Yên Bái, ngày 30 tháng 10 năm 2008



tải về 55.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích55.75 Kb.
#10773


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI


Số: 1729/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Yên Bái, ngày 30 tháng 10 năm 2008




QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Qui định về trình tự thẩm định, xét duyệt, kiểm tra và nghiệm thu việc hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.


CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1810/2007/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Quyết định số 1811/2007/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định về thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 27/8/2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thành lập Hội đồng tư vấn hỗ trợ đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp năm 2008 -2010;

Theo đề nghị của Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 24/TTr-SKHCN ngày 27 tháng 10 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự thẩm định, xét duyệt, kiểm tra và nghiệm thu việc hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Giao cho Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn hỗ trợ đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện quy định này; Định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.



Nơi nhận:

- TT.UBND tỉnh;

- Như điều 3;

- Trung tâm Công báo;

- C.viên: VX-TH-CN;

- Lưu: HC.




KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Bình


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc








QUY ĐỊNH

Trình tự thẩm định, xét duyệt, kiểm tra và nghiệm thu việc hỗ trợ đổi

mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu

công nghiệp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1729/QĐ-UBND

ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)


Căn cứ Quyết định số 1810/2007/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 1811/2007/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định về thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể các bước thẩm định, xét duyệt, kiểm tra và nghiệm thu việc hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau:

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Điều kiện và đối tượng được hỗ trợ

Điều kiện và đối tượng được hỗ trợ quy định tại Điều 2 và Điều 5, Quyết định số 1810/2007/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.



Điều 2. Hình thức hỗ trợ

Hình thức hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo tỷ lệ % được quy định cụ thể tại Điều 15 và Điều 20, Quyết định số 1810/2007/QĐ-UBND, ngày 24/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.



Chương II

THẨM ĐỊNH, XÉT DUYỆT HỖ TRỢ

Điều 3. Thành lập Hội đồng tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Sở Khoa học và Công nghệ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Hội đồng)



Điều 4. Phương thức làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc (họp) phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng, trong đó có Chủ tịch (hoặc) Phó chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp của Hội đồng, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó chủ tịch được uỷ quyền sẽ chủ trì các phiên họp của Hội đồng.

2. Ngoài các thành viên chính thức của Hội đồng. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có thể mời thêm lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, lãnh đạo phòng phụ trách khoa học công nghệ các huyện, thị xã, thành phố, nơi có doanh nghiệp đóng trên địa bàn đến dự, cho ý kiến nhận xét hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn; lãnh đạo doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký đề nghị hỗ trợ đến dự, báo cáo, làm rõ hoạt động sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ (hoặc) chuyển giao công nghệ (hoặc) xác lập quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp, trả lời ý kiến nhận xét, đánh giá của phản biện và các thành viên Hội đồng.

Điều 5. Kiểm tra xác minh, phản biện

1. Hội đồng tổ chức đoàn đi kiểm tra, xác minh thực tế doanh nghiệp, kết hợp với xem xét đánh giá hồ sơ theo những tiêu chuẩn và thang điểm được thống nhất qui định tại Điều 7 của Quy định này.

2. Hội đồng phân công 02 chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực mà tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ làm phản biện nhận xét đánh giá các hồ sơ đăng ký đề nghị hỗ trợ; 02 chuyên gia này có thể là thành viên Hội đồng, có thể là thành phần mời.

3. Thư ký Hội đồng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ Hồ sơ và tài liệu có liên quan cho các thành viên Hội đồng, thành phần mời, phản biện.

Điều 6. Qui trình làm việc của Hội đồng

1.Giới thiệu nội dung và phương thức làm việc của Hội đồng.

a. Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập hội đồng; giới thiệu thành phần hội đồng, thành phần mời tham dự, các văn bản có liên quan.

b. Thư ký Hội đồng công bố danh sách các doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp được xem xét trong ngày làm việc. Thông qua nguyên tắc, phương thức, tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm hồ sơ đăng ký đề nghị hỗ trợ.

c. Đại diện doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký báo cáo trình bày tóm tắt dự án, nội dung đề nghị hỗ trợ và những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

2. Hội đồng tổ chức đánh giá hồ sơ.

a. Hội đồng nghe Thư ký báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh thực tế tại doanh nghiệp.

b. Hội đồng nghe chuyên gia phản biện nhận xét, đánh giá, phân tích hồ sơ.

c. Thư ký Hội đồng đọc nhận xét, đánh giá của các thành viên vắng mặt (nếu có).

d. Hội đồng nghe ý kiến tham gia nhận xét của đại biểu mời.

đ. Thành viên Hội đồng xem xét, chấm điểm bỏ phiếu (thành viên mời dự không tham gia chấm điểm, bỏ phiếu).

e. Thư ký Hội đồng kiểm phiếu và công bố kết quả

g. Hội đồng thông qua biên bản về kết quả làm việc, thống nhất danh sách, mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

h. Thư ký Hội đồng có trách nhiệm quản lý Hồ sơ, tài liệu, hoàn thiện thủ tục trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Điều 7. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá

1. Đối với các hồ sơ được chấm theo thang điểm 100, thì điểm trung bình đạt từ 70/100 điểm trở lên mới xem xét hỗ trợ (trong đó yêu cầu về tiêu chí mức độ đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ của dự án, trình độ tiên tiến và sự phù hợp của công nghệ, thiết bị của dự án phải đạt từ 30 điểm trở lên).

Trong cùng một hồ sơ, nếu có thành viên Hội đồng cho điểm đánh giá chênh lệnh từ 30% trở lên so với điểm trung bình của số thành viên Hội đồng có mặt thì điểm của thành viên này sẽ không được chấp nhận. Kết quả đánh giá hồ sơ này chỉ dựa trên kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng.

a. Nhóm hỗ trợ đổi mới công nghệ (hoặc) hoàn thiện công nghệ.



- Các điều kiện pháp lý: Hồ sơ có đủ theo quy định và hợp lệ (5 điểm).

- Mục tiêu của dự án: Phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (tối đa 10 điểm).

- Hiệu quả dự án: Chất lượng, số lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, mức độ chủ động và an toàn về mặt tài chính của dự án. Đảm bảo các khoản thu, nộp theo quy định, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động (tối đa 15 điểm).

- Mức độ đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ của dự án, trình độ tiên tiến và sự phù hợp của công nghệ, thiết bị của dự án đối với địa phương như về điều kiện tự nhiên, các mối liên hệ, các khâu trong quá trình sản xuất, khả năng phát triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế và điều kiện vận hành, bảo trì (tối đa 40 điểm).

- Về thị trường của dự án đầu tư: Chiến lược thị trường hiện tại, tương lai, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án (tối đa 10 điểm).

- Về môi trường sinh thái: Đảm bảo tiêu chuẩn nước thải, chất thải, không khí, đất, các công trình xây dựng, tạo cảnh quan, bảo vệ thiên nhiên (tối đa 10 điểm).

- Trình độ, năng lực tổ chức bộ máy, kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện dự án (tối đa 5 điểm).

- Tính hợp lý của kinh phí đề nghị hỗ trợ (tối đa 5 điểm).

b. Nhóm hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

- Có giấy xác nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ được qui định tại Điều 17, Điều 18 của quy định về thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định số 1811/2007/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái và biên bản nghiệm thu kết quả chuyển giao công nghệ của các bên tham gia hợp đồng (30 điểm).

- Xem xét các nội dung cụ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ (kết hợp xem xét trên hồ sơ, kiểm tra, xác minh thực tế ): Hiệu quả kinh tế xã hội của công nghệ được chuyển giao; sự phù hợp với chủ chương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khả năng đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường; tạo ra ngành nghề, sản phẩm mới, tạo thêm việc làm, mở rộng thị trường, gia tăng giá trị sản phẩm; cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến chuyển giao công nghệ; chế độ bảo hành, bảo trì thiết bị công nghệ ... (tối đa 60 điểm).

- Tính hợp lý của kinh phí đề nghị hỗ trợ (tối đa 10 điểm)

2. Đối với hồ sơ đăng ký hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp:

Hội đồng tiến hành thẩm định và xác định mức hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp theo Điều 18, Điều 19, Điều 20 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1810/2007/QD-UBND ngày 24/10/2007 của UBND tỉnh Yên Bái.



Chương III

KIỂM TRA NGHIỆM THU

Điều 8. Hội đồng tổ chức đánh giá, nghiệm thu theo quy định tại Điều 14 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1810/2007/QD-UBND ngày 24/10/2007 của UBND tỉnh Yên Bái. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu thực tế tại doanh nghiệp, quyết toán phần kinh phí được hỗ trợ.

Điều 9. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện, Hồ sơ đầy đủ các yêu cầu sau (bản sao công chứng).

1. Hỗ trợ đầu tư đổi mới, hoàn thiện công nghệ

a. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ;

b. Báo cáo kết quả thực hiện;

c. Biên bản nghiệm thu của Hội đồng cấp cơ sở (doanh nghiệp);

d. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua sắm máy, thiết bị;

e. Hoá đơn thanh toán tiền mua máy, thiết bị và các chứng từ thanh toán khác kèm theo.

2. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ

a. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ;

b. Báo cáo kết quả thực hiện;

c. Biên bản nghiệm thu của Hội đồng cấp cơ sở (doanh nghiệp);

d. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ;

e. Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định;

g. Hoá đơn, chứng từ thanh toán khi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3. Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp

a. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ;

b. Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp;

c. Văn bằng bảo hộ đã được cấp;

d. Hoá đơn, chứng từ nộp phí bảo hộ;

e. Đối với lĩnh vực hỗ trợ xác lập chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể...(mức hỗ trợ từ 20 triệu đồng trở lên) phải có bảng kê các nội dung chi khi được hỗ trợ.



Điều 10. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, cần phải bổ sung, sửa đổi, đề nghị phản ảnh về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp trình Uỷ ban nhân tỉnh xem xét quyết định./.

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Bình


Каталог: org -> sbn -> banquanlycackhuCN -> VanBanHanhChinh
sbn -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở thông tin và truyềN thôNG
sbn -> Ubnd tỉnh yên bái sở VĂn hoá, thể thao và du lịCH
sbn -> PHỤ LỤc ii-10 TÊn doanh nghiệP
sbn -> ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký phưƠng tiện thủy nộI ĐỊA
sbn -> BẢng kê NỘp thuế Mẫu số: 01/bknt sè
sbn -> Yên Bái, ngày 15 tháng 8 năm 2008
sbn -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở TÀi chính độc lập Tự do Hạnh phúc
sbn -> Ubnd tỉnh yên bái sở thông tin và truyềN thôNG
sbn -> Ubnd tỉnh yên bái sở VĂn hoá, thể thao và du lịCH
VanBanHanhChinh -> Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-cp ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

tải về 55.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương