1. Câu hỏi về adn, gen và cơ chế nhân đôi adn câu 1


Câu 8. Một gen có trình tự mạch mã như sau



tải về 1.27 Mb.
trang23/52
Chuyển đổi dữ liệu24.10.2023
Kích1.27 Mb.
#55412
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   52
SINH HỌC PHÂN TỬ CƠ BẢN
2 CƠ CHẾ PHIÊN MÃ
Câu 8.
Một gen có trình tự mạch mã như sau:

Trong quá trình thực hiện chức năng, gen có xảy ra một số đột biến, cụ thể:
ĐB1: Nucleotit C tại vị trí 13 bị thay thế bởi T.
ĐB2: Nucleotit A tại vị trí 16 bị thay thế bởi T.
ĐB3: Nucleotit T tại vị trí 31 bị thay thế bởi A.
ĐB4: Thêm 1 nucleotit T giữa vị trí 36 và 37
a. Hãy phân tích hậu quả của các đột biến trên.
b. Trong trường hợp nào thì các đột biến trên vẫn có thể biểu hiện kiểu hình kiểu dại? Giải thích.
Trả lời
a. - Đột biến 1,2,3 thay thế nu thứ 13, 16, 31 đều là các nu đầu tiên trong một mã bộ ba
=> không rơi vào trường hợp thoái hóa của mã bộ ba
=> hậu quả là đột biến sai nghĩa(thay thế một aa này thành 1 aa khác)
- Đột biến 4 chèn một nu vào vị trí giữa của hai bộ ba mã hóa a.a
=> Làm thay đổi trình tự a.a từ a.a thứ 12
=> gây đột biến dịch khung đọc mã di truyền
b. - Những trường hợp đột biến vẫn có thể biểu hiện kiểu hình dại là:
+ Xảy ra đột biến phục hồi làm a.a bị đột biến trở về trạng thái a.a ban đầu.
+ Xảy ra đột biến ức chế làm tRNA mang a.a ban đầu gắn vào vị trí bộ ba bị đột biến.
+ Đột biến xảy ra trong vùng không mã hóa intron
+ Đột biến xảy ra trong vùng không quyết định chức năng của chuỗi polypeptit
Câu 9.
Một trình tự amino acid của một protein kiểu dại được xác định như sau: Ser-Arg-Ile-Leu-Ala-Ala-Lys-Tyr. Người ta cũng tìm thấy một trình tự của một protein đột biến là: Ser-Arg-Ile-Trp-Arg-Gln-Asn-Tyr. Có thể có 1 đột biến duy nhất liên quan đến một nucleotit trên gen mã hóa đã tạo ra trình tự đột biến trên không? Giải thích.
Trả lời
- Có.
- Giải thích:
+ Đột biến thêm hoặc mất có thể làm thay đổi 4 a.a nhưng đây không phải đột biến dịch khung do số a.a không đổi, a.a cuối cùng vẫn là Tyr.
=> Đột biến nguyên khung
+ Đột biến thay thế chỉ có thể thay đổi từng a.a
=> Để chỉ có một đột biến duy nhất liên quan đến một nucleotit trên gen mã hóa đã tạo ra trình tự đột biến trên Đột biến đảo vị trí.
Câu 10. A, B, C, D là các chất chuyển hoá trung gian (không theo đúng thứ tự) trong một con đường hoá sinh của tế bào. Người ta tìm thấy 4 thể đột biến khác nhau kí hiệu từ D­1- D4. Khi nuôi cấy 4 thể đột biến này lần lượt trong các môi trường được bổ sung chất A, B, C và D, người ta thu được kết quả như sau: D1 chỉ sinh trưởng trong các môi trường có A hoặc D; D2 chỉ sinh trưởng trong các môi trường chứa A hoặc B hoặc D; D3 chỉ sinh trưởng trong môi trường có D; D4 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc B hoặc C hoặc D. Hãy vẽ sơ đồ các bước chuyển hoá của con đường hoá sinh trên và chỉ ra những bước chuyển hoá bị ức chế tương ứng ở các thể đột biến (D1- D4). Giải thích.
Trả lời
Sơ đồ chuyển hoá theo trình tự : C → B → A → D
- D1 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hoá enzim chuyển hoá B thành A.
- D2 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hoá enzim chuyển hoá C thành B.
- D3 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hoá enzim chuyển hoá A thành D.
- D4 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hoá enzim chuyển hoá hình thành chất C.
Ta có thể suy ra được trình tự các bước chuyển hoá dựa trên nguyên lý là nếu thể đột biến nào cần phải bổ sung tất cả các chất thì thể đột biến đó bị hỏng gen qui định enzim chuyển hoá tiền chất đầu tiên của con đường chuyển hoá.
Thể đột biến nào chỉ cần bổ sung một chất thì chất đó là sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hoá.

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương