1. Phân tích bài thơ


Vần thơ của Bác vần thơ thép



tải về 23.95 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2022
Kích23.95 Kb.
#52913
1   2   3   4
CHIỀU-TỐI.docx.-11a1 (2)

Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Anh/chị phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm rõ điều trên.
1. Giải thích
a. Chất thép:
- Hoàng Trung Thông lấy chữ thép từ bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi của Hồ Chí Minh: Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông.
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
- Thép ở đây có nghĩa là: tinh thần chiến đấu, tinh thần tiến công cách mạng.
- Chữ thép trong câu thơ của Hoàng Trung Thông có nghĩa nói đến chất thép trong con người Bác, trong thơ Bác. Đó là dũng khí của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh trong chốn lao tù: luôn bình tĩnh, ung dung, tự tại trước mọi khó khăn thử thách; luôn lạc quan yêu đời, coi thường mọi nguy hiểm, khó khăn; lấy nguy hiểm khó khăn trên đường đời làm lò lửa tôi luyện ý chí và tinh thần người chiến sĩ cách mạng.
b. Chất tình: là đời sống tâm hồn, là vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong chốn lao tù:
- Tấm lòng yêu nước thiết tha, luôn luôn ngày đêm trông ngóng về cố quốc: Không ngủ được, Mới ra tù tập leo núi …
- Tấm lòng yêu thương con người, những con người lao khổ, bất hạnh trong cuộc sống: Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Người bạn tù vừa mới chết, Phu làm đường …
- Lòng yêu thiên nhiên sâu sắc: Ngắm trăng, Trên đường đi …
- Khát vọng tự do cháy bỏng: Bị hạn chế …
2. Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối
a. Phân tích bài thơ:
- Hai câu đầu: (Xem đề bài trên)
- Hai câu sau: (Xem đề bài trên)
b. Rút ra chất thép, chất tình:
- Chất thép:
+ Hoài Thanh có nhận định: Ta thường nói trong thơ có thép. Nhưng phải hiểu như thế nào cho đúng. Cần phải hiểu linh hoạt mới được. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép là có chất thép.
Có nghĩa là: Trong thơ Bác nói chung, Nhật kí trong tù nói riêng có những bài, Bác trực tiếp nói về chuyện thép, như: Nhật kí trong tù, Bốn tháng rồi … Nhưng cũng có những bài Bác không hề nói đến chuyện thép nhưng vẫn hiện lên chất thép Hồ Chí Minh. Chiều tối là một ví dụ tiêu biểu.
+ Trong bài thơ này Hồ Chí Minh không trực tiếp nói đến chất thép, không hề nói đến tinh thần chiến đấu, tinh thần cách mạng. Theo Hoài Thanh ta có thể hiểu chất thép được thể hiện ở những điểm sau:
+ Trong thơ xưa, khi viết về buổi chiều, kết thúc bức tranh chiều tối là: màn đêm buông xuống, bóng tối bao trùm, vạn vật chìm vào trong giấc ngủ, sự sống ngưng đọng. Con người xuất hiện trong thơ là một người khách tha hương đang buồn bã, nhớ nhà, vọng cố hương :(thơ)
+ Trong hoàn cảnh tù đày, bị giải đi cả ngày, bị xiềng xích, gông cùm, đói khát, mệt
mỏi rã rời, người ta thường có tâm trạng chán nhường tuyệt vọng; mong đến nơi nghỉ ngơi, được ăn uống. Nếu có làm thơ thì đó là những vần thơ ai oán, than vãn, hờn trách cho số phận …
+ Còn trong bài thơ này, Hồ Chí Minh làm thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu người; có
cái nhìn tươi sáng, ấm áp về cuộc đời. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cô gái xay ngô vừa xong, khỏe khoắn, tươi vui, yêu đời và hình ảnh bếp lửa rực hồng, xua tan bóng đêm âm u và cái lạnh lẽo, im ắng nơi miền sơn cước.
- Chất tình:
+ Đó là cái nhìn cảm thông, sẻ chia với thiên nhiên, với cảnh vật qua hình ảnh cánh chim và chòm mây: cách chim mỏi mệt, rã rời sau một ngày kiếm ăn trở về tổ, chòm mây đơn lẻ trôi lững lờ, chậm chạp ngang qua bầu trời.
+ Đó còn là vẻ đẹp sâu xa trong tâm hồn người tù: từ cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ ấm, Người liên tưởng đến thân phận của kẻ tù đày tha hương, đang bị giải đi trên đất khách quê người, không biết đi đâu về đâu; đang bị xiềng xích, giam cầm không được như chòm mây tuy đơn lẻ nhưng tự do, nhởn nhơ trôi trên lưng trời.
+ Đó còn là cái nhìn cảm thông, đầy tình yêu thương với cô gái xay ngô. Công việc lao động của cô là công việc nặng nhọc, vất vả. Những vòng xoay của chiếc cối đá xay ngô cứ liên tục nặng nề xoay qua hình ảnh điệp và đảo cấu trúc câu: ma bao túc, bao túc ma hoàn … Và theo đó là những giọt mồ hôi của cô gái cứ liên tục rơi để có được một thành quả lao động tốt đẹp: cô đang chuẩn bị cho bữa ăn tối của gia đình. Vòng xoay vừa chấm dứt, lò than đã rực hồng, bữa tối đã chuẩn bị xong, gia đình quây quần bên mâm cơm. Có lẽ gương mặt cô gái cũng rạng ngời, vui vẻ, hòa vào niềm vui chung của gia đình. Một cái nhìn tươi vui, ấm áp, sẻ chia và cảm thông đầy tính nhân văn!
+ Đó còn là niềm tin yêu vào cuộc sống, vào tương lai, vào ánh sáng qua hình ảnh lò than đã rực hồng.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn mà cô đọng, giàu giá trị biểu cảm. Điều đặc biệt tạo nên giá trị của bài thơ không chỉ từ nội dung giàu tính nhân văn mà còn từ nét đẹp trong nghệ thuật biểu hiện. Đó là sức mạnh biểu đạt tỉnh cảm của ngôn từ, là sự kết hợp hài hoà giữa chất liệu cổ điển và tinh thần hiện đại. Đó là sự vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, tả cảnh ngụ tình… Bài thơ đã thực sự trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc đóng góp vào thành tựu đồ sộ của nền văn học nước nhà.
Thành công của bài thơ chính là yếu tố cổ điển kết hợp với hiện đại, giữa tâm hồn thi sĩ và tinh thần thép của người tù cách mạng. Bài thơ đã làm người đọc xúc động trước tình cảm nhân ái bao la của người tù chiến sĩ cộng sản HCM dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng Người vẫn vượt lên trên tất cả mọi sự khổ đau, đày đoạ về thể xác để đưa đến cho người đọc những vần thơ tuyệt bút. Đồng thời, bài thơ cũng minh chứng cho nét độc đáo trong phong cách thơ Bác như một nhà thơ từng nhận định rằng:” Thơ Bác đi từ ngôn ngữ đến hình tượng thơ luôn luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai.”

tải về 23.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương