BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang5/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49

Điều 63-2

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 10 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 sửa đổi ngày 08 tháng 7 năm 2000)

(Luật số 2002-307 ngày 04 tháng 3 năm 2002 Điều 3 Công báo ngày 05

tháng 3 năm 2002)

Người bị tạm giữ, theo yêu cầu của người này và trong thời hạn quy định tại đoạn cuối điều 63-1, có thể thông báo bằng điện thoại về biện pháp họ đang bị áp dụng cho người cùng sinh sống, một trong những người họ hàng trực hệ, một trong những anh, chị em, hoặc chủ sử dụng lao động.

Trong trường hợp cần thiết cho điều tra, sỹ quan cảnh sát tư pháp thấy không thể đáp ứng được yêu cầu trên, phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm biết để quyết định có cho phép hay không.
Điều 63-3

Người bị tạm giữ có thể yêu cầu được khám bệnh. Thầy thuốc sẽ do Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp chỉ định. Trong trường hợp gia hạn tạm giữ, đương sự có thể xin được khám bệnh lần thứ hai.

Bất cứ lúc nào, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp cũng có thể chủ động chỉ định một thầy thuốc đến khám bệnh cho người bị tạm giữ.

Khi không có yêu cầu của người bị tạm gữ, của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc của sỹ quan cảnh sát tư pháp, nhưng lại có yêu cầu của một người trong gia đình đương sự đương nhiên được khám bệnh; thầy thuốc sẽ do Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc sỹ quan cảnh sát chỉ định.

Thầy thuốc khám bệnh ngay cho người bị tạm giữ. Đặc biệt, trong giấy chứng nhận sức khỏe, thầy thuốc cho biêt sức khỏe của đương sự co cho phép tiếp tục tạm giữ hay không. Giấy này được lưu trong hồ sơ.

Không áp dụng các quy định tại điều này trong trường hợp việc khám bệnh phải tuân theo các quy định riêng.


Điều 63-4

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 11 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 85 Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

Lúc bắt đầu việc tạm giữ, người bị tạm giữ có thể yêu cầu được nói chuyện với luật sư. Khi người này không ở vào vị trí được lựa chọn một người, hoặc nếu không thể gặp được luật sư được lựa chọn, người này có thể yêu cầu chủ nhiệm đoạn luật sư chính thức chỉ định cho mình một luật sư.

Chủ nhiệm đoàn luật sư được thông báo về yêu cầu này ngay sau đó bằng bất kì phương tiện nào có thể.

Luật sư được lựa chọn có thể trao đổi với người bị tạm giữ trong các điều kiện được đảm bảo sự bí mật của cuộc nói chuyện. Người này được thông báo về loại và ngày được cho là xảy ra tội phạm đang bị điều tra bởi sỹ quan cảnh sát tư pháp hoặc bởi một nhân viên cảnh sát tư pháp dưới sự giám sát của người này.

Sau cuộc nói chuyện, không được kéo dài quá 30 phút, luật sư, nếu có cơ hội, đưa ra nhận xét bằng văn bản để lưu trong hồ sơ tố tụng.

Luật sư không được đề cập đến cuộc nói chuyện này cho bất kì ai trong thời hạn tạm giữ.

Khi thời hạn tạm giữ được gia hạn, người này cũng có thể yêu cầu nói chuyện với luật sư vào lúc bắt đầu việc gia hạn, theo các điều kiện và cách thức quy định tại các đoạn trên.

Nếu tạm giữ một người vì một tội phạm đề cập tại khoản 4, 6, 7, 8 và 15 điều 706-43, cuộc nói chuyện có thể chỉ diễn ra sau khi đã qua 48 giờ. Nếu tạm giữ vì một tội đề cập tại khoản 3 và 11 điều này, cuộc nói chuyện với luật sư chỉ có thể diễn ra sau khi đã qua 72 giờ. Công tố viên trưởng cấp quận được thông báo về định nghĩa các tội phạm được điều tra viên ghi lại vào cùng thời điểm người này được thông báo tạm giữ người.


Điều 63-5

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 6 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

Khi hoạt động điều tra đòi hỏi bắt buộc phải kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, thì chỉ có thể được thực hiện bởi một bác sỹ được mời đến vì mục đích này.


Điều 64

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 12 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp phải ghi trong báo cáo chính thức việc xét hỏi người bị tạm giữ, thời gian thẩm vấn người này và thời gian nghỉ giải lao giữa các buổi thẩm vấn, thời gian người này được phép ăn, ngày và giờ người này bị tạm giữ, và ngày, giờ người này được trả tự do hoặc đưa đến trước thẩm phán hoặc công tố viên có thẩm quyền. Sỹ quan ghi chú trong báo cáo bất kì yêu cầu nào được đưa ra theo các điều 63-2, 63-3 và 63-4 và việc trả lời họ.

Nếu từ chối, người liên quan phải ký nháy và ghi rõ điều này vào văn bản nói trên. Điều này là bắt buộc đối với văn bản này để nói rõ lý do tạm giữ.


Điều 65

Các ghi chú và chữ ký quy định tại Khoản 1, Điều 64 liên quan đến ngày giời bắt đầu và kết thúc việc tạm giữ, thời gian lấy cung, thời gian giữa các buổi lấy cung. Cũng phải được ghi vào một quyển sổ riêng lưu tại mọi trụ sở cảnh sát hoặc quân cảnh có thể tiếp nhận người bị tạm giữ.

Các ghi chú và chữ ký quy định tại khoản trên cũng phải được ghi vào quyển sổ ghi lời khai mà các sỹ quan cảnh sát tư pháp buộc phải lưu giữ ở đội hoặc ở cơ quan. Trong các biên bản được chuyến đển nhà chức trách tư pháp chỉ sao lại các ghi chú.
Điều 66

Các biên bản do sỹ quan cảnh sát tư pháp lập theo quy định tại các điều 54 và 62, phải được viết ngày tại chỗ và sỹ quan cảnh sát tư pháp phải ký vào từng tờ của biên bản.


Điều 67

Quy định tại các điều từ 54 đến 66 được áp dụng trong trường hợp tội ít nghiêm trọng quả tang và trong tất cả các trường hợp pháp luật quy định hình phạt tù giam.


Điều 68

Nếu Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm đến nơi xảy ra tội phạm, sỹ quan cảnh sát tư pháp sẽ bàn giao lại công việc cho Viện trưởng.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm sẽ thực hiện tất cả các công việc của cảnh sát tư pháp quy định tại Chương này.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm cũng có thể yêu cầu các sỹ quan cảnh sát tư pháp tiếp tục thục hiện công việc.


Điều 69

Trong trường hợp cần thiết cho điều tra, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc thẩm phán điều tra, khi thực hiện các công việc theo quy định tại Chương này, có thể sang quản hạt của các Tòa án lân cận với Tòa án nơi mình thực thi chức vụ để tiếp tục điều tra. Trong trường hợp này, phải thông báo trước cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm thuộc phạm vị thẩm quyền của Tòa án nơi mình sẽ đến và phải ghi lý do đi công tác vào biên bản.


Điều 70

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 86 I Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

Nếu cần điều tra một tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng quả tang, bị xử phạt ít nhất ba năm tù, có lý do chính đáng, công tố viên trưởng cấp quận có thể, không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của điều 73, ban hành lệnh khám xét bất kì ai có lý do xác đáng để nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm.

Các quy định tại điều 134 áp dụng cho việc thi hành lệnh này. Sỹ quan cảnh sát tư pháp nơi phát hiện người là đối tượng của lệnh này ra lệnh tạm giữ, có thể hỏi cung, không ảnh hưởng đến việc áp dụng điều 43 và khả năng của các điều tra viên đã nhận được các tình tiết từ trước đó đến hiện trường để tự mình tiến hành xét hỏi, sau khi được phép, nếu cần, gia hạn quyền tài phán theo điều 18. Công tố viên trưởng cấp quận ban hành lệnh khám xét được thông báo về điều này vào lúc bắt đầu tiến hành hoạt động. Người này có thể ra lệnh chuyển giao người này đến cơ sở của đội điều tra đã thụ lý vụ án trong thời gian tạm giữ.

Nếu trong quá trình điều tra không tìm thấy người là đối tượng của lệnh khám xét, và nếu công tố viên trưởng cấp quận ra lệnh điều tra một người không biết tên, lệnh khám xét vẫn có hiệu lực trong thời hạn điều tra, trừ khi bị thẩm phán điều tra huỷ bỏ.


Điều 72

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 13 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

Khi công tố viên trưởng cấp quận và thẩm phán điều tra đồng thời có mặt tại hiện trường, công tố viên trưởng cấp quận có thể khởi tố điều tra tư pháp thông thường sau đó thẩm phán có mặt thụ lý, ngoại trừ các quy định tại điều 83, nếu được áp dụng.


Điều 73

Trong trưởng hợp tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng quả tang có thể bị phạt tù, mọi người đều có quyền bắt và dẫn giải người phạm tội đến sỹ quan cảnh sát tư pháp nơi gần nhất.


Điều 74

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 77 III Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

Bổ sung đoạn sau vào cuối cùng: “Các quy định từ đoạn một đến ba cũng được áp dụng để điều tra một người bị thương nặng, khi chưa biết hoặc còn nghi ngờ về nguyên nhân gây thương tích cho người này.”


Điều 74-1

(Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 66 Công báo ngày 10

tháng 9 năm 2002)

Khi được thông báo về việc mất tích một người chưa thành niên hoặc người đã thành niên đang chấp hành lệnh giám hộ, sỹ quan cảnh sát tư pháp, được trợ giúp nếu cần bởi các nhân viên cảnh sát tư pháp, có thể, theo chỉ thị của công tố viên trưởng cấp quận, tiến hành các hành động quy định tại các điều từ 56 đến 62, nhằm tìm ra người đã mất tích. Tám ngày sau khi ban hành chỉ thị của công tố viên trưởng cấp quận, những hoạt động điều tra này có thể tiếp tục dưới hình thức một cuộc điều tra sơ bộ.

Công tố viên trưởng cấp quận cũng có thể yêu cầu mở một cuộc điều tra tìm kiếm nguyên nhân mất tích. Các quy định tại điều này cũng áp dụng khi việc mất tích người đã thành niên phát sinh vấn đề, do các tình tiết, hoặc độ tuổi hoặc sức khoẻ của người liên quan.
Điều 74-2

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 87 Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp, cùng với nhân viên cảnh sát tư pháp khi cần, có thể, theo chỉ thị của công tố viên trưởng cấp quận, tiến hành các biện pháp quy định tại các điều từ 56 đến 62 để tìm kiếm một người bỏ trốn trong những trường hợp sau:

1º một người là đối tượng của lệnh bắt do thẩm phán điều tra, thẩm phán giám sát, phòng điều tra hoặc chủ tịch, hoặc chánh toà đại hình ban hành, khi người đó trình diện trước toà án xét xử;

2º một người là đối tượng của lệnh bắt do toà án xét xử hoặc thẩm phán thi hành án ban hành;

3º một người bị kết án tù không cho hưởng án treo ít nhất một năm, khi đã thi hành hình phạt hoặc thời hạn kháng cáo đã hết.

Khi việc tìm kiếm một người bỏ trốn là tối cần thiết cho việc điều tra và có lý do chính đáng cho điều này, thẩm phán giám sát10 toà án sơ thẩm có thể, theo yêu cầu của công tố viên trưởng cấp quận, cho phép can thiệp, ghi âm và lưu lại thư tín được gửi bằng phương tiện truyền thông, theo các phương pháp quy định tại các điều 100, 100-1 và 100-3 đến 100-7, trong thời hạn đến hai tháng, có thể gia hạn theo các điều kiện tương tự về hình thức và thời hạn, tối đa 6 tháng trong các vụ án hình sự. Các hoạt động này được tiến hành dưới sự giám sát và kiểm tra của thẩm phán giám sát.

Nhằm áp dụng các quy định tại các điều từ 100-3 đến 100-5, thẩm quyền được trao cho thẩm phán điều tra hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp do thẩm phán phân công được thực hiện bởi công tố viên trưởng cấp quận hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp được thẩm phán triệu tập.

Thẩm phán giám sát thông báo ngay các biện pháp tiến hành theo đoạn trên.


CHƯƠNG II

ĐIỀU TRA SƠ BỘ CỦA CẢNH SÁT

Các điều từ 75 đến 78

Điều 75

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 104 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 39 Công báo ngày 10

tháng 9 năm 2002)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp và các nhân viên cảnh sát tư pháp quy định tại Điều 20, dưới sự giam sát cảu sỹ quan cảnh sát, tự mình tiến hành điều tra sơ bộ hoặc theo lệnh của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm.

Những công việc trên đều thuộc thẩm quyền giám sát của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm.

Sỹ quan và nhân viên cảnh sát tư pháp thông báo cho nạn nhân, sử dụng bất kì phương tiện giao tiếp nào, về các quyền của họ:

1º để được bồi thường thiệt hại phải chịu;

2º để thực hiện các quyền của một bên dân sự nếu công tố viên đã truy tố hoặc trực tiếp đưa thủ phạm ra trình diện trước toà án có thẩm quyền hoặc nộp khiếu nại chính thức đến thẩm phán điều tra;

3º nếu họ muốn thực hiện các quyền của bên dân sự, được trợ giúp bởi một luật sư theo lựa chọn của họ hoặc, theo yêu cầu của họ, bởi một luật sư do chủ nhiệm đoàn luật sư nơi toà án có thẩm quyền chỉ định. Chi phí do nạn nhân chịu trừ khi họ được hưởng trợ giúp pháp lý hoặc nếu họ được bảo hiểm bảo vệ pháp lý chi trả;

4º để được trợ giúp bởi một dịch vụ thuộc một hoặc nhiều hơn các cơ quan địa phương hoặc một hiệp hội trợ giúp nạn nhân được phê chuẩn;

5º chuyển giao vụ án, khi phù hợp, cho uỷ ban bồi thường nạn nhân của tội phạm, khi tội phạm thuộc phạm vi các điều 706-3 và 706-14.”
Điều 75-1

(Bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 15 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Khi chỉ thị cho sỹ quan cảnh sát tư pháp tiến hành điều tra sơ bộ, công tố viên trưởng cấp quận ấn định thời hạn tiến hành điều tra. Người này có thể gia hạn điều tra với theo đề nghị của điều tra viên.

Khi tự mình tiến hành điều tra, sỹ quan cảnh sát tư pháp thông báo tiến trình điều tra cho công tố viên trưởng cấp quận khi đã tiến hành được hơn 6 tháng.
Điều 75-2

(Bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 15 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp tiến hành điều tra sơ bộ một tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng thông báo cho công tố viên trưởng cấp quận ngay khi xác định được người mà có chứng cứ cho rằng họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm.


Điều 76

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 79 II Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005 Điều 39 I Công báo ngày 13

tháng 12 năm 2005)

Không được tiến hành khám xét, viếng thăm nơi ở và thu giữ đồ vật mà không có sự đồng ý công khai của người chủ căn nhà nơi diễn ra hoạt động.

Người liên quan phải viết văn bản đồng ý hoặc, nếu người này không thể viết, thì phải ghi chú điều này trong báo cáo chính thức, cùng với sự đồng ý của người này.

Các quy định tại các điều 56 và 59 (đoạn một) được áp dụng.

Nếu sự cần thiết cho việc điều tra một tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng bị xử phạt tù 5 năm hoặc nhiều hơn cho thấy lý do chính đáng, thẩm phán giám sát và tự do11 của toà án cấp sơ thẩm có thể, theo yêu cầu của công tố viên trưởng cấp quận, quyết định, bằng một quyết định văn bản có nêu lý do, là các hoạt động quy định tại điều này sẽ được tiến hành không cần sự đồng ý của người chủ căn nhà nơi diễn ra hoạt động này. Với hình phạt huỷ bỏ, phán quyết của thẩm phán giám sát nêu rõ cấu thành của tội phạm đang thu thập chứng cứ, cũng như địa chỉ địa điểm có thể tiến hành các hoạt động này. Các hoạt động này được tiến hành dưới sự chỉ đạo của thẩm phán ra lệnh, người này có thể đến các địa điểm nói trên để đảm bảo là các quy định pháp lý được tuân thủ. Với hình phạt huỷ bỏ, các biện pháp này không có mục đích nào ngoài việc tìm kiếm và ghi lại tội phạm chỉ ra trong phán quyết của thẩm phán giám sát. Tuy nhiên, nếu những hoạt động này phát hiện ra các tội phạm khác với các tội theo phán quyết này, thì điều này không tạo thành căn cứ huỷ bỏ tố tụng liên quan.

Nhằm áp dụng những đặc tính này, thẩm phán giám sát và tự do của toà án quận nơi các công tố viên tiến hành điều tra có thẩm quyền, bất kể quyền tài phán nơi diễn ra việc khám xét. Thẩm phán giám sát và tự do có thể đi đến địa điểm ở bất kì đâu trên lãnh thổ quốc gia. Công tố viên trưởng cấp quận có thể chuyển vấn đề cho thẩm phán giám sát và tự do của toà án quận có quyền tài phán theo lãnh thổ nơi diễn ra việc khám xét, thông qua trung gian là công tố viên trưởng cấp quận của toà án đó.


Điều 76-2

(Bổ sung bởi Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 30 º2 Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

Công tố viên trưởng cấp quận hoặc, với sự cho phép của người này, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể ra lệnh lấy mẫu thân thể quy định tại điều 55-1.

Các quy định tại đoạn hai và ba của điều 55-1 được áp dụng.
Điều 76-3

(Bổ sung bởi Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 30 º2 Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

Sỹ quan cảnh sát có thể, theo nhu cầu điều tra, sử dụng các quy trình quy định tại điều 57-1, theo các điều khoản của điều 76.


Điều 77

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 104 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-307 ngày 04 tháng 3 năm 2002 Điều 1 Công báo ngày 05

tháng 3 năm 2002)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể tạm giữ để phục vụ cho việc điều tra bất kì ai có một hoặc nhiều lý do xác đáng để nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm. Người này thông báo cho công tố viên trưởng cấp quận về điều này khi bắt đầu tạm giữ. Không được tạm giữ quá 24 giờ.

Trước khi hết thời hạn 24 giờ, công tố viên trưởng cấp quận có thể gia hạn tạm giữ thêm một lần nữa không quá 24 giờ. Việc gia hạn này chỉ được phép sau khi người này trước đó đã trình diện trước công tố viên này. Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ có thể cho phép bằng một quyết định văn bản có nêu lý do mà không cần trình diện từ trước. Nếu việc điều tra được tiếp tục tại một khu vực khác với nơi có trụ sở của công tố viên trưởng cấp quận giải quyết tội phạm, việc gia hạn có thể được cho phép bởi công tố viên trưởng nơi biện pháp này được tiến hành.

Theo chỉ thị của công tố viên trưởng cấp quận giải quyết vụ án, khi kết thúc việc tạm giữ, người mà các tài liệu thu thập được dẫn đến việc truy tố được trả tự do hoặc chuyển đến công tố viên.

Để thi hành điều này, khu vực quyền tài phán của các toà án tại Paris, Nanterre, Bobigny và Créteil tạo thành một quyền tài phán đơn nhất.

Quy định tại các điều 63-1, 63-2, 63-3, 64 và 65 áp dụng cho việc tạm giữ xảy ra trong khuôn khổ Chương này.


Điều 77-1

(Luật số 85-1047 ngày 30 tháng 12 năm 1985 Điều 12 và 94 Công báo ngày 31

tháng 12 năm 1985, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 1986)

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 12 Công báo ngày 24

tháng 6 năm 1999)

Nếu bất kì việc kiểm tra hoặc báo cáo khoa học hoặc kỹ thuật nào cần được tiến hành, công tố viên trưởng cấp quận hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp do người này chỉ định có thể triệu tập bất kì ai có đủ tiêu chuẩn.

Quy định tại các đoạn hai, ba và bốn điều 60 được áp dụng.
Điều 77-1-1

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 18 º2 Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

Công tố viên trưởng cấp quận hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp theo uỷ quyền của người này, có thể ra lệnh cho bất kì ai, cơ quan hoặc tổ chức, công hoặc tư, hoặc bất kì dịch vụ công nào sở hữu tài liệu liên quan đến việc điều tra đang diễn ra, bao gồm những gì lấy từ một máy vi tính hoặc hệ thống xử lý dữ liệu đã đăng ký, để cung cấp cho họ những tài liệu này. Nếu không có các căn cứ hợp pháp, trách nhiệm giữ bí mật nghề nghiệp không thể đưa ra là lý do cho việc không tuân thủ lệnh này. Khi những lệnh này liên quan đến người đề cập tại các điều từ 56-1 đến 56-3, việc chuyển giao những tài liệu này chỉ có thể xảy ra với sự đồng ý của họ.

Khi không đáp ứng những lệnh này, các quy định tại đoạn hai điều 60-1 được áp dụng.

Điều 77-1-2

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 80 III Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

Được sự uỷ quyền của công tố viên trưởng cấp quận, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể tiến hành các biện pháp quy định tại đoạn một điều 60-2.

Được sự uỷ quyền của thẩm phán giám sát, được trao quyền tài phán, vì mục đích này, bởi công tố viên trưởng cấp quận, sỹ quan cảnh sát có thể tiến hành các biện pháp quy định tại đoạn hai điều 60-2.

Tổ chức hoặc cá nhân liên quan kịp thời cung cấp thông tin được yêu cầu, bằng các phương tiện truyền thông hoặc máy vi tính.

Việc từ chối đáp ứng yêu cầu này mà không có lý do hợp pháp bị xử phạt theo các quy định tại đoạn bốn điều 60-2.
Điều 77-2

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 73 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2000-1354 ngày 30 tháng 12 năm 2000 Điều 23 Công báo ngày 31 tháng 12 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 34 Công báo ngày 10 tháng 9 năm 2002)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 4 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

Bất kì ai bị tạm giữ trong quá trình điều tra sơ bộ hoặc trong quá trình điều tra một tội quả tang mà sáu tháng kể từ khi hết thời hạn tạm giữ vẫn chưa bị truy tố, có thể hỏi công tố viên trưởng cấp quận khu vực nơi xảy ra việc tạm giữ về kết quả hoặc dự đoán kết quả chắc chắn xảy ra của vụ án. Câu hỏi được gửi qua đường bưu điện với yêu cầu thông báo khi nhận được. Những quy định này không áp dụng cho việc tìm hiểu liên quan đến các tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng thuộc phạm vi điều 706-73.
Điều 77-3

(Bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 73 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 34 Công báo ngày 10

tháng 9 năm 2002)

Khi việc điều tra không được tiến hành theo sự chỉ đạo của công tố viên trưởng cấp quận tại toà án cấp sơ thẩm nơi xảy ra việc tạm giữ, người bị tạm giữ phải gửi ngay yêu cầu quy định tại điều 77-2 cho công tố viên trưởng cấp quận tiến hành điều tra.


Điều 77-4

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 4 Công báo ngày 10 tháng 3

năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

Nếu các yêu cầu đối với việc điều tra một tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng bị xử phạt ít nhất ba năm tù cho thấy lý do chính đáng, công tố viên trưởng cấp quận có thể ban hành lệnh khám xét người nào có lý do xác đáng để nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện tội phạm.

Các quy định tại đoạn hai và ba điều 70 được áp dụng.
Điều 78

(Luật số 2002-307 ngày 04 tháng 3 năm 2002 Điều 1 Công báo ngày 05

tháng 3 năm 2002)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 82 II Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

Những người được sỹ quan cảnh sát tư pháp triệu tập do yêu cầu điều tra có nghĩa vụ phải có mặt. Được sự uỷ quyền trước đó của công tố viên trưởng cấp quận, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật để buộc người không tuân theo lệnh triệu tập hoặc người có lý do để nghi ngờ là họ sẽ không thi hành lệnh triệu tập phải trình diện.

Không được tạm giữ người lâu hơn thời gian cần thiết cho việc xét hỏi nếu không có lý do xác đáng để nghi ngờ họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm.

Sỹ quan cảnh sát tư pháp lập một báo cáo chính thức về các tuyên bố của họ. Nhân viên cảnh sát tư pháp đề cập tại điều 20 cũng có thể, dưới sự giám sát của sỹ quan cảnh sát tư pháp, xét hỏi người được triệu tập.

Các báo cáo chính thức được soạn thảo theo các điều kiện quy định tại các điều 62 và 62-1.
CHƯƠNG III

KIỂM TRA VÀ XÁC MINH CĂN CƯỚC

Các điều từ 78-1 đến 78-6



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương