1. Đặc điểm Ngôn ngữ



tải về 14.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích14.64 Kb.
#53510
đđ ngôn ngữ


1. Đặc điểm Ngôn ngữ
Thể thơ phổ biến thường sử dụng trong hát Đồng dao là thể thơ bốn chữ, bốn chữ biến thể và thể thơ lục bát, thơ hai chữ, ba chữ, thể thơ hỗn hợp. Thành phần cấu tạo một bài Đồng dao bao gồm âm điệu và thanh điệu, lối bắt vần chân, vần lưng tạo cho lời ca bài Đồng dao gần với chất ca xướng. Cùng với sự xuất hiện phổ biến của vần bằng (thanh không - thanh huyền), vần trắc (gồm 4 thanh còn lại) ở giữa dòng và cuối dòng tạo sự luân phiên thanh bằng, trắc làm nên tính trầm bổng cho giai điệu có chứa cả phần nhạc và phần thơ.
+ Vd: bài Thả đỉa ba ba xây dựng ở thể thơ bốn chữ, sử dụng lối bắt vần chân luân phiên thanh bằng trắc tương đối nhịp nhàng:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông...
Ngoài ra, trong một số bài Đồng dao khác sử dụng thể thơ hỗn hợp, thể thơ lục bát, có khi lời ca là sự kết hợp của thể thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ nhưng thực chất lại là sự biến thể của thể bốn chữ do yêu cầu mở rộng nội dung câu thơ. Thể thơ này hoàn toàn phù hợp với nhận thức của trẻ
+ Vd:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè…
Lời ca của Đồng dao có vị trí quan trọng trong việc thực hiện trò chơi âm nhạc bởi giúp trẻ dễ nhớ, dễ phát âm, nội dung lời ca có mối liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh, sự vật hiện tượng, nội dung trò chơi. Đặc biệt phần lời ca hỗ trợ cho động tác vận động của trò chơi linh hoạt phong phú và hấp dẫn.
+ Vd:
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật…
Phần lời ca rất thực tế với hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào thế giới tâm hồn trẻ thơ ngay từ lúc còn rất nhỏ như: cái cống, con ong, củ khoai chấm mật... kết hợp với lời thơ chân thành, giản dị là việc chơi trò chơi Nu na nu nống.
tải về 14.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương