* TÀi liệu bồi dưỠng lý luận chính trị


III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI



tải về 426.5 Kb.
trang17/41
Chuyển đổi dữ liệu03.03.2024
Kích426.5 Kb.
#56699
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   41
Tài Liệu Học Tập - Lớp Kết Nạp Đảng

III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI
1. Định hướng phát triển kinh tế
a) Định hướng phát triển quan hệ sản xuất
- Định hướng chung:
+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
+ Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.
- Về sở hữu và thành phần kinh tế:
+ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
+ Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế.
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.
+ Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Về kinh tế thị trường:
Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về quan hệ quản lý:
+ Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
+ Các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.
- Về quan hệ phân phối:
+ Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển;
+ Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
b) Định hướng phát triển lực lượng sản xuất
- Định hướng chung:
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Về kinh tế ngành:
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững.
+ Gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
+ Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế.
+ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.
- Về kinh tế vùng:
+ Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền;
+ Thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn.
- Về kinh tế đối ngoại:
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

tải về 426.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương