảm được không? Đổi từ ngữ đi mà hỏi thì hành vi đã làm mà chưa kết quả, hành vi đó có thể đổi bỏ không? Hành vi đã tạo ra đời sống rồi nghĩa là đời sống hiện tại đây có thể thay đổi gì không? Nếu không thì như đã nói trước kia, sự tu hành có hiệu lực gì và tu hành sao được? Cho nên phải biết đạo lý nhân quả chứng minh tất cả vạn hữu trong đó con người cũng vậy, thảy thảy đều có thật có đặc tánh cố định nên chỉ "có thể có nếu có nguyên nhân". Đã là nếu thì nguyên nhân nếu không có, kết quả cũng không. Làm cho không nguyên nhân đi, đó là năng lực của sự tu hành. Làm cho không đi bằng cách nào? Là đem một nguyên nhân khác thay đổi vào nguyên nhân đó, đem một hành động đổi bỏ hành động, vì nguyên nhân hay hành động cũng không có một thứ nào có đặc tính cố định. Nếu cố định thì đã không thể có ra được. Đó là cắt nghĩa một nguyên nhân có thể đổi bỏ. Còn đời sống hiện tại, một kết quả đã có, thì sao? Đạo lý nhân quả nói trong dị thục nhân quả có "sĩ dụng nhân quả", nghĩa là nhân lực hiện tại có thể gia giảm đến thay đổi được đời sống hiện tại.

Đó là nguyên lý trong luật nhân quả chứng minh sự hành trì giáo lý "căn bản" của người tại gia thì hóa cải và có thể hóa cải được hình thức sinh hoạt hiện tại - Cho nên nhân quả là một luật rất hoạt động, trong đó các hệ thống nhân quả đổi bỏ nhau và hỗ trợ cho nhau. Do đó, thuyết định mạng ngày nay và thuyết thường kiến ngày xưa không thể đứng vững được với sự thật biến chuyển trong luật nhân quả và chính đó là tất cả nguyên lý căn bản của sự tu hành. Vạn hữu chuyển biến theo luật nhân quả nên khổ não có thể đổi bỏ và an lạc có thể kiến thiết.


---o0o---




tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương