Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi


Điều chỉnh mà không có suy thoái



tải về 1.57 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Điều chỉnh mà không có suy thoái

Nghiên cứu về ổn định hoá kinh tế Hungary


Kiigazitás recesszió nélkül

Közgazdasági Szemle, XLIII. évf., 1996. július–augusztus (585–613. o.)
Ngày 12 tháng 3 năm 1995 Chính phủ Hungary và Ngân hàng trung ương công bố chương trình điều chỉnh và ổn định hoá nghiêm ngặt. Bài báo này thử đánh giá những kết quả ban đầu. Trước khi công bố chương trình Hungary đã hai năm liên tục bị thiếu hụt cán cân thanh toán khổng lồ, và đánh giá của quốc tế bắt đầu xấu đi. Do các biện pháp triệt để của chương trình nên đã tránh được tai hoạ tài chính tương tự như khủng hoảng Mexico. Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô đã được cải thiện rő rệt: sự thiếu hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán vãng lai đã giảm đáng kể, cán cân ngân sách sơ bộ đã trở thành dương. Thông thường các chương trình ổn định như vậy thường kéo theo sự sa sút kinh tế nghiêm trọng và gia tăng lớn về thất nghiệp, Hungary đã tránh được các tác động phụ này: GDP thay vì giảm sút nghiêm trọng đã tiếp tục tăng lên một chút, tỉ lệ thất nghiệp vẫn giữ nguyên. Cái giá phải trả cho cải thiện là khá đắt: mức sống giảm sút nhiều, lạm phát tăng nhanh, tuy là lạm phát vẫn ở trong dải vừa phải có thể kiểm soát được.

Bài báo giới thiệu các phương pháp không chính thống (heterodox) của chương trình: 1. phá giá mạnh đồng nội tệ, đưa ra trước chế độ thả nổi tỉ giá, và tạm thời tăng thuế quan với hàng nhập khẩu; 2. có chính sách thu nhập xác định để ép đạt được giảm 12 phần trăm lương thực tế; các biện pháp tài khoá, trong đó có cắt giảm các quyền hưởng phúc lợi (trước khi công bố chương trình các quyền hưởng này đã là những điều kiêng kị không ai dám đụng tới); 4. cung tín dụng được phân nhóm lại có lợi cho khu vực kinh doanh, tăng tính sinh lợi; 5. chính sách tiền tệ thắt chặt (tuy là không thắt chặt quá mức) tạo điều kiện mở rộng cho các xí nghiệp thành công; 6. đẩy nhanh tư nhân hoá, các bước tiến lớn và thành công trong tư nhân hoá các ngành cốt yếu (năng lượng và viễn thông).

Cuối cùng công trình cảnh báo đừng quá tin, và nhắc nhở tới các mối hiểm nguy khả dĩ. Sự cải thiện kinh tế vĩ mô vẫn còn yếu ớt. Nét đặc trưng đáng tin cậy nhất của sự phát triển của Hungary là sự tăng trưởng mạnh mẽ và thường xuyên của năng suất.1
Chính phủ và Ngân hàng trung ương Hungary đã công bố một chương trình điều chỉnh-ổn định hoá quyết liệt vào ngày 12-3-1995.2 Chương trình đang được thực hiện mười lăm tháng nay. Bài báo của tôi thử xem xét và đánh giá lại những kết quả đã đạt được đến nay.

Thuật ngữ điều chỉnh và ổn định hoá được sử dụng để gọi nhiều loại chương trình chính sách kinh tế; chương trình thường có - bên cạnh các thành phần khác- các biện pháp quyết liệt giảm lạm phát. Chương trình 1995 ở Hung không phải vậy. Nó thuộc loại các chương trình điều chỉnh-ổn định, mà chủ yếu nhắm vào việc loại trừ các rối loạn nghiêm trọng cân đối thanh toán vãng lai và cân đối ngân sách, và đồng thời để tránh khủng hoảng nợ nước ngoài và trong nước.

Mười lăm tháng là một khoảng thời gian ngắn. Phải thận trọng và có mức độ với việc ăn mừng những thành công ban đầu - những kết quả có thể tuột khỏi tay chúng ta khá dễ dàng. Thực ra có lẽ đúng hơn khi phải thêm vào tiêu đề của bài báo là: "điều chỉnh - cho đến nay chưa có suy thoái".3 Đi cùng với sự cảnh báo nhắc nhở này, hiện nay cũng đáng xem xét những diễn biến đến nay.4 Công trình của tôi chủ yếu tập trung vào những kinh nghiệm, vượt ra khỏi trường hợp riêng của Hungary và có thể đáng tham khảo ở những nơi khác nữa.

Cấu trúc của bài báo như sau. Đầu tiên nó điểm qua những kết quả đến nay của chương trình và những cái giá và sự hi sinh phải trả cho sự thực hiện. Sau đó nó tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: chương trình đã sử dụng các công cụ nào và ở mức độ nào có thể dùng được trong thời gian tới. Và cuối cùng là về các nhiệm vụ của thời kì tới, về các mối nguy hiểm rình rập những kết quả đã đạt được đến nay và về những triển vọng phát triển của Hungary.


Những kết quả và giá phải trả
Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất được nêu trong bảng 1; chúng ta sẽ còn nhắc đến chúng nhiều lần.
Ngăn chặn thảm hoạ đang đe doạ
Trong nền kinh tế hậu xã hội chủ nghĩa Hungary có nhiều tiến trình thuận lợi đã kết thúc trong những năm 1990. Về cơ bản đã hoàn thành việc tự do hoá giá cả và ngoại thương, đã hình thành hàng loạt các xí nghiệp tư nhân, và việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước đã có các bước tiến lớn, sự tái cơ cấu lớn lao trong cơ cấu sản xuất đã được thực hiện, ngoại thương đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình sau sự sụp đổ của khối Sev - tôi chỉ nhấn mạnh vài điểm trong những biến đổi quan trọng nhất. Năm 1994 sau đợt suy giảm lớn do sự chuyển đổi chế độ năm 1990, GDP lại bắt đầu tăng lên.

Đồng thời lúc đó sự phát triển Hungary cũng biểu hiện các đặc điểm đáng lo ngại. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã để lại di sản kinh tế vĩ mô trầm trọng, trước tiên là các khoản nợ nước ngoài khổng lồ. Về khía cạnh này kinh tế Hungary xuất phát với các điều kiện xấu hơn so với đa phần các nền kinh tế hậu XHCN khác. Đã có rất nhiều công việc khó khăn mà chính phủ cầm quyền trong giai đoạn 1990-1994 không gánh vác, và chính phủ mới lên nắm quyền năm 1994 cũng né tránh gánh vác trong nhiều tháng. Sự thiếu hụt cán cân thanh toán vãng lai ngay năm 1993 đã lên tới 9,0 phần trăm GDP, và điều này lại tiếp diễn trong năm tiếp theo, năm 1994 thiếu hụt lên đến 9,5 phần trăm GDP, khi đó sự đổ vỡ cân đối đối ngoại đã trở thành mối đe doạ nguy hiểm thực sự. Một phần phụ thuộc vào điều này là sự thiếu hụt ngân sách ngày càng lớn: theo tài khoản quốc gia thiếu hụt năm 1994 lên đến 8,2 phần trăm GDP.5, 6

Do hệ quả của rối loạn cân đối sự gia tăng của các khoản nợ nước ngoài và trong nước tăng nhanh. Gánh nặng gia tăng về trả nợ lãi lại làm tăng thêm thiếu hụt cán cân thanh toán vãng lai và thiếu hụt ngân sách, để bù vào các khoản này lại phải vay các khoản vay mới. Nhận thấy các chỉ số tài chính vĩ mô, niềm tin của thế giới tài chính quốc tế bắt đầu yếu đi - mà giới tài chính này trước đó, do Hungary luôn luôn trả nợ rất đúng hạn, luôn hài lòng nhất hướng về Hungary trong khu vực Đông Âu. Ai cũng biết đây là một quá trình tự kích: hình ảnh về Hungary xấu đi làm cho các điều kiện vay khó khăn hơn, càng làm cho đất nước bị đẩy vào phía vòng xoáy nợ nần.

Lí do lịch sử, chính trị, xã hội của sự chần chừ của các chính phủ nối tiếp nhau, của sự trì hoãn giằng co lê thê của các bước quyết liệt không thể tránh khỏi, được tôi phân tích trong một bài trước đây (Kornai [1995–1996]); ở đây tôi không bàn tới được. Chỉ có các nhà sử học nhìn vào hậu trường chính trị mới có thể phát hiện xem tổng thể những tác động nào đã chấm dứt cách ứng xử quen thuộc hàng thập niên nay, chấm dứt chính sách “nước chảy bèo trôi”. Chắc chắn là tấm gương đáng sợ của khủng hoảng Mexico có vai trò quan trọng để chính phủ Hungary cuối cùng cũng quyết định hành động triệt để. Thật là nghẹt thở khi đọc thấy những phán đoán trên báo chí tài chính quốc tế: nước nào sẽ là nước tiếp theo sau Mexico- và thấy tên nước Hungarry ở đó như là một ứng viên số một có thể. Điều xảy ra ở Hungarry tháng ba năm 1995, đó là một liệu pháp phòng ngừa. Kết quả quan trọng nhất là đã ngăn được thảm hoạ, mà chắc đã xảy ra nếu không bắt đầu chương trình điều chỉnh-ổn định. Tôi thử trình bày điều này bằng bảng 2., so sánh những diễn biến ở Mexico và Hungarry, rồi bằng bảng 3., giới thiệu diễn biến khủng hoảng đã xảy ra ở một vài nước khác; cụ thể là các tình tiết mà tính chất của nó giống với tình hình Hungarry trước khi công bố chương trình.7


Bảng 1.

Những quá trình kinh tế vĩ mô ở Hungary 1993-1995.



Các chỉ tiêu

1993

1994

1995

1. GDP (tăng trưởng hàng năm %)

-0,6

2,9

1,5a

2. GDP/đầu ngườib (USD)

3.745

4.061

4.300

3. Chi tiêu gia đìnhc (tăng trưởng hàng năm % )

1,3

-0,4

-5,7a

4. Tích luỹ tài sản cố định thô (tăng tr. hàng năm %)

2,0

12,5

1,2a

5. Xuất khẩud (chỉ số khối lượng hàng năm)

-13,1

16,6

8,1

6. Nhập khẩud (chỉ số khối lượng hàng năm)

20,9

14,5

-4,0

7. Cân đối ngoại thươnge (triệu USD)

-3.247

-3.635

-2.442

8. Cân đối thanh toán vãng lai (triệu USD)

-3.455

-3.911

-2.480

9. Tổng nợ ngoại tệ chuyển đổi thuầnf (triệu USD)

14.927

18.936

16.817

10. Dự trữ ngoại tệ chuyển đổif (% của nhập khẩu trong cân đối thanh toán vãng lai)

59,4

60,2

79,0

11. Tỉ lệ thất nghiệpg (%)

12,1

10,4

10,4

12. Việc làmh (theo % dân số)

42,2

40,2

39,5

13. Cân đối ngân sách nhà nước đã hiệu chỉnh (cân đối GFSi, % của GDP)

-5,2

-7,4

-4,0

14. Lạm phát (chỉ số giá hàng năm)

22,5

18,8

28,2

15. Thu nhập bình quân thôj (tỉ lệ tăng hàng năm ,%)

22,0

24,4

16,8

16. Thu nhập bình quân thuầnj (tỉ lệ tăng hàng năm ,%)

17,9

27,1

12,6

17. Lương thực tế/đầu người (tỉ lệ tăng hàng năm ,%)

-3,8

7,0

-12,2


a Số liệu sơ bộ.

b GDP tính ra USD theo tỉ giá thương mại trung bình chính thức.

c Tiêu thụ thực sự của các gia đình từ GDP.

d Trên cơ sở số liệu thống kê hải quan. Số liệu nhập khẩu 1993 bao gồm cả nhập khẩu vũ khí từ Nga để trừ nợ.

e Các khoản chi trả liên quan đến thương mại trong cân đối thanh toán vãng lai.

f 31 tháng 12.

g Số người thất nghiệp được ghi nhận ở cuối năm tính theo phần trăm của số lao động tích cực của năm trước.

h 1 tháng 1.

i Các số liệu tài khoá chi tiết và giải thích xem bảng 4.

j Thu nhập trung bình thô của những lao động làm việc cả ngày; chỉ số tính trên cơ sở số liệu của tất cả các xí nghiệp có 20 người làm trở lên cho năm 1993-1994 và các xí nghiệp có trên 10 người làm trở lên cho năm 1995.

Nguồn: các hàng1., 3. và 4.: KSH [1996c], 1995: KSH [1996a] và công bố của Tổng cục thống kê KSH ; hàng 2. : KSH [1996a]; hàng 5. và 6.: KSH [1995a], trang 253, 1995: trên cơ sở số liệu do Ngân hàng trung ương MNB tính toán với số liệu của Tổng cục thống kê KSH; hàng 7. và 8.: 1993: MNB [1995], trang 109. , 1994–1995: KSH [1996b], trang 41.; hàng 9.: 1993: MNB [1995], trang111., 1994–1995: KSH [1996b],

trang 41.; hàng10.: tính toán của MNB; hàng 11.: MNB [1996b], trang 57; hàng 12.: KSH [1995c], trang 4–5.; hàng13.: MNB [1996c]; hàng 14.: KSH [1995a], trang 286., 1995: KSH [1996b], trang 37.; hàng15. và 16.: KSH [1996d], 1995: KSH [1996b], trang38.; hàng 17.: KSH [1996d], 1995: Bộ tài chính [1996b], bảng14.


Tôi không muốn cường điệu sự tương tự, diễn biến của mỗi nước là riêng biệt và xét nghiêm túc là độc nhất. Tuy thế vẫn có những nét giống nhau quan trọng giữa các tình tiết của sự phát triển Hungary và của các nước được nêu trong các bảng 2 và 3.8

  • Đây là các nước nhỏ, mở cửa và vai trò của ngoại thương có tầm quan trọng đặc biệt. Trong tất cả các nước này đều xuất hiện các hiện tượng bất lợi trong ngoại thương, nhập khẩu vượt xa xuất khẩu. Không phải ở hàng cuối cùng là do sự rối loạn cân đối ngoại thương mà xuất hiện tai hoạ trong cân đối thanh toán vãng lai.

  • Trong một số nước được liệt kê, thiếu hụt ngân sách cũng làm cho tình trạng trầm trọng thêm.

  • Nhiều nhà phân tích cho rằng: một trong những nguyên nhân của tai hoạ, có lẽ nguyên nhân chính, là sự tăng thực của tỉ giá, và cùng với điều này là việc để đồng nội tệ lên giá cao.

  • Đã có các khoản vay và đầu tư lớn, ở nhiều dạng khác nhau, đã đổ vào các nước này; đó đã là những thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư và cho vay. Tình hình tài chính của một vài nước phụ thuộc rất nhiều vào lòng tin của các nhà đầu tư và người cho vay.

Tôi đưa ra ngần đó trong số các sự kiện ban đầu; trong những nét này có sự gống nhau giữa diễn biến ở Hungary và ở các nước được liệt kê trong các bảng. Nhưng từ đây sự khác biệt bắt đầu. Trong các nước được nhắc tới đã xảy ra tai hoạ, còn ở Hungary thì không.
Bảng 2.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô: Hungarry với Mexico, 1994–1995




Chỉ số

Mexico

Hungary

1994

1995

1994

1995

1. GDP (mức tăng hàng năm, %)

3,7

-6,6a

2,9

1,5a

2.Tiêu dùng tư nhân thực tếb (mức tăng hàng năm, %)

3,7

-12,0a

-0,4

-5,7a

3.Sản xuất công nghiệp (mức tăng hàng năm, %)

4,1

-7,8a

9,6

4,8

4. Việc làm trong công nghiệp chế biếnc (sự thay đổi số người làm hàng năm, %)

1,1

-7,7a

-9,1

-5,3

5. Thu nhập thực tếd (mức tăng hàng năm, %)

3,7

-12,6a

7,0

-12,2

6. Lạm pháte (chỉ số giá tiêu dùng hàng năm)

7,1

51,9

18,8

28,2

7. Cân đối thanh toánvãng lai / GDP (%)

-7,9

-0,2a

-9,5

-5,4a

8. Nợ nước ngoài thuần/GDPf (%)

32,2

37,6a

45,9

38,4


a Số liệu sơ bộ.

b Tiêu dùng thực tế của các hộ gia đình từ GDP trong trường hợp Hungarry.

c Trong trường hợp Mexico là số liệu tháng 12, thay đổi so với tháng 12 năm trước; Liên quan đến Hungarry là số trung bình của những người có việc làm; số liệu Hungary năm 1995 liên quan đến các xí nghiệp có từ 10 người làm trở lên. Trong trường hợp Mexico không có các chỉ số toàn quốc về toàn dụng lao động và thất nghiệp mà có thể so sánh thống kê với Hungary. Liên quan đến các số liệu Hungary, xem hàng 11 và 12 của bảng 1, từ đó có thể thấy sự gia tăng thất nghiệp ở ngành công nghiệp chế biến song song với việc giảm thất nghiệp ở các ngành khác, bởi vì tỉ lệ có việc làm và thất nghiệp toàn quốc không đổi trong hai năm đó. Liên quan đến Mexico không có các số liệu về thay đổi giữa các ngành.

d Liên quan đến Mexico thu nhập hàng tháng của ngành công nghiệp, còn ở Hungary thì số liệu lương thực tế trên đầu người được thể hiện trong bảng (xem chú giải j của bảng 1).

e Trường hợp Mexico là số liệu tháng 12, thay đổi so với tháng 12 năm trước.

f Nợ thuần nước ngoài ở trường hợp Mexico chỉ có nợ nhà nước, còn ở Hungary bao gồm cả của nhà nước lẫn nợ của khu vực doanh nghiệp.

Nguồn: Mexico: số liệu do Miguel Messmacher sưu tầm và tính toán trên cơ sở các số liệu sau: các dòng 1, 3 và 4: 1994: Banco de Mexico [1995], f. o., II-16, II-3 và bảngII-9, 1995: Banco de Mexico [1996b]; hàng 2: OECD [1995], bảng 3; hàng 5: OECD [1996], trang 62–63; hàng 6: Banco de Mexico [1996a], bảng III-1; hàng 7: IMF [1996b], trang 394–395, và 1994: Banco de Mexico [1995], bảng IV-1b, 1995: Banco de Mexico [1996b]; hàng 8: Bộ tài chính (Mexico) [1995]. Hungary: các hàng 1, 2, 5 và 6: xem nguồn của các hàng 1, 3, 17 và 14 của bảng 1; hàng 3: KSH [1996b], trang 8; hàng 4:1994: KSH [1995a], trang 143, 1995: MNB [1996b], trang 56; hàng 7 và 8: MNB [1996c].
Bảng 3.

(a–e)

Khủng hoảng và điều chỉnh ở một vài nước Mĩ-latin



Giải thích chung cho các bảng:

Năm 0 là năm mà trong diễn biến khủng hoảng sự thiếu hụt ngân sách là lớn nhất. Trong một số nước năm thứ 0 được cột 3 của bảng biểu diễn năm theo lịch.

Thứ tự của các nước được sắp theo thứ tự mức sa sút về GDP. (Chilê đứng hàng đầu vì trong các nước được chọn Chilê có mức sa sút GDP lớn nhất là 14,1% năm 1982). Thứ tự của các nước trong tất cả các bảng là giống nhau.

Miguel Messmacher đã lập các bảng này.

Bảng 3.a

Mức tăng GDP hàng năm



(phần trăm, tăng: dương, giảm: âm)





Năm

Năm

Nước

*

**

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4





































Chile

1981

1982

9,9

8,2

8,3

7,8

5,5

-14,1

-0,7

6,4

2,5

Costa Rica

1981

1981

8,9

6,3

4,9

0,8

-2,3

-7,3

2,9

8,0

0,7

Argentina

1981

1981a

6,2

-3,3

7,3

1,5

-5,5

-3,1

3,7

1,8

-6,6

Brazil

1982

1983a

5,0

6,8

9,1

-4,4

0,6

-2,9

5,4

7,9

7,5

Mexico

1981

1982

3,4

8,3

9,2

8,3

7,9

-0,6

-4,2

3,6

2,6

* Năm thiếu hụt ngân sách nhiều nhất

** Năm bắt đầu điều chỉnh



a Năm hạ giá đồng nội tệ.

Nguồn: IMF [1995], bảng các nước.

Bảng 3.b

Cán cân cân đối thanh toán vãng lai/GDP



(phần trăm, thiếu hụt:âm, dư thừa: dương)





Năm

Năm

Năm

Nước

*

**

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4





































Chile

1981

1982

-5,3

-7,1

-5,7

-7,1

-14,5

-9,5

-5,7

-11,0

-8,6

Costa Rica

1981

1981

-7,5

-10,3

-13,8

-13,7

-15,6

-10,4

-9,9

-6,9

-7,4

Argentina

1981

1981a

3,2

2,8

-0,5

-2,3

-2,8

-2,8

-2,3

-2,1

-1,1

Brazil

1982

1983a

-3,5

-4,8

-5,5

-4,5

-5,9

-3,5

0,0

-0,1

-2,0

Mexico

1981

1982

-2,2

-3,0

-4,0

-5,4

-6,5

-3,4

3,9

2,4

0,4

* Năm thiếu hụt ngân sách nhiều nhất

** Năm bắt đầu điều chỉnh

a Năm hạ giá đồng nội tệ.

Nguồn: IMF [1995], trang 154-155 và bảng các nước; Mexico, 1997-1998: The World Bank [1995b], trang 464-466.

Bảng 3.c

Mức tăng tỉ giá thực



(phần trăm, tăng giá: âm, phá giá: dương)





Năm

Năm

Nước

*

**

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4





































Chile

1981

1982

-10,6

-6,6

-4,2

-16,0

-7,9

81,9

-3,4

27,4

13,6

Costa Rica

1981

1981

2,2

0,9

2,3

-4,1

239,3

-37,5

-16,3

2,6

1,2

Argentina

1981

1981a

-16,0

-34,4

-30,8

-30,4

96,2

168,6

11,4

10,3

-39,9

Brazil

1982

1983a

1,1

48,2

-4,4

4,7

6,2

66,0

13,8

4,1

-40,9

Mexico

1981

1982

-5,9

-7,4

-6,9

-10,8

-3,3

96,5

-14,8

-12,3

22,2

* Năm thiếu hụt ngân sách nhiều nhất

** Năm bắt đầu điều chỉnh

a Năm hạ giá đồng nội tệ.

Ghi chú: Mức tăng tỉ giá thực = (1+tỉ lệ tăng danh nghĩa) x(1+ lạm phát ở Mĩ)/(1+lạm phát trong nước).

Nguồn: IMF [1995], bảng các nước.
Tuy diễn biến khủng hoảng ở mỗi nơi một khác, nhưng có một quá trình tích luỹ đặc trưng cho hầu như tất cả. Hiện tượng này tương tự như khi xảy ra hoả hoạn trong một phòng chật người: hoảng loạn nổ ra, người ta đổ xô ra các lối thoát hẹp, giữa chừng họ giẫm đạp lên nhau và ngăn tắc lối ra (Kindleberger [1978]). Trong khủng hoảng tài chính người ta kinh hoàng rút tiền của mình ra, họ cố gắng bán tháo nhanh chóng các khoản đầu tư, đào tẩu vốn diễn ra nhanh như chớp - và chính hoảng loạn làm tăng tốc quá trình, nó tự khuyếch đại, và từ đây là sự sụp đổ đột ngột. Tại Hungary đã thành công ngăn ngừa sự hoảng loạn này.9
Bảng 3.d

Lạm phát


(Thay đổi bình quân giá tiêu dùng, phần trăm, tăng: dương)





Năm

Năm

Nước

*

**

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4





































Chile

1981

1982

91,1

40,1

33,4

35,1

19,7

9,9

27,3

19,9

30,7

Costa Rica

1981

1981

4,2

6,7

8,7

18,4

36,9

89,4

33,0

11,8

15,1

Argentina

1981

1981a

176,0

175,5

159,5

100,8

104,5

164,8

343,8

626,7

672,1

Brazil

1982

1983a

38,7

52,7

82,8

105,6

97,8

142,1

197,0

226,9

145,2

Mexico

1981

1982

29,0

16,2

20,0

29,8

28,7

98,8

80,8

59,2

63,7

* Năm thiếu hụt ngân sách nhiều nhất

** Năm bắt đầu điều chỉnh

a Năm hạ giá đồng nội tệ.

Nguồn: IMF [1995], trang 122-123.
Tại những nơi mà tai hoạ xảy ra, ở đó hậu quả bi thảm nhất là sự sa sút trầm trọng của sản xuất trong một thời gian ngắn, và hiện tượng đi kèm là sự tăng đột biến của thất nghiệp (xem bảng 2 và 3). Quá trình tàn khốc này làm giảm tiêu dùng trong nước bằng cách co nhanh tổng cung lại, và tái lập tỉ lệ đã bị phá vỡ giữa sản xuất và tiêu dùng. Hungary bằng chương trình điều chỉnh-ổn định đã tránh được (hay nói thận trọng hơn, cho đến nay đã tránh được) cú đánh của suy thoái này. Tại nước ta, nếu tai hoạ đã xảy ra thì quả là rất đau đớn bởi vì chúng ta chưa kịp vượt qua những khó khăn của đợt suy thoái chuyển đổi sau 1990. Nếu chúng ta so sánh bảng 1 với các bảng 2 và 3 ta thấy: sản xuất ở Hungary năm 1995 đã không lao xuống, thậm chí còn tăng với mức khiêm tốn; thất nghiệp không tăng đột biến, mà về cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ.
Bảng 3.e

Mức thay đổi tiêu dùng tư nhân



(phần trăm, tăng: dương, giảm: âm)





Năm

Năm

Nước

*

**

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4





































Chile

1981

1982

16,6

9,8

14,2

14,4

15,5

-35,6

-8,1

25,2

-5,6

Costa Rica

1981

1981

11,6

9,1

2,0

-2,5

-3,1

-7,9

3,7

7,5

3,1

Argentina

1981

1981a

2,5

-1,4

14,0

8,0

-3,8

-6,2

4,1

3,8

-6,8

Brazil

1982

1983a

2,3

9,6

6,6

-4,2

3,9

0,7

5,2

2,7

6,8

Mexico

1981

1982

0,3

9,3

9,9

9,4

8,3

-6,5

-7,0

4,4

4,1

* Năm thiếu hụt ngân sách nhiều nhất

** Năm bắt đầu điều chỉnh

a Năm hạ giá đồng nội tệ.

Nguồn: The World Bank [1995b] trang 12-13, 104-105.

Những nhà kinh tế Hungary và nước ngoài, thành thạo trong diễn biến khủng hoảng và ổn định hoá, ca ngợi thành quả này - nhưng dân chúng Hungary không đánh giá cao, tuy đây chính là kết quả quan trọng nhất của chương trình! Người dân ở ngoài đường không cảm thấy sự tránh được tai hoạ không phải trải qua là niềm vui thành công. Thậm chí, còn có cả những ý kiến vô trách nhiệm: tốt hơn giá như được như số phận của Mexico.10 Khi đó cuối cùng thì người ta cũng lôi chúng ta khỏi tai hoạ, như Hoa Kì, các nước phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế đã làm với Mexico. Ngoài việc, là rất đáng ngờ rằng nước Hungary nằm ở xa biên giới Hoa Kì nhận được sự trợ giúp ra sao - Mexico ngay trong trường hợp có sự giúp đỡ cũng đã phải chịu trả cái giá khủng khiếp cho sự xảy ra của tai hoạ.


Bắt đầu điều chỉnh các tỉ lệ kinh tế vĩ mô
Ngoài tác động ngăn ngừa ngắn hạn, chương trình đến nay đã bắt đầu điều chỉnh các tỉ lệ kinh tế vĩ mô bất lợi, mà chúng chính là các nguyên nhân sâu xa của tình trạng trước thảm hoạ. Hi vọng rằng điều này sẽ có tác động tốt cho trung và dài hạn. Tôi nhấn mạnh các biến đổi sau:

1. Quan trọng nhất là: thiếu hụt cân đối thanh toán vãng lai, sau hai năm ở mức quá cao, năm 1995 so với 1994 đã giảm đáng kể, giảm 4 điểm tính bằng phần trăm của GDP (xem Bảng 2).

2. Khối lượng xuất khẩu, đã tăng trưởng mạnh mẽ từ các năm trước, năm 1995 tiếp tục tăng 8,1 phần trăm; chương trình điều chỉnh-ổn định 1995 thực ra có thể coi là điều chỉnh hướng xuất khẩu. Trong khi đó khối lượng nhập khẩu, trong năm trước đó tăng đáng kể, sang 1995 đã giảm 4,0 phần trăm (xem Bảng 1).

3. Tiêu dùng trong nước giảm, nhưng như tôi đã nhắc tới, sản xuất không sa sút, mà lại còn tăng trưởng một chút. Chính sự thay đổi tỉ lệ cho phép làm điều này: ở phía sử dụng trước tiên là tăng tỉ lệ xuất khẩu sau đó là (tuy ở mức độ rất khiêm tốn) tăng tỉ lệ đầu tư, và giảm tỉ lệ tiêu dùng. Bên phía cung thì tăng tỉ lệ sản xuất trong nước và giảm tỉ lệ nhập khẩu. Những biến đổi này được trình bày trong hình 1 và 2.

4. Tỉ lệ thiếu hụt ngân sách tính theo phương pháp GFS giảm đi 3,4 điểm tính theo phần trăm của GDP (xen Bảng 1).

5. Tính sinh lời của khu vực doanh nghiệp tăng lên; trung bình từ 3,8 phần trăm lên 8,2 phần trăm.11 Lợi nhuận của các xí nghiệp có lãi đã tăng lên, lỗ của các xí nghiệp thua lỗ giảm đi. Trong tổng số các khoản vay thì các khoản vay của nhà nước giảm, của khu vực doanh nghiệp tăng. Tất cả những thứ này cải thiện khả năng tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp.

Chương trình điều chỉnh-ổn định làm tăng lòng tin của giới tài chính quốc tế với Hungary. Những đánh giá chất lượng tín dụng lại được cải thiện; và những trở ngại cho việc Hungary vay tiếp đã được tháo dỡ. Các báo có uy tín lớn trên thế giới, các ngân hàng lớn quan tâm đến đầu tư vào Đông Âu có đánh giá thuận lợi về chương trình. Và cuối cùng là đã kí thoả thuận vay với IMF và sau đó Hungary được kết nạp vào OECD. Hai sự kiện sau đã đóng dấu chính thức vào mảnh bằng đã được cải thiện của Hungary.

Hình 1.

Các nhân tố đóng vai trò trong sự biến đổi tổng cầu


Tích lũy

Tiêu dùng cuối cùng

Xuất khẩu

Tổng cầu

Tốc độ tăng, phần trăm

G
1992 1993 1994 1995
hi chú:

Các số liệu 1995 trên hình vẽ không trùng với các số liệu ở các bảng 1 và 2, bởi vì nó dựa trên các cơ sở đánh giá sơ bộ khác nhau, tuy hướng của sự biến đổi là giống nhau.

Nguồn: MNB[1996a], trang 4.

Hình 2.

Các nhân tố đóng vai trò trong biến chuyển tổng cung





GDP

Nhập khẩu

Tổng cung

Tốc độ tăng, phần trăm

1992 1993 1994 1995



Ghi chú: xem các ghi chú ở Hình 1. Nguồn: MNB [1996a] trang 5.
Cái giá phải trả của điều chỉnh
Phải trả cái giá đắt cho sự điều chỉnh các quá trình kinh tế vĩ mô. Hình 3 trình bày sự gia tăng lạm phát ra sao sau khi hạ giá đồng nội tệ và sau các biện pháp quyết liệt thực hiện trước đó (thí dụ tăng giá năng lượng). Đúng là, mức lạm phát như thế vẫn nằm trong dải lạm phát vừa và có khả năng điều khiển, và sau khi đạt đỉnh điểm tiếp theo sự bắt đầu chương trình điều chỉnh thì lạm phát đã lại chậm lại.

Sự tăng lương danh nghĩa thấp hơn nhiều so với mức tăng giá. Hệ quả là lương thực tế giảm đáng kể. Cùng với việc này, trong khuôn khổ thắt chặt ngân sách nhà nước thì nhiều loại trợ cấp trước đây đã bị cắt giảm hay bị chấm dứt.

Về những thay đổi này tôi sẽ còn đề cập đến ở phần sau. Tại đây tôi chỉ muốn nhận xét như sau: để có sự tiếp cận tốt hơn về cân bằng kinh tế vĩ mô lành mạnh các tầng lớp rộng lớn dân cư Hungary đã chịu những hi sinh to lớn. Mức sống của nhiều người, đã bị giảm xuống trước đây, nay càng trở nên tồi tệ hơn; sự bất bình đẳng tăng lên. Trong một phần đáng kể của dân chúng, tất nhiên trước tiên là trong nhóm những người bị thiệt thòi về vật chất, cảm giác an toàn đã bị yếu đi, sự chán chường và thất vọng tràn lan.


tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương