ĐỀ luyện thi vào lớP 10 Môn ngữ VĂn phần I: (6 điểm)


Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.” (Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Câu 1



tải về 1.13 Mb.
trang7/107
Chuyển đổi dữ liệu04.10.2023
Kích1.13 Mb.
#55247
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   107
50-De-on-thi-vao-10-Ngu-van-co-dap-an

Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì ? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn)
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?
Câu 3: Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay.
- Chúc em làm bài tốt –



ĐỀ 8



ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN



Phần I. (4 đ) Cho những câu thơ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
1. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả?
2. Hình ảnh ngọn lửa trong câu thơ trên đ­ược một bạn học sinh hiểu là: Một hiện t­ượng tạo nên ánh sáng và hơi ấm do sự đốt cháy nhiên liệu, cách hiểu ấy có đúng không? Vì sao?
3. Từ cảm nhận về bài thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu văn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Phần II. (6đ) Cho đoạn văn sau:
‘’… Nhìn lũ con, tủi thân, n­ước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy­? Chúng nó bị ngư­ời ta rẻ rúng hắt hủi đấy­? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu …Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nư­ớc để nhục nhã thế này ” (Trích “Làng” - Kim Lân)
1. Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như­ thế nào của nhân vật Ông Hai? Theo em tình huống nào trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như­ vậy?
2. Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào?
3. Xây dựng hình t­ượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn h­ướng về làng chợ Dầu nh­ưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu?
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Trong đoạn có sử dụng một thành phần biệt lập và phép nối. (Gạch chân và chú thích rõ)




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   107




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương