Đề 1: Cho đoạn văn bản sau



tải về 217.54 Kb.
Chế độ xem pdf
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2022
Kích217.54 Kb.
#52707
Hồn Trương Ba da hàng thịt - Viết thử



 
 
Đề 1: Cho đoạn văn bản sau:
- Hồn Trương Ba: Không! Không! Tôi không muốn sống thế này mãi 
................. 
- Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở nên tàn bạo 
Phân tích cuộc đối thoài giữa hồn và xác trong đoạn văn bản trên. Từ đó, nhận xét về những triết lí nhân 
sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua tác phẩm kịch của mình. 
HƯỚNG DẪN 
I. Mở bài: 

Lưu Quang Vũ là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, sáng tác kịch ở bất cứ lĩnh vực 
nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó tài năng của Lưu Quang Vũ được kết tinh nổi 
bật nhất ở thể loại kịch.
- Kịch của Lưu Quang Vũ thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, mang tính nhân sinh sâu sắc. 
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là một trong những vở kịch xuất sắc nhất của ông, qua bi kịch sống "bên 
ngoài một đằng, bên trong một nẻo" của nhân vật Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã khéo léo đặt ra vấn đề về 
mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa bản năng 
và lí tưởng sống trong cùng một con người. 
- Điều đó được thể hiện sâu sắc quan đoạn văn bản sau:...........Đoạn văn bản xoay quanh cuộc đối thoại giữa 
hồn Trương Ba và xác hàng thịt về vấn đề liệu hồn có bị phụ thuộc vào thân xác không, Từ đó LQV gửi gắm 
nhiều triết lí nhân sinh về vần đề cuộc đời và con người. 
II. Thân bài: 
1. Khái quát chung: 
-
Tác phẩm HTBDHT được viết năm 1981 nhưng được công diến và năm 1984. Đây là thời kì cả dân tộc 
bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhưng cũng bước vào cuộc chiến tranh phía Tây Nam 
và phía Bắc. Cơ chế bao cấp đến thời điểm này cũng đã bộc lộ những trì trệ. Cả dân tộc đầy khát khao 
chuyển mình để đổi mới. Vở kịch ra đời trong bối cảnh những câu hỏi căng thẳng như thế. 
- Từ một cốt truyện dân gian cùng tên, Lưu Quanh Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra 
nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. 


- Đoạn trích thuộc đoạn mở đầu của cảnh VII là màn đối thoại giữa hồn và xác chính là cảnh mâu thuẫn 
được đẩy lên cao trào, bi kịch tha hóa của Trương Ba được bật lên rõ rệt: 
2. Phân tích chi tiết: 
- Hoàn cảnh nảy sinh cuộc đối thoại: 
Do sự làm việc tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu là khiến cho Trương 
Ba bị chết oan. Để sửa sai, họ đã cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Trong quá trình 
sống trong xác hàng thịt, Trương Ba đã thay đổi rất nhiều. Sự thay đổi của Trương Ba khiến những người 
ông yêu quý đau khổ. Ban đầu là thái độ của những người thân bên cạnh ông như vợ ông, con ông và cháu 
ông. TB ngạc nhiên không hiểu. Đến khi người bạn tâm giao và tri kỉ nhất của ông là Trương Hoạt cũng 
tức giận với sự thay đổi của ông và chỉ cho ông thấy những nước cờ của ông bây giờ không còn khoang đạt, 
thanh cao như xưa mà nó trở nên thật bần tiện và bỉ ổi. Sau đó, Trưởng Hoạt tức giận ra về. Đó là một cú 
sốc với Trương Ba, đẩy ông vào sự chán nản và uất ức. 
- LĐ1: Lí lẽ của Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác thịt: 
+ Mở đầu đoạn trích là màn độc thoại của Hồn Trương Ba: Tác giả để Trương Ba ngồi ôm đầu một 
hồi lâu rồi vụt đứng dậy tuôn ra một tràng độc thoại đầy đau khổ “Không! Không! Tôi không muốn sống 
như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi!...Nếu cái hồn của ta có hình thù 
riêng nhỉ, để nó được tách khỏi thân xác này, dù chỉ một lát”. Lời độc thoại cho thấy con người đang ở trạng 
thái u uất, bế tắc, không lối thoát. Những câu cảm thán ngắn gọn, dồn dập biểu hiện thái độ rất cương 
quyết của Trương Ba muốn được rời khỏi thân xác. Và trong sự khát khao tách bạch ấy, hồn đã được tách 
ra khỏi thể xác vốn không phải của hồn và màn đối thoại bắt đầu. 
+ Trong màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt này ta thấy lượt lời của Trương Ba ít 
hơn và ngắn hơn lời của xác hàng thịt. Trong đó những lời thoại đầu là dài nhất, và mạnh mẽ hơn cả: “A, 
mày cũng có tiếng nói kia à? Vô lí, mày không thể có tiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù”; “Mày chỉ 
là cái vỏ ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”; “Chỉ là những thứ thấp 
kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt. ” 
+ Từ những lời thoại trên, ta nhận ra mấy điều mà Trương Ba đang nghĩ, đang cảm nhận, cũng như 
nỗi đau của Trương Ba. Trước hết, Trương Ba phủ nhận hoàn toàn vai trò của xác thịt. Phủ nhận tiếng nói, 
phủ nhận tư tưởng, cảm xúc. Và dùng những lời cay nghiệt vỗ thẳng mặt xác hàng thịt là: thứ âm u đui 
mù, thứ thấp kém, là cái vỏ ngoài, ngang bằng với loài thú. Những lời lẽ này cho thấy một sự căm phẫn của 
phần hồn. Đặc biệt hơn đây là những lời miệt thị, coi khinh phần xác của hồn, cũng là cách hồn nâng cao 
giá trị của mình so với xác. 
- LĐ2: Xác thịt cũng có những lý lẽ, những dẫn chứng để khẳng định vị thế của thân xác: giúp tâm hồn 
cảm nhận được đời sống, biểu hiện cảm xúc. Thể xác có thể sai khiến và lấn át của tâm hồn. 


+ Đầu tiên, xác hàng thịt xác nhận tiếng nói riêng của mình “Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết 
tiếng nói của tôi rồi ...Tiếng nói của tôi là âm u, đui mù nhưn có sức mạnh ghê gớm lắm khi còn lấn át cái 
tâm hồn cao khiết của ông”. Cách nói hình ảnh, tác giả muốn ám chỉ tiếng nói của xác không phải là ngôn 
ngữ âm thanh bằng chữ viết mà ta giao tiếp . Đó là sự hiện hình của tiếng nói nhu cầu bản năng trong thân 
xác của chúng ta mà mỗi chúng ta luôn cảm nhận mỗi ngày. Như một sự mỉa mai và láu cá, xác đã làm 
hồn phải ứ nghẹn. 
+ Nhưng chưa hết, để chứng minh sức mạnh của xác, nó tiếp tục chứng minh sự sai khiến với hồn. 
Chính hồn đã lâng lâng cảm xúc trước các món ăn dung tục “tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi ”. Những món ăn 
của phường đồ tể nay lại khiến một con người thanh đạm thích thú, đó là điều khó có thể chấp nhận. 
+ Trương Ba từ một người cha mẫu mực, luôn khuyên dạy con những điều hay lẽ phải, thì giờ trở 
thành con người thô lỗ, phũ phàng. Khi khuyên thằng con đi vào con đường ngay thẳng không được, ông 
đã nỗi giận “tát thẳng con toé máu mồm, máu mũi ”, trong cái tát nảy lửa đó, có sự góp sức của bàn tay đồ 
tể. Và cả tính cách đồ tể nữa. 
=> Những câu thoại có tính chất tra vấn: “Chẳng nhẽ ông không cảm thây xao xuyến sao”, “để thỏa mãn 
tôi chẳng nhẽ ông không tham dự chút đỉnh”, “Nào hãy thành thật trả lời thành thật” đã tấn công Trương 
Ba trực diện. Sau đó, xác còn mỉa mai chế giễu tâm hồn: “Nực cười chưa, ông tồn tại là nhờ tôi. Ông chiều 
theo ý muốn của tôi vậy mà ông nhận mình là nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn”. Sau đó xác cương 
quyết khẳng định sự thật phũ phàng: “Ông không thể chối bỏ tôi”. Lí lẽ của xác đã tấn công vào sự tự tin 
cuối cung Trương Ba. Một tâm hồn thanh cao vốn chỉ thừa nhận hồn là trong sạch. Là duy nhất, hồn có giá 
trị còn thân xác chỉ là chỗ cho hồn trú ngụ không có giá trị thì bây giờ, xác đã giúp Trương Ba nhận ra 
rằng: Xác hoàn toàn không vô nghĩa, xác có giá trị và hoàn toàn có thể làm thay đổi nhân cách một con 
người. 
LĐ3: Kết quả của cuộc tranh luận và ý nghĩa 
+ Từ sự tự tin ban đầu, thái độ của hồn Trương Ba trở nên yếu đuối, lí lẽ càng yếu ớt, tâm trạng 
càng tuyệt vọng. Ban đầu Hồn mắng nhiếc “nói láo”, sau đó hồn biện minh yếu ớt “Thân thể của mày, hơi 
thở của mày”. Cuối cùng Hồn Tuyệt vọng ôm đầu “Mày im đi, tao không muốn nghe nữa. 
+ Thực chất xung đột giữa hồn và xác là xung đột giũa những giá trị cao quý và cái tầm thường giả 
dối trong mỗi con người, giữa con người với hoàn cảnh. Hồn Tb đại diện cho tâm hồn cao đẹp và tinh khôi 
nhất của con người. Còn xác là hình ảnh ẩn dụ cho những gì tầm thường nhất, bỉ ổi nhất, bản năng nhất 
mà chúng ta cần đấu tranh để vượt qua. 
=> Từ đó, tác giả cảnh báo: Nếu con người không đấu tranh thì tất yếu cái dung tục hèn kém sẽ lấn át, tàn 
phá những giá trị cao quý, tốt đẹp. 
LĐ4: Đánh giá chung 


- Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa 
hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng 
của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. 
- Qua đó ta thấy: Trương Ba được sống nhưng là sống nhờ sống gửi, sống vay mượn đáng hổ thẹn vì phải 
chung đụng với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. Tác giả cảnh báo: “Gần mực thì đen, gần đèn thì 
sáng”. Khi con người phải sống trong dung tục thì cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ dần thắng thế, lấn át và sẽ 
tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người 
LĐ5: Nhận xét về triết lí: 
- Linh hồn và thể xác là 2 phương diện tồn tại trong mỗi một con người không thể tách rời vì thế đừng đề 
cao tâm hồn mà bỏ bê thể xác. Ngược lại đừng chạy theo đòi hỏi của thân xác mà biến mình thành con 
người bản năng. 
- Hồn và xác là hai hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đối thoại giả tưởng. Hồn tượng trưng cho cái thanh cao, xác 
tưởng trưng cho cái phàm tục. Vì vậy, cuộc đấy tranh giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa 2 cuộc sống 
thanh cao và dung tục, còn là cuộc đấu tranh trong mỗi con người: Giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng 
và dục vọng, giữa phần con và phần người. 
- Cuộc đấu tranh kết thúc bằng sự thua cuộc của hồn đã cho thấy chân lí của cái tốt, cái cao thượng không 
phải lúc nào cũng chiến thắng, nhiều khi bị chôn vùi , bị cái xấu, cái ác lấn át. Đặc biệt, nếu xem đây là 
cuộc đấu tranh trong mỗi con người thì sự đau đớn nhượng bộ của hồn Trương Ba cho thấy sự đấu tranh 
căm go, khốc liệt bởi đối thủ đáng sơ nhất của con người là chính chúng ta. 
Đề 2: : Phân tích đoạn trích sau trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Từ đó nhận xét về ý nghĩa 
phê phán của tác phẩm. 
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi... (buồn 
rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa 
đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người 
thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành 
hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin 
vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, 
nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ 
không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ! 
Hồn Trương Ba: Nhưng... Nhưng... 
Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ 
tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ (thì thầm) Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn... 
Hồn Trương Ba: Chiều chuộng? 


Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc 
một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn 
cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được 
thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, 
miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi! 
Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện! 
Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại 
những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một! 
Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời! 
Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất 
cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau 
thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này! 
(Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt). 
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149) 
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN 
I. Mở bài: 
Xem đề 1 
II. Thân bài 
1, Khái quát chung: 
Như đề 1 
2, Phân tích chi tiết 
- Hoàn cảnh nảy sinh cuộc đối thoại (xem đề 1) 
- Luận điểm 1: Xác là hoàn cảnh buộc hồn phải quy phục 
+ Xác là cái bình chứa linh hồn nó xứng đáng được quý trọng: 
Ở màn đối thoại trước đó, xác đã rất tinh ý khi nhận ra sự đuối lí của hồn vì thế đến đây nó thay 
đổi giọng điệu. Nó khẳng định sức mạnh, vai trò của mình trong việc chi phối tâm hồn. Xác khẳng định nó 
là cái hoàn cảnh mà hồn Trương Ba phải quy phục. Tiếp sau đó hạ giong thì thầm than vãn, nỉ non kể lể 
“Tôi quý trọng chứ, tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn”. Như vậy, xác khẳng đinh rất rõ tầm quan trọng 
của nó bởi nếu không có xác, hồn sẽ không có chốn dung thân và chỉ là sự mờ nhạt. Để cho lời khẳng định 
của mình thêm thuyết phục xác đã ngay lập tức đưa ra nhưng căn cứ để chứng minh cho điều minh nói 
“Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối những người thân... Nhờ có đôi 
mắt của tôi ông cảm nhận thế giới này qua giác quan của tôi”. Như vậy không có xác thì hồn cũng hóa hư 
không vì thế hồn không thể chối bỏ xác coi thường và khinh miệt xác như thế. Thế là bất công với xác bởi 
xác và hồn “tuy hai là một” cùng nhau gắn bó hòa hợp để tồn tại. 
+ Sao lại bỏ bê, sao lại khinh thường thân xác: 


Bởi “xác là bình chứa linh hồn” nên cũng cần phải trân trọng. Xác cũng có những nhu cầu riêng 
của mình nên nó đã chất vấn hồn “mỗi bữa tôi thèm ăn tám chín bát cơm, thèm rượu thịt, thèm ăn ngon, 
thì có lỗi gì? Lỗi là không có tám chín bát cơm cho tôi ăn đấy chứ. Phải chăng khi con người muốn hành hạ 
tâm hồn thì người ta súc phạm thể xác...” Hiểu được điều đó xác thẳng thắn chỉ trích “Hãy công bằng với 
tôi ông Trương Ba ạ! Từ nãy đến giờ chỉ có ông là nặng lời với tôi, chứ tôi vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ”. 
Xác đã lên án gay gắt việc Trương ba quá đề cao linh hồn mà hạ thấp thể xác. Xác cũng có đời sống riêng 
của nó nên những đòi hỏi ăn uống cũng không gì là quá đáng. Quả đúng như vậy, trong cuộc sống đôi khi 
vì quá chăm chút cho linh hồn nên con người bỏ bê, không quan tâm đến việc chăm lo cho nhu cầu của vẻ 
bề ngoài, không quan tâm đến những giá trị vật chất làm khổ bản thân và gia đình. Hồn và xác đều đáng 
quý vì vậy phải luôn có sự hài hòa giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa nôi dung và hình thức để con người 
trở nên đúng nghĩa, hợp với lẽ tự nhiên. Bỏ bê thân xác là cái nhanh nhất để người ta tha hóa. 
- Luận điểm 2: Xác rủ hồn tham gia vào trò chơi tâm hồn: 
+ Xác rủ hồn tham dự vào một trò chơi tâm hồn “ Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn, tôi thông 
cảm với trò chơi tâm hồn của các anh”. Và luật chơi của trò chơi tâm hồn này là “Làm xong việc gì xấu ông 
cứ đổ lỗi cho tôi, để ông được thanh thản” bởi tâm hồn là thứ lắm sĩ diện. Bù lại hồn phải thỏa mãn xác 
“Ông muốn thanh cao thì cứ việc thanh tao, bao nhiêu tội lỗi cứ đổ hết cho tôi...miễn là ông chỉ cần thỏa 
mãn cho tôi”. Có thể nói, trò chơi tâm hồn mà xác muốn hướng tới là một lối sống giả dối, đạo đức giả. Điều 
mà xác mong muốn nhất thỏa hiệp để tiếp tục thỏa mãn những nhu cầu dục vọng thấp hèn của mình. Xác 
đang tự hào về vai trò của nó trong việc thỏa mãn những nhu cầu của linh hồn. Nó phê phán chế giễu sự 
coi thường của linh hồn trước những nhu cầu thể xác và đấu tranh cho những nhu cầu chính đáng của 
mình. 
- Luận điển 3: Kết quả và ý nghĩa tiếng nói của xác thịt. 
+ Như vậy trong cuộc đối thoại này xác thịt đã khẳng định giá trị của nó với hai vấn đề: Xác là hoàn 
cảnh mà buộc hồn phải quy phục và xác rất biết cách chiều chuộng linh hồn. Màn đối thoại kết thúc, xác 
thắng thế hồn thua và tuyệt vọng chỉ bật ra được những lời lẽ đầy bất lực “Lí lẽ của anh thật ti tiện”. Trương 
Ba nhận ra sức mạnh và sư ti tiện của xác nhưng vẫn bần thần nhập lại xác nghĩa là ông chấp nhận sống 
cùng thân xác dù đã nhận ra sự ti tiến, xầu xa của xác thịt. 
+ Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của 
nó . Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải ở tư tưởng thẳng đơ 
trên trang giấy”. Với tư tưởng tiến bộ của mình, LQV đã chưng cất lên thứ tư tưởng nghệ thuật xuất phát 
từ tấm lòng nhân đạo cùng những trăn trở về giá trị của cuộc sống con người. Vậy tiếng nói của xác thịt 
mà LQV muốn thể hiện trong cuộc đối thoại này là gì? 


++ Tiếng nói của xác thịt được coi như một hoàn cảnh nghiệt ngã buộc hồn phải trú ngụ vào: Tiếng nói 
của xác thịt là tiếng nói của cái xấu, ti tiện, đáng sợ, cái tiếng nói của nhu cầu bản năng, tiếng nói của 
những điều đen tối và khuất lấp. Nếu hiểu theo điều này thì ta sẽ thấy cái mâu thuẫn giữa hồn và xác chính 
là mâu thuẫn giữa hoàn cảnh nghiệt ngã với cái nỗ lực được sống thanh cao. Việc để cho tiếng nói của xác 
thịt lên tiếng đó chính là sự thắng thế của chủ nghĩa vật chất. Coi tiếng nói của xác là tiếng nói của cái 
xấu xa ti tiện... Lưu Quang Vũ đã thể hiện một hiện thực hết sức gai góc: Khi muốn có một linh hồn thanh 
cao phải đối diện với một hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, nếu không cẩn thận chúng ta thua cuộc trước sự 
thắng thế của chủ nghĩa vật chất lên ngôi. Như vậy, cuộc đối thoại giữa hồn và xác thực chất là mâu thuẫn 
giữa tính cách và hoàn cảnh. 
++ Tiếng nói của xác thịt không chỉ là hoàn cảnh nghiệt ngã ở bên ngoài mà còn là tiếng nói trong chính 
mỗi con người: Nó là tiếng nói bản năng khuất lấp, sâu thẳm luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. “Không có gì 
thuộc về con người mà xa lạ với tôi”, tiếng nói ấy là tiếng nói bản năng, nó bị coi là thấp kém nhưng nó là 
một phần không thể chối bỏ được ở mỗi con người. Chỉ có điều không phải lúc nào ta cũng dám nhìn thẳng 
vào nó, không phải lúc nào ta cũng dám đối diện, cũng dám thành thực, dám phơi trải nó. LQV nói đúng, 
chính vì ta không dám nhìn thẳng vào nó nên nó trở thành một phần âm u, đui mù của mình, càng âm u, 
đui mù cho nên nó có sức mạnh ghê gớm lấn át cả tâm hồn thanh cao. Đây là mâu thuẫn trong cùng một 
bản thể của mỗi con người 
=> Qua tiếng nói của xác thịt, Lưu Quang Vũ cũng chỉ ta cơ chế tha hóa: Ta tha hóa vì ta không hiểu rõ, 
không dám đối diện và thành thực với bản thân (thể hiện rất rõ ở việc chối bỏ xác thịt), tha hóa còn bởi ta 
luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, không dám chịu trách nhiệm về bản thân mình (luôn đổ lỗi cho xác, hành hạ, 
trà đạp, coi thường thân xác). 
- Luận điểm 4: Đánh giá: 
+ Như vậy, trong màn đối thoại này, nhà văn LQV đã thành công khi xây dựng xung đột kịch. Xung 
đột diễn ra căng thẳng, ngôn ngữ phong phú thể hiện sống động tính cách nhân vật. Người đọc, người xem 
có thể nhận ra một hồn Trương Ba trong sáng, thành thật và lương thiện còn xác hàng thịt là con người 
xảo trá, ti tiện và tinh ranh. 
+ Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai 
dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm 
quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. 
=> Qua đó ta thấy: Trương Ba được sống nhưng là sống nhờ sống gửi, sống vay mượn đáng hổ thẹn vì phải 
chung đụng với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. Tác giả cảnh báo: “Gần mực thì đen, gần đèn thì 
sáng”. Khi con người phải sống trong dung tục thì cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ dần thắng thế, lấn át và sẽ 
tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. 


- Luận điểm 5: Nhận xét về ý nghĩa phê phán của tác phẩm:
+ Phê phán mạnh mẽ lối sống lệch lạc, phiến diện trái tư nhiên, đồng thời thể hiện khát vọng vươn 
lên, đấu tranh với những gì tầm thường phàm tục để từ đó có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó LQV đưa 
đến bài học, Cần quý trọng, quan tâm chăm sóc cả phần hồn và phần xác của con người. Cuộc sống chỉ trở 
nên có ý nghĩa, chỉ thực sự hạnh phúc khi con người được sống tự nhiên, toàn vẹn với sự hòa hơp giữa thể 
xác và tâm hồn. 
+ Phê phán lối sống giả tạo khi xác xúi giục hồn làm điều xằng bậy rồi đổ lỗi cho thân xác. Điều này 
phản ánh một hiện thực: Có những kẻ bất chấp tất cả để đạt được danh và lợi. LQV một con người chân 
chính phải có một tâm hồn tỉnh táo mạnh mẽ, luôn đấu tranh để vươn lên những đòi hỏi của thể xác. 
Đề 3: Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn: 
Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, 
không thể được! 
…………………………. 
Hồn Trương Ba: Ở đâu cũng được, chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽ…tôi sẽ…nhảy xuống 
sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất… 
Phân tích khát vọng của nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó chỉ ra triết lí nhân sinh mà 
tác giả Lưu Quang Vũ đã gửi gắm qua nhân vật này. 
Bài làm 
I. Mở bài: 
Lưu Quang Vũ là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, sáng tác kịch ở bất cứ lĩnh vực nào 
ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó tài năng của Lưu Quang Vũ được kết tinh nổi bật 
nhất ở thể loại kịch. Kịch của Lưu Quang Vũ thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, mang tính 
nhân sinh sâu sắc. "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là một trong những vở kịch xuất sắc nhất của ông, qua 
bi kịch sống "bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo" của nhân vật Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã khéo léo 
đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, giữa con người bên trong và con người bên ngoài, 
giữa bản năng và lí tưởng sống trong cùng một con người. Điều đó được thể hiện sâu sắc quan đoạn văn 
bản: “Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục… anh hàng thịt cũng mất”. Đoạn văn bản xoay quanh cuộc đối 
thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích về bài toán giải quyết về xác hàng thịt. Từ đó Lưu Quang Vũ gửi 
gắm nhiều triết lí nhân sinh về vần đề cuộc đời và con người. 
II. Thân bài: 
1. Khái quát chung: Tác phẩm HTBDHT được viết năm 1981 nhưng được công diến và năm 1984. Đây là thời 
kì cả dân tộc bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nhưng cũng bước vào cuộc chiến tranh 
phía Tây Nam và phía Bắc. Cơ chế bao cấp đến thời điểm này cũng đã bộc lộ những trì trệ. Cả dân tộc đầy 


khát khao chuyển mình để đổi mới. Vở kịch ra đời trong bối cảnh những câu hỏi căng thẳng như thế. Từ 
một cốt truyện dân gian cùng tên, Lưu Quanh Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều 
vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. Đoạn trích thuộc đoạn gần cuối của cảnh 
VII là màn đối thoại giữa hồn và Đế Thích chính là cảnh mâu thuẫn được đẩy lên cao trào qua đó thấy được 
sự quyết tâm cũng như vẻ đẹp của Trương Ba khi muốn thoát ra khỏi xác hàng thịt. 
2. Cảm nhận đoạn trích: 
Luận điểm 1: Cảnh ngộ bi kịch: 
Trương Ba là một ông nông dân hiền hậu, chất phác. Nhưng do làm 
ăn tất trách của Nam Tào và Bắc Đẩu đã khiến cho Trương Ba phải chết oan. Để sửa sai thì Nam Tào và 
Bắc Đẩu đã cho hồn nhập vào xác của anh hàng thịt mới mất. Trong quá trình sống nhờ bên trong xác 
hàng thịt Trương Ba đã thay đổi rất nhiều và gặp rất nhiều phiền toái: Lý Trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt 
đòi chồng, gia đình Trương Ba đã thấy ông xa lạ, bản thân Trương Ba phải khổ vì trái với tự nhiên, giả tạo. 
Đau khổ tột cùng TB đã tách mình ra khỏi thân xác hàng thịt. Trong cuộc đối thoại đó, TB trở thành người 
đuối lý bắt đầu nhận ra sự tha hóa của chính mình. Nhưng cuối cùng vẫn bần thần nhập vào xác, chấp 
nhận sự an bài giữa hồn nọ xác kia. Chỉ khi đối thoại với những người thân, hồn mới tỉnh ngộ nhận ra sự 
thật là trong thân xác đồ tể hồn đã tự đánh mất đi mình ( biển đổi ) khiến những người xung quanh đau 
khổ. Hồn đau đớn thừa nhận “mày đã thắng thế tao rồi đấy cái thân xác không phải của ta”. Nhưng TB chỉ 
thừa nhận chứ không chấp nhận. Hồn đã tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời “nhưng lẽ nào ra lại chịu thua mày, 
không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần”. Những câu độc thoại nội tâm đã phơi bày cơn 
bão tố dữ dội trong TB. Lời thoại có tính chất quyết định để dẫn đến hành động dứng dậy lập cập quả quyết 
lấy 1 nén hương châm lửa gọi Đế Thích. 
Luận điểm 2: 
TB đã nếu rõ nguyện vọng để muốn được mình toàn vẹn qua đó ta thấy được quan 
niệm sống đúng đắn, sâu sắc của hồn: Lời nói với Đế thích đầu tiên của Trương Ba, hồn đã thẳng thắn đưa 
ra nguyện vọng của mình: “tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được”. Lời 
nói có đến hai lần hồn đã sử dụng từ “không thể” nhằm nhấn mạnh đến thái độ đầy quyết liệt của Trương 
Ba khi 1 lần nữa muốn thoát ra khỏi thân xác anh hàng thịt với một ý chí rất dứt khoát khi ông đã thấm 
thía những nghịch cảnh trớ trêu của chính mình. Sau đó TB đã nêu lên 1 đòi hỏi đầy chính đáng thể hiện 
quan niệm sống cao đẹp của chính mình: “Không thể bên trong một đằng bên ngoài 1 nẻo được. Tôi muốn 
được là tôi toàn vẹn”. Câu nói đó đã cho thấy được 1 nghịch cảnh là hồn TB phải đối mặt. Đó là sự bất nhất 
giữa cái bên trong và cái bên ngoài. “Bên trong” chính là linh hồn, cảm xúc, tư tưởng, nhân cách cao đẹp 
của TB. “Bên ngoài” là xác thịt thô phàm của anh hàng thịt và hiểu rộng hơn cái bên ngoài ấy là dục vọng 
bản năng và sự tha hóa của linh hồn TB là bởi hồn đã nhượng bộ và tự bản thân mình, thỏa hiệp với nhu 
cầu bản năng. Đây chính là sự giằn vặt đau khổ, trăn trở của TB. Khi ông ý thức cả hai không thể hòa hợp 


bởi không thể có tâm hồn thanh cao trong 1 thể xác phàm tục thô lỗ và ông khao khát được sống là mình 
toàn vẹn. 
Luận điểm 3: 
TB đã khướt từ và chỉ ra những sai lầm của Đế Thích: Trước những lời đầy quyết liệt 
của TB. Đế Thích đã đưa ra dẫn chứng chứng để thuyết phục Trương Ba chấp nhận cuộc sống đó: “Thế ông 
ngỡ tất cả mọi người đều được toàn vẹn cả ư?” kể cả Ngọc Hoàng – người nắm quyến tối cao nhất vẫn phải 
ép mình sống khuôn phép sao cho xứng với danh vị. Cũng từ đó ĐT cũng chỉ ra, ngay cả ông là quan triều 
đình cũng không được sống là chính mình. Lời nói đó của Đế Thích nói đó chính lời nói của số đông của 
phần đa những người cho là thế. Vì thế liệu Trương Ba có thay đổi ý định mà một lần nữa im lặng và đuối 
lý rồi bần thần nhập vào xác? Ngay lập tức ông phản bác lại: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng 
sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Việc làm của Đế Thích đó mới nghe sơ qua thì ai cũng cho rằng 
đó chính là lòng tốt, một lòng tốt thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng lòng tốt đó lại không được đặt trong trong 
hoàn cảnh của TB đã khiến cho TB rơi vào bi kịch. Cho nên TB đã khước từ lời đó của ĐT. TB quan niệm 
rất rõ giữa sống và sống như thế nào là hoàn toàn khác: Sống thực sự cho ra 1 con người không hề đơn giản 
khi sống nhờ sống gửi khi không được là chính mình thì cuộc sống trở nên vô nghĩa. Con người là 1 thể 
thống nhất, hồn và xác phải thật hài hòa không thể có 1 tâm hồn thanh cao trong thân xác phàm tục tội
lỗi. 
Luận điểm 4: Hồn đã cương quyết trả lại thân xác cho anh hàng thịt: Trước sự quả quyết đầy mạnh mẽ 
muốn ĐT trả lại xác cho anh hàng thịt: “Thì đây, thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi 
trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta sống lại với thân xác này”. ĐT đã thốt lên: “Sao có thể đổi 
lấy tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?” Câu nói đó của 
ĐT ta thấy được cái nhìn quan liêu, hời hợt khi quá đề cao tâm hồn mà hạ thấp thân xác. TB đã giải thích 
cho ĐT hiểu: “Tầm thường nhưng đúng là của anh ta, sức sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh 
ra là để sống với nhau”. Đặc biệt là ông đã lo lắng cho chị vợ anh hàng thịt: “chị ta thật đáng thương”. Đó 
chính là cái đức tính hiền lành nhân hậu của TB ngày nào nay đã được bộc lộ. Cho nên hồn đã muốn chết 
đã giải thoát cho chính mình: “tôi sẽ…tôi sẽ…nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó hồn tôi 
chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất”. Qua đây ta thấy rằng: Mọi giá trị đều có ý nghĩa với cuộc đời đừng 
có nhân danh giá trị này mà hạ thấp giá trị kia. Đề cao sự hòa hợp bên trong con người và đặc biệt TB đã 
khước từ sự sống của mình để vì sự sống và niềm hạnh phúc của người khác. Vẻ đẹp nhân cách cao thượng 
của TB đến đây hiện lên 1 cách rõ ràng. Việc TB đã trả lại xác cho anh hàng thịt nó xuất phát từ khát vọng 
sống được là mình trọn vẹn. Xuất phát từ sự trân trọng mọi giá trị sống của con người. 
Luận điểm 5: Đánh giá: Có thể thấy bằng nghệ thuật xây dựng và sức sáng tạo Lưu Quang Vũ mang một 
đến người đọc một vở kịch nói hiện đại mang nhiều giá trị nhân sinh đầy sâu sắc mới mẻ từ 1 cốt truyện 
dân gian. Nhưng đó không phải là một cốt truyện có hậu như thường thấy mà ông đã phát hiện ra ở đó là 


những mâu thuẫn những bị kịch của cuộc đời. Bằng ngôn ngữ kịch cá thể hóa, đậm màu sắc triết lý, xây 
dựng xung đột tài tình đẩy cuộc đối thoại lên đỉnh điểm. Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc một 
triết lý: Sống là được làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá 
trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên 
với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính 
bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. 
Luận điểm 6: Nhận xét về triết lý nhân sinh sâu sắc qua nhân vật hồn TB: Nhà văn Soolokhop từng quan 
niệm: “Tôi muốn tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp 
phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lý tưởng của chủ 
nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người”. Qủa đúng là như vậy, qua đoạn trích sự thoát ra khỏi thân 
xác anh hàng thịt của hồn TB ta thấy được nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc mà Lưu Quang Vũ gửi gắm. 
Hành động quyết liệt của TB thoát ra khỏi thân xác đó chính là sự đấu tranh với nghịch cảnh , vượt qua 
những dung tục tầm thường để tự hoàn thiện, để sống đúng với giá trị của chính mình. Hồn và xác là 2 
phương diện tồn tại và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cho nên đừng quá đề cao thứ này mà hạ thấp thứ 
kia và đừng quá mải mê chìm đắm trong sự thỏa mãn về sự bản năng, dung tục thấp kém mà đánh mất 
chính mình. Mỗi con người phải tự cân bằng và hoàn thiện nhân cách của mình để cho mỗi con người 
chúng ta thực sự ra CON NGƯỜI! 
III. Kết Bài: 
Có một tác phẩm ra đời “như bươm bướm bung nở ngày mùa, như chuồn chuồn vỡ tổ” khi ta 
đọc rồi quên ngay, đến lúc dở lại mới ngỡ mình đã đọc rồi. Nhưng có một tác phẩm như dòng suối mát lành 
chảy vào trong tâm hồn rồi động lại cho ta những ấn tượng khó phai nhòa. Điều đó thật đúng về “Hồn 
Trương Ba da hàng thịt” đặc biệt qua đoạn trích về hồn mong muốn thoát ra khỏi xác hàng thịt đã cho ta 
cảm thấy trân trọng một người luôn khát khao được sống toàn vẹn đúng với giá trị của mình. Qua đó ta 
càng phải biết đấu tranh với những cái dung tục, tầm thường để vươn đến sự toàn vẹn ở mỗi con người! 

tải về 217.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương