A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường



tải về 6.82 Mb.
trang41/71
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích6.82 Mb.
#24036
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   71

Mẫu 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

straight connector 122


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Kính gửi: .............................................................................................(1)

1. Thông tin về chủ giấy phép:

1.1. Tên chủ giấy phép:…........................................................................................

1.2. Địa chỉ:…………………....................................…....……........….................

1.3. Điện thoại:……...……… Fax: ………...……… Email: …............................

1.4. Giấy phép ...............(2) số:.......... ngày.......tháng.......năm........ do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp.

2. Lý do đề nghị cấp lại giấy phép:..................................................................(3)

3. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:

- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.

- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.

4. Cam kết của chủ giấy phép:

- (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- (Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.

- (Chủ giấy phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố..............................................................................................................(4)

Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét cấp lại Giấy phép............................(5) cho (tên chủ giấy phép)./.



......., ngày.......tháng.......năm........

Chủ giấy phép

Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)

Hstraight arrow connector 121ƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:


  1. Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp gia hạn/điều chỉnh giấy phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).

  2. Tên loại giấy phép được cấp (giấy phép thăm dò nước dưới đất/khai thác, sử dụng nước dưới đất/ khai thác, sử dụng nước mặt/khai thác, sử dụng nước biển/xả nước thải vào nguồn nước).

  3. Trình bày rõ lý do đề nghị cấp lại giấy phép.

(4) Phần ghi này áp dụng cho trường hợp cấp giấy phép tài nguyên nước thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(5) Tên giấy phép đề nghị cấp lại.


10. Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trụ sở đặt tại số 3 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực 4, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang.

- Khi đến nộp hồ sơ tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải nộp đủ hai (02) bộ hồ sơ.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các thủ tục tiếp theo.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.

- Sau khi bổ sung đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trao cho người xin cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: vào ngày làm việc trong tuần (thứ 7, chủ nhật và ngày Lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức, cá nhân đến nhận giấy phép xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.

- Tổ chức, cá nhân xin cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất phải nộp phí và lệ phí, cán bộ thu viết biên nhận thu lệ phí trao cho người nộp.

- Cán bộ tiếp nhận trao giấy phép cho cá nhân và tổ chức xin cấp phép. Và người nhận phải ký nhận giấy phép.

Thời gian trao trả kết quả: trong giờ hành chính theo ngày hẹn.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính Nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị giấy phép hợp đồng lao động đối với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu;

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành theo quy định tại Mục I trong Danh mục mẫu hồ sơ cấp phép kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)



d) Thời hạn giải quyết: 28 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên Nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Phí, lệ phí (nếu có):

- Phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất: 1.000.000 đồng/hồ sơ.



i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 01).

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Mẫu số 02).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, giấy chứng nhận hộ đăng ký kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.

2. Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải am hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ nước dưới đất và đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:

Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất.

Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì phải có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề, đã trực tiếp thi công ít nhất mười (10) công trình khoan nước dưới đất và phải có chứng nhận đã qua khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất do Cục Quản lý tài nguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

- Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên.

- Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là người của tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân hành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất là mười hai (12) tháng.

3. Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toàn lao động theo quy định hiện hành.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 36 Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Điều 5, 6, 13 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

- Điểm c Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc Quy định các khoản thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích lại đơn vị thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Phụ lục III và IV).



Mẫu số 1
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ

KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT



(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất. )

straight connector 124


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT


Kính gửi: …………………………………….. (1)
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép:

1.1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………

1.2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………(2)

1.3. Số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp: …….…………. (đối với cá nhân đề nghị cấp phép) (3)

1.4. Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………. E-mail: ……………

1.5. Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình) số... ngày ... tháng ... năm ... do (tên cơ quan) cấp.

1.6. Bản kê khai năng lực chuyên môn kỹ thuật hành nghề khoan nước dưới đất của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:

a) Nguồn nhân lực:

- Thủ trưởng đơn vị hành nghề (đối với tổ chức) hoặc cá nhân: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).

- Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).

- Tổng số người: …………………… người, trong đó:

+ Số người có trình độ đại học trở lên: …………… người.

+ Số công nhân, trung cấp hoặc tương đương: …………… người.

b) Máy móc, thiết bị chủ yếu:

- Máy khoan:

Tên máy, thiết bị khoan

Ký, mã hiệu

Nước sản xuất

Năm sản xuất

Công suất

Đường kính khoan lớn nhất (mm)

Chiều sâu khoan lớn nhất (m)

Số lượng (bộ)

Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị khoan

 

 

 

 

 

 

 

- Thiết bị khác:

Tên máy, thiết bị

Ký, mã hiệu

Nước sản xuất

Năm sản xuất

Thông số kỹ thuật chủ yếu

Số lượng (bộ)

Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị của tổ chức, cá nhân (máy bơm các loại, máy nén khí, thiết bị đo địa vật lý, dụng cụ đo mực nước, lưu lượng, máy định vị GPS...)

 

 

 

 

 

(Trường hợp máy khoan và các thiết bị hành nghề không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thì phải kèm theo hợp đồng liên doanh hoặc giấy tờ, tài liệu để chứng minh việc được sử dụng hợp pháp máy khoan, thiết bị trong thời gian hành nghề)

2. Nội dung đề nghị cấp phép:

2.1. Quy mô hành nghề: …………………………………………..…………………(4)

2.2. Thời gian hành nghề: …………………………………………..………………..(5)

3. Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………. (6)

4. Cam kết của chủ giấy phép:

(Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố.... (7)

(Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) có đủ máy, thiết bị, năng lực chuyên môn để hành nghề khoan nước dưới đất theo quy mô đề nghị cấp phép nêu trên. (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết các nội dung, thông tin ghi trong Đơn, các tài liệu kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét và cấp giấy phép hành nghề cho (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./.



  

ngày ... tháng ... năm …
Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN

(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu hành nghề với quy mô lớn) hoặc UBND cấp tỉnh (nếu hành nghề với quy mô vừa và nhỏ).

(2) Ghi rõ địa chỉ (số nhà, đường phố/thôn/ấp, phường/xã/thị trấn, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố) nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), địa chỉ thường trú (đối với cá nhân hộ gia đình) của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

(3) Cá nhân đề nghị cấp phép hành nghề phải nộp kèm bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu.

(4) Ghi rõ quy mô đề nghị cấp phép hành nghề là: nhỏ, vừa, lớn.

(5) Ghi tối đa 5 năm.

(6) Liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo Đơn.

(7) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), địa chỉ thường trú (đối với cá nhân hộ gia đình) của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Quản lý tài nguyên nước).

 


Mẫu số 2
MẪU BẢN KHAI KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG

KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH

VỀ KỸ THUẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất. )

straight connector 123

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG

KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH

VỀ KỸ THUẬT
1. Họ và tên: ………………………………………………………….…………………

2. Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………...……………

3. Nơi sinh: ……………………………………………………………….……………

4. Số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp: ………………………..………………

5. Địa chỉ thường trú: …………………………………………………….……………

6. Trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo: ……………………………………

7. Các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp: ………………………………………………

8. Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan nước dưới đất: …………………………

9. Đã trực tiếp tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng hoặc thi công, chỉ đạo thi công các công trình khoan nước dưới đất như sau:

- Công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày: …………………………(số công trình);

- Công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đến 3000 m3/ngày: ………...(số công trình);

- Công trình có lưu lượng từ 3000 m3/ngày trở lên: ………………….. (số công trình);

10. Thống kê các công trình đã trực tiếp tham gia thực hiện:

STT

Thông tin về công trình đã thực hiện

Thời gian thực hiện (2)

Chủ công trình (3)

Tên công trình

Vị trí (xã, huyện, tỉnh)

Lưu lượng, m3/ngày đêm

Vai trò trong việc thực hiện (1)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 

 

(Kèm theo giấy tờ chứng minh đã tham gia thiết kế, lập đề án, báo cáo, chỉ đạo thi công hoặc trực tiếp thi công đối với các công trình khoan nước dưới đất kê khai trong bảng nêu trên).

Tôi xin cam đoan các thông tin kê khai nêu trên là đúng sự thật./.



 



Xác nhận của tổ chức, cá nhân (đề nghị cấp phép)

…….. ngày.... tháng..... năm …..
Người khai
(ký, ghi rõ họ tên)



Ghi chú:

(1) Ghi rõ là chủ trì hoặc tham gia lập đề án, lập báo cáo, thiết kế giếng, chỉ đạo thi công hoặc trực tiếp thi công…

(2) Ghi rõ tháng, năm, thời gian tham gia thực hiện, thi công công trình.

(3) Ghi rõ tên của chủ công trình.

 

11. Gia hạn, điều chỉnh nội dung Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ



a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cơ quan hành chính Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang. Trụ sở đặt tại số 3, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực 4, Phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Khi đến nộp hồ sơ cá nhân, tổ chức xin cấp phép phải nộp đủ 02 bộ hồ sơ, giấy tờ kèm theo phải có công chứng.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các thủ tục tiếp theo.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.

- Sau khi bổ sung đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trao cho người xin gia hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: vào ngày làm việc trong tuần (thứ 7, chủ nhật và ngày Lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức, cá nhân đến nhận giấy phép xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.

- Tổ chức, cá nhân xin gia hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất phải nộp phí và lệ phí, cán bộ thu viết biên nhận thu lệ phí trao cho người nộp.

- Cán bộ tiếp nhận trao giấy phép cho cá nhân, tổ chức xin gia hạn và người nhận phải ký nhận giấy phép.

Thời gian trao trả kết quả: trong giờ hành chính theo ngày hẹn.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Bảng tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất do tổ chức, cá nhân thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép đã được cấp;

- Đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép mà có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật thì ngoài hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép còn bao gồm:

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu.

+ Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật.

- Đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép, ngoài những tài liệu quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 14 của Thông tư 40/2014/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép còn bao gồm giấy tờ, tài liệu chứng minh việc thay đổi địa chỉ thường trú (đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân hộ gia đình hành nghề) hoặc các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực đáp ứng quy mô hành nghề theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Thông tư 40/2014/TT-BTNMT (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh quy mô hành nghề).

Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành theo quy định tại Mục II trong Danh mục mẫu hồ sơ cấp phép kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

d) Thời hạn giải quyết: 23 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên Nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

h) Lệ phí (nếu có):

- Phí thẩm định hồ sơ gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất: 500.000đồng/hồ sơ.



i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 04)

- Bảng tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất do tổ chức, cá nhân thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép đã được cấp (Mẫu số 05).

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép;



k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, giấy chứng nhận hộ đăng ký kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.

2. Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải am hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ nước dưới đất và đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:

Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất.

Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì phải có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề, đã trực tiếp thi công ít nhất mười (10) công trình khoan nước dưới đất và phải có chứng nhận đã qua khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất do Cục Quản lý tài nguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

- Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên.

- Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là người của tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân hành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất là mười hai (12) tháng.

3. Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toàn lao động theo quy định hiện hành.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 36 Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Khoản 3 Điều 14 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Điều 8, 9, 14 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

- Điểm c Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc Quy định các khoản thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích lại đơn vị thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Phụ lục III và IV).

Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT, ngày 11/7/2014

của Bộ Tài nguyên và Môi trường)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

straight arrow connector 127Độc lập - Tự do - Hạnh phúcstraight connector 126


ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Kính gửi: ………….......................……………………..(1)

1. Thông tin về chủ giấy phép:

1.1. Tên chủ giấy phép:..........................................................................................

1.2. Địa chỉ:............................................................................................................

1.3. Điện thoại:…………….Fax: ……………… E-mail:..................................

1.4. Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình) số... ngày … tháng … năm … do (tên cơ quan) cấp.

1.5. Các thông tin về giấy phép đã được cấp: (Giấy phép số…., cấp ngày … tháng … năm …, cơ quan cấp…; quy mô hành nghề…, thời hạn của giấy phép…).

1.6. Bản kê khai năng lực chuyên môn kỹ thuật hành nghề khoan nước dưới đất của chủ giấy phép (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh quy mô hành nghề):

a) Nguồn nhân lực:

- Thủ trưởng đơn vị hành nghề (đối với tổ chức) hoặc cá nhân: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).

- Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật: (họ tên, trình độ chuyên môn/ngành nghề được đào tạo, số năm công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề).

- Tổng số người: ……………………….. người, trong đó:

+ Số lượng có trình độ đại học trở lên: ….............……………..người.

+ Số công nhân, trung cấp hoặc tương đương: ………………..người.

b) Máy móc, thiết bị chủ yếu:

- Máy khoan:


Tên máy, thiết bị khoan

Ký, mã hiệu

Nước sản xuất

Năm sản xuất

Công suất

Đường kính khoan lớn

nhất (mm)



Chiều sâu khoan lớn nhất (m)

Số lượng (bộ)

Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị khoan























- Thiết bị khác:


Tên máy, thiết bị

Ký, mã hiệu

Nước sản xuất

Năm sản xuất

Thông số kỹ thuật chủ yếu

Số lượng

(bộ)


Liệt kê chi tiết tên từng loại thiết bị của tổ chức, cá nhân (máy bơm các loại, máy nén khí, thiết bị đo địa vật lý dụng cụ đo mực nước, lưu lượng, máy định vị GPS…)

















(Trường hợp máy khoan và các thiết bị hành nghề không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thì phải kèm theo hợp đồng liên doanh hoặc giấy tờ, tài liệu để chứng minh việc được sử dụng hợp pháp máy khoan, thiết bị trong thời gian hành nghề)

2. Tình hình thực hiện các quy định của giấy phép:................................... (2)

3. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép:..............................

4. Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:

- Thời hạn đề nghị gia hạn: (ghi rõ số tháng/hoặc năm nhưng tối đa không quá 03 năm).

- Nội dung đề nghị điều chỉnh: (ghi rõ nội dung đề nghị điều chỉnh).

5. Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:..................................... (3)

6. Cam kết của chủ giấy phép:

- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép) đã gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố:...................... (4)

- (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

(Tên tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép) có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật để hành nghề khoan nước dưới đất quy mô……Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo những nội dung nêu trên./.
., ngày … tháng … năm ……

Tổ chức/cá nhân đề nghị

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN

(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu hành nghề với quy mô lớn) hoặc UBND cấp tỉnh (nếu hành nghề với quy mô vừa và nhỏ).

(2) Chủ giấy phép tự đánh giá về tình hình thực hiện quy định của giấy phép trong quá trình hành nghề như: tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan, bảo vệ nguồn nước dưới đất, về thực hiện chế độ báo cáo, các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện; về tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các quy định của pháp luật có liên quan…

(3) Liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo hồ sơ.

(4) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức), địa chỉ thường trú (đối với cá nhân hộ gia đình) của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép (trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Quản lý tài nguyên nước).

Mẫu số 05

(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT, ngày 11/7/2014

của Bộ Tài nguyên và Môi trường)


TÊN CHỦ GIẤY PHÉP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

straight connector 125


.........., ngày..... tháng..... năm........

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP

(từ tháng..../năm.....đến tháng...../năm....)

TT


Tên công trình


Tên chủ công trình


Lưu lượng công trình

3

(m /ngày


đêm)

Số lượng giếng


Vị trí công trình



Xã/ phườn, thị trấn

Quận/huyện, thị xã, thành phố

Tỉnh/thành phố

1






















2






















3






















4






















5






















6






















.....














































......, ngày.......tháng.......năm......

Chủ giấy phép

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

12. Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trụ sở đặt tại số 3 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực 4, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang.

- Khi đến nộp hồ sơ tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép phải nộp đủ hai (02) bộ hồ sơ.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các thủ tục tiếp theo.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.

- Sau khi bổ sung đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trao cho người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: vào ngày làm việc trong tuần (thứ 7, chủ nhật và ngày Lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức, cá nhân đến nhận giấy phép xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại phép hành nghề khoan nước dưới đất phải nộp phí và lệ phí, cán bộ thu viết biên nhận thu lệ phí trao cho người nộp.

- Cán bộ tiếp nhận trao giấy phép cho cá nhân và tổ chức xin cấp phép và người nhận phải ký nhận giấy phép.

Thời gian trao trả kết quả: trong giờ hành chính theo ngày hẹn.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính Nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.

Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành theo quy định tại Mục I trong Danh mục mẫu hồ sơ cấp phép kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)



d) Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên Nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất


(Mẫu số 07).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp và điều kiện sau đây:

- Bị mất;

- Bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được;

- Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, giấy phép đã được

cấp còn hiệu lực ít nhất bốn mươi lăm (45) ngày.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 36 Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Điều 15 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.


Mẫu số 07



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

straight arrow connector 128

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP
HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang


1. Thông tin về chủ giấy phép:

1.1. Tên chủ giấy phép: ……………………………………………………………

1.2. Địa chỉ:……………………………………………………….……………………….

1.3. Điện thoại: ………………………………. Fax: ……….……… .

1.4. Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……………………………………………. ngày …..…… tháng ….…… năm ……………… do …………………………………………………. cấp.

1.5. Các thông tin về giấy phép đã được cấp: Giấy phép số …………………… ngày …… tháng ….… năm ………, cơ quan cấp ………………………………………………. ; quy mô hành nghề …………………………., thời hạn của giấy phép …………………………….



2. Lý do đề nghị cấp lại giấy phép:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

3. Cam kết của chủ giấy phép:

…………………………………………………. cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang .xem xét cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất cho …………………………………………………../.

..................., ngày…......tháng.........năm ...............

Chủ giấy phép


13. Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Tổ chức, cá nhân đề nghị lấy ý kiến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trụ sở đặt tại số 3 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực 4, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Khi đến nộp hồ sơ tổ chức, cá nhân đề nghị lấy ý kiến phải nộp đủ hai (02) bộ hồ sơ.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các thủ tục tiếp theo.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.

- Sau khi bổ sung đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trao cho người đề nghị lấy ý kiến.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: vào ngày làm việc trong tuần (thứ 7, chủ nhật và ngày Lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị lấy ý kiến phải nộp kinh phí lấy ý kiến theo chi phí thực tế, cán bộ thu viết biên nhận phí trao cho người nộp.

- Cán bộ tiếp nhận trao kết quả cho cá nhân, tổ chức lấy ý kiến và người nhận phải ký nhận lấy kết quả.

Thời gian trao trả kết quả: trong giờ hành chính theo ngày hẹn.

* Đối với dự án đầu tư xây dựng trên hồ, đập trên dòng nhánh thuộc lưu vực sông liên tỉnh: Trước khi triển khai lập dự án đầu tư, chủ dự án phải thông báo về quy mô, phương án đề xuất xây dựng công trình cho tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc lưu vực sông.



b) Cách thực thực hiện: Chủ dự án gửi văn bản lấy ý kiến, hồ sơ đến Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi dòng chính chảy qua, tổ chức lưu vực sông và các sở Tài nguyên và Môi trường liên quan. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi cho chủ dự án văn bản tổng hợp ý kiến về công trình dự kiến xây dựng.

c) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản lấy ý kiến.

- Quy mô, phương án chuyển nước.

- Phương án xây dựng công trình và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan.


d) Thời hạn giải quyết: 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi các tài liệu liên quan đến các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh.

- Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với sở, ban , ngành liên quan thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án tổng hợp ý kiến và trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

đ) Đối thượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên Nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản góp ý, tổng hợp ý kiến.

h) Kinh phí: Kinh phí tổ chức lấy ý kiến do chủ dự án chi trả.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý:

- Khoản 3 Điều 6 Luật tài nguyên nước năm 2012.

- Điều 2 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
14. Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trụ sở đặt tại số 3 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực 4, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Khi đến nộp hồ sơ tổ chức cá nhân đề nghị chuyển nhượng phải nộp đủ 02 bộ hồ sơ theo quy định.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các thủ tục tiếp theo.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.

- Sau khi bổ sung đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trao cho người đề nghị chuyển nhượng.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Bước 3: Nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Người đến nhận giấy phép xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng phải nộp lệ phí giấy phép, người thu lệ phí viết biên lai trao cho người nộp.

- Cán bộ tiếp nhận trao giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng.

- Người đến nhận phải ký nhận giấy phép.

Thời gian trao trả kết quả: trong giờ hành chính theo ngày hẹn.



b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;

- Báo cáo kết quả khai thác tài nguyên nước và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;

- Bản sao (chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; trường hợp bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao (chứng thực) quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.

* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Lệ phí (nếu có): không

- Lệ phí cấp lại giấy phép: 150.000đồng/giấy phép.



i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: chưa quy định

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Điều kiện của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:

+ Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa công trình khai thác vào hoạt động;

+ Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ về tài chính quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và đã nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước;

+ Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn hiệu lực ít nhất là một trăm hai mươi (120) ngày.

- Điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:

+ Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này;

+ Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.

- Việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật dân sự và có các nội dung chính sau đây:

+ Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;

+ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng trong việc thực hiện tiếp các công việc, nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân chuyển nhượng chưa hoàn thành tính đến thời điểm chuyển nhượng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 4 Điều 43 Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012.

- Điều 39 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Điểm c Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc Quy định các khoản thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) trích lại đơn vị thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Phụ lục III và IV).



15. Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trụ sở đặt tại số 3 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu vực 4, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Khi đến nộp hồ sơ tổ chức cá nhân đề nghị thẩm định phải nộp đủ 02 bộ hồ sơ.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các thủ tục tiếp theo.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.

- Sau khi bổ sung đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trao cho người đề nghị thẩm định.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Bước 3: Nhận quyết định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Người đến nhận quyết định xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.

- Cán bộ tiếp nhận trao giấy phép cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép.

- Người đến nhận phải ký nhận giấy phép.

Thời gian trao trả kết quả: trong giờ hành chính theo ngày hẹn.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước

* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

d) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ dự án

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định

h) Lệ phí (nếu có): chưa quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: chưa quy định

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối trở lên.

- Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước phải có các nội dung sau:

+ Thông số cơ bản của hồ chứa;

+ Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa tren sơ đồ mặt bằng;

+ Tọa độ, địa giới hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến1/2.000;

+ Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;

+ Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điểm a Khoản 1 Điều 31 Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012.

- Điều 12 Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.


Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 6.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   71




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương