Yên Bái, ngày 28 tháng 4 năm 2010



tải về 156.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích156.99 Kb.
#23245

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI


Số: 576/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Yên Bái, ngày 28 tháng 4 năm 2010



QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Xây dựng trường phổ thông dân tộc

bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015”

––––––––––––


CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;

Căn cứ vào Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, khóa XVI - kỳ họp thứ 16 về “Xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 17/TTr-SGD&ĐT ngày 09 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015” (có đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan Thường trực thực hiện đề án, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo nội dung đã được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.










KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà










UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





ĐỀ ÁN

Xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú

tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2015.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 28/4/2010 của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)




Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về phát triển Kinh tế - Xã hội vùng cao, vùng dân tộc, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc đã giác ngộ, tự nguyện cho con em đi học ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ở miền núi vùng dân tộc, vùng cao, vùng khó khăn do địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, một bộ phận học sinh không thể trở về nhà trong ngày mà phải ở lại trường hoặc trọ trong nhà dân; ngày cuối tuần, các em mới về gia đình lấy lương thực, thực phẩm, chất đốt,... để tự nấu ăn hoặc đóng góp với gia đình mà các em ở trọ. Do vậy, mô hình trường bán trú dân nuôi xuất hiện và phát triển từ đó.

Tính đến năm học 2009-2010, toàn tỉnh số trường phổ thông có học sinh nội trú dân nuôi là: 63/382 trường Phổ thông, trong đó: trường Tiểu học 13, trường Tiểu học và THCS 22, trường THCS: 26, trường THPT: 2 (THPT Trạm Tấu, THPT Mù Cang Chải). Số học sinh nội trú dân nuôi trong trường: 4.996 học sinh, trong đó cấp Tiểu học: 1.542 học sinh, cấp THCS: 3.257 học sinh, THPT: 197 học sinh. Học sinh ở nội trú tập trung ở các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên...

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường Phổ thông dân tộc bán trú còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là phòng nội trú cho học sinh: Cấp Tiểu học 70 phòng, trong đó phòng kiên cố 16, bán kiên cố 20 phòng, phòng tạm 34; cấp PTCS 102 phòng, trong đó phòng kiên cố 11, bán kiên cố 31 phòng, phòng tạm 60. Các phòng ở của học sinh đa số chật, hẹp, tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh và an toàn; thiếu các công trình: Nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch...

Từ thực tiễn hoạt động của các trường có học sinh nội trú dân nuôi tại một số xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên,... khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú đã góp phần quan trọng vào việc tăng tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; góp phần hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học (GDTH), phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (GDTHCS); nâng cao nhận thức của người dân trong việc đưa con em đến trường học tập.

II. Căn cứ xây dựng Đề án

Các Văn bản của Đảng, Nhà nước và của tỉnh có liên quan đến trường Phổ thông dân tộc bán trú:

Luật Giáo dục 2005 (Điều 61, Mục 3, chương III);

Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện Kinh tế - Xã hội đặc biệt khó khăn; Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP;

Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;

Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg; Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg;

Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập;

Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế - Xã hội đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Thông báo Kết luận 242-TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái (Thông báo số 261/TB-VPCP, ngày 25/8/2009);

Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 19/8/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015;

Nghị quyết 39/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học Mầm non và Phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2011.

III- Ý nghĩa của đề án

Tăng tỉ lệ huy động trẻ, tỷ lệ chuyên cần; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban; ổn định số lượng học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và củng cố, duy trì công tác phổ cập GDTH, phổ cập GDTHCS ở vùng dân tộc; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, góp phần nâng cao được nhận thức của người dân về việc học và việc đưa con em đến trường học.



Phần thứ hai

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú nhằm huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo nền móng vững chắc cho phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và Trung học cơ sở ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Với phương châm tích cực huy động các nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo đủ nhà ở, nhà bếp ăn, công trình vệ sinh, nước sạch,... cho học sinh nội trú dân nuôi. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong trường; xây dựng và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với người dạy, người học.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao và xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền địa phương, huy động các lực lượng xã hội vào cuộc tích cực chăm lo và xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, đảm bảo các điều kiện đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

b) Phấn đấu đến năm 2015 có 72 trường Phổ thông dân tộc bán trú, với quy mô trên 7.000 học sinh nội trú dân nuôi. Được phân bổ ở các địa phương như sau: Mù Cang Chải 22 trường; Văn Chấn 14 trường; Văn Yên 13 trường; Trạm Tấu 11 trường; Lục Yên 6 trường; Trấn Yên 4 trường; Yên Bình 02 trường.

c) Tổ chức tốt việc ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh nội trú ở trong trường. Hướng dẫn, tổ chức nấu ăn cho học sinh phù hợp với các hình thức nội trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức nơi ở văn minh, sạch đẹp; chăm lo sức khỏe cho học sinh nội trú.

d) Bố trí đủ giáo viên và nhân viên trường học cho các trường Phổ thông dân tộc bán trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ; thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh của trường Phổ thông dân tộc bán trú.

II. Nội dung và biện pháp thực hiện

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Các nhà trường phổ thông ở khu vực vùng khó khăn, có 50% số học sinh của trường là người dân tộc thiểu số, có ổn định từ 30-35 học sinh trở lên ở nội trú liên tục trong 5 năm, được công nhận là trường Phổ thông dân tộc bán trú.

Học sinh nội trú dân nuôi là những học sinh gia đình ở xa trường, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi, về trong ngày, được tổ chức ăn, ở sinh hoạt và học tập tại trường.

2. Qui mô và tổ chức hoạt động trường phổ thông dân tộc bán trú

a) Quy mô phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú




TT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

Trường PTDT bán trú

Trường

63

69

71

72

72

72

1

Tiểu học

Trường

13

13

15

15

15

15

2

THCS

Trường

26

31

33

34

34

34

3

Tiểu học và THCS

Trường

22

23

21

21

21

21

4

THPT

Trường

2

2

2

2

2

2

II

Học sinh ở nội trú

HS

4996

6096

6315

6531

6941

7250

1

HS Tiểu học

HS

1542

2009

1963

2018

2178

2294

2

HS THCS

HS

3257

3870

4106

4237

4468

4609

3

HS THPT

HS

197

217

246

276

295

347

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục của trường dân tộc bán trú

Trường Phổ thông dân tộc bán trú được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học Phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ngoài các hoạt động như các trường phổ thông, nhà trường có thêm nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nội trú; giáo dục cho các em thực hiện tốt các quy định của địa phương, tôn trọng những phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương nơi mình cư trú; giáo dục nếp sống văn minh và thực hành kỹ năng sống trong đời sống nội trú và sinh hoạt tập thể; giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, sống hoà nhập với tập thể trong trường và cộng đồng nơi các em cư trú. Sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp một cách hợp lý để ôn tập củng cố, bổ sung, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh; thực hiện học 2 buổi/ngày; tổ chức tốt giờ tự học cho học sinh; tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, chú trọng khai thác vốn văn hoá truyền thống của địa phương.

c) Đảm bảo ăn, ở cho học sinh nội trú

Xây dựng nhà ở cho học sinh ở nội trú trong trường. Tổ chức nơi ở của học sinh sạch sẽ, gọn gàng hợp vệ sinh, đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho các em để không xảy ra dịch bệnh.

Về lương thực, thực phẩm: Gia đình cung cấp lương thực, thực phẩm, với phương châm học sinh ở nội trú đủ no, đủ ấm, an toàn, yên tâm học tập. Những học sinh ở nội trú (kể cả học sinh không ở nội trú) trong trường hợp gia đình thiếu ăn do giáp hạt, thiên tai, mất mùa,... sẽ được tỉnh, nhân dân địa phương, các lực lượng xã hội hỗ trợ một phần lương thực; nhà trường tổ chức cho học sinh nội trú lao động chăn nuôi, trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Tổ chức nấu ăn: Bố trí nấu ăn tập thể cho các em ở nội trú, cứ 6 em/1 bàn ăn, đặc biệt quan tâm ở cấp Tiểu học trong thời gian đầu mới nhập vào ở nội trú; hợp đồng nhân viên nấu ăn tập thể cho học sinh nội trú, trường hợp chưa tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh nội trú thì nhà trường phải cử người hướng dẫn giúp đỡ, quản lý các em trong việc tự nấu ăn.

d) Công tác quản lý chỉ đạo trường dân tộc bán trú

Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ theo bậc học và văn bản hướng dẫn công tác Giáo dục dân tộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh đối với các nhà trường; hướng dẫn các nhà trường Phổ thông dân tộc bán trú tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao gắn với các hoạt động của địa phương.

Các Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, tổ chức tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giảng dạy và giáo dục học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú, công tác quản lý nội trú của học sinh trên địa bàn theo các văn bản, hướng dẫn của ngành, của địa phương.

Các nhà trường định kỳ tiến hành công tác tự kiểm tra, sơ kết, tổng kết, công tác giáo dục, công tác quản lý nội trú của học sinh trong đơn vị mình.

3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Phổ thông dân tộc bán trú

a) Định mức cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đảm bảo định mức biên chế theo Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở Giáo dục phổ thông công lập và Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.

b) Hợp đồng nhân viên

Do đặc thù của trường dân tộc bán trú và các định mức biên chế nhân viên phục vụ (Bảo vệ, Cấp dưỡng) chưa được quy định tại các Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV và 59/2008/TT-BGDĐT nên mỗi nhà trường Phổ thông dân tộc bán trú: Cứ 30 học sinh nội trú dân nuôi, bố trí 01 nhân viên phục vụ, hưởng mức lương tối thiểu (tại thời điểm theo quy định hiện hành) và cấp theo năm học (9 tháng/năm).

4. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường Phổ thông dân tộc bán trú

a) Kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình, thiết bị



Trong giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng mới 355 phòng ở, 72 nhà bếp (có bàn ghế ăn), 72 công trình vệ sinh nước sạch, cấp 72 bộ đồ nấu bếp, 2.840 giường tầng cho học sinh ở nội trú trong trường phổ thông dân tộc bán trú, cụ thể:

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ VÀ KINH PHÍ


TT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng giai đoạn

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Dự kiến tổng kinh phí đầu tư

220.952

14.738

35.597

51.717

58.736

60.165

I

Xây dựng cơ bản






















1

Phòng nội trú cho HS

Phòng

355

30

71

87

88

79

 

Kinh phí

Triệu đ

168.579

11.700

29.891

39.933

44.000

43.055

2

Bếp ăn

Nhà

72

5

8

17

20

22

 

Kinh phí

Triệu đ

26.218

1.475

2.552

5.865

7.460

8.866

3

Nhà vệ sinh, CT nước sạch

Nhà

72

5

8

17

20

22

 

Kinh phí

Triệu đ

17.641

995

1.720

3.944

5.020

5.962

II

Mua sắm thiết bị






















1

Giường tầng

Cái

2.840

240

568

696

704

632

 

Kinh phí

Triệu đ

7.765

528

1.363

1.810

2.042

2.022

2

Thiết bị nhà bếp

Bộ 

72

5

8

17

20

22

 

Kinh phí

Triệu đ

749

40

70

165

214

260

Hàng năm căn cứ vào nhu cầu đầu tư thực tế của các trường Phổ thông dân tộc bán trú, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư.

Riêng năm 2010, tạm thời bố trí xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ cho học sinh nội trú như: phòng ở, bếp ăn, nước sạch, công trình vệ sinh, giường tầng, trang bị nhà bếp ở các đơn vị đặc biệt khó khăn.

b) Các phòng chức năng, các công trình khác

Phòng học văn hóa, phòng học bộ môn, phòng thiết bị (kho thiết bị), phòng đa năng, thư viện, y tế, phòng ở giáo viên, các công trình điện, thông tin liên lạc...từng bước được đầu tư theo quy định.

c) Nguồn vốn:

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục như: chương trình mục tiêu, các dự án, đầu tư xây dựng cơ bản, NQ 30a và huy động các nguồn vốn khác bằng hình thức xã hội hoá.

5. Chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh ở nội trú

a) Chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

- Áp dụng quy định làm việc đối với giáo viên Phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên công tác tại trường Phổ thông dân tộc bán trú được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ.

- Chính sách của địa phương: Hỗ trợ cho hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú để thực hiện nhiệm vụ đặc thù (công tác quản lý, tổ chức các hoạt động cho học sinh nội trú). Kinh phí hỗ trợ cho các trường được xác định theo số học sinh nội trú dân nuôi. Cách tính: cứ 30 học sinh nội trú dân nuôi, bố trí 1 nhân viên phục vụ, hưởng mức lương tối thiểu (650.000 đồng) và cấp theo năm học (9 tháng/năm), do vậy mức hỗ trợ cho các trường được tính theo số học sinh nội trú dân nuôi là 195.000 đồng/học sinh/năm học. Mức hỗ trợ này, được điều chỉnh tăng theo mức lương tối thiểu của nhà nước quy định.

b) Chính sách cho học sinh

Chính sách của Nhà nước:

Đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho học sinh là con hộ nghèo đi học theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ số 112/2007/QĐ-TTg.

Thực hiện Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế - Xã hội đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.

Nguồn kinh phí trên được cấp trực tiếp cho các cơ sở trường học để hỗ trợ trực tiếp cho học sinh.



Chính sách của địa phương:

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1687/2007/QĐ- UBND ngày 15/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh, hỗ trợ mỗi học sinh THPT dân tộc Mông của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải mỗi em 15kg gạo/tháng trong năm học.

Hàng năm, hỗ trợ cho mỗi học sinh nội trú 10 kg gạo/tháng trong thời gian 3 tháng giáp hạt (tổng cộng 30 kg gạo/học sinh/3 tháng).

c) Huy động các nguồn hỗ trợ khác

- Hàng năm, vào tháng tựu trường (tháng Tám) tổ chức vận động cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội....ủng hộ, đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho học sinh ở nội trú như: Chăn, màn, chiếu nằm, lương thực, thực phẩm, hỗ trợ học sinh....

- Vận động mỗi cán bộ, công chức hưởng lương ủng hộ 01 ngày lương/người/năm vào dịp tháng 8 hàng năm.

- Uỷ ban nhân dân các huyện, chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã tuyên truyền, vận động để mỗi hộ gia đình nhân dân trong xã hỗ trợ lương thực cho học sinh (trong trường hợp gia đình thiếu ăn do giáp hạt, thiên tai, mất mùa...) bằng việc lập kho thóc của xã vào cuối mùa thu hoạch, mức đóng góp từ 5kg - 10kg thóc/vụ/hộ gia đình; riêng gia đình có con em đi học phải ở nội trú, ngoài cung cấp lương thực, thực phẩm đều đặn hàng tuần, hàng tháng cho con em, mức đóng góp vào kho thóc của xã 15kg thóc/vụ/hộ gia đình;

- Phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể đỡ đầu từng đơn vị trường học (sẽ có văn bản phân công sau);

- Mời các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tham gia đỡ đầu từng đơn vị trường học.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2015” của tỉnh, Chính phủ có chính sách mới và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách về trường Phổ thông dân tộc bán trú. Đề nghị Hội đồng nhân dân giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai, giải quyết.



1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định làm căn cứ ra Quyết định chuyển đổi về loại hình trường Phổ thông dân tộc bán trú đối với các nhà trường trong tỉnh đang thực hiện mô hình trường Phổ thông dân tộc bán trú dân nuôi; chỉ đạo việc thực hiện các quy định về chuyên môn.

Phối hợp với Sở Nội vụ và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố hàng năm xây dựng kế hoạch biên chế theo tinh thần Nghị quyết 22 của HĐND tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện khảo sát cụ thể đối với từng trường để có cơ sở đầu tư, xây dựng các công trình hợp lý, hiệu quả.

Trên cơ sở nguồn ngân sách của Nhà nước, ngân sách Chương trình mục tiêu, các Dự án của các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục và đào tạo, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn và tổ chức xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trú (nhà ở, nhà công vụ, phòng bộ môn, phòng chức năng, nhà bếp và công trình vệ sinh - nước sạch,...).

Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức ngày vận động các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... ủng hộ, đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho học sinh bán trú. Vận động cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, nhân dân lao động trên địa bàn tỉnh hàng năm ủng hộ 1 ngày lương để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện sinh hoạt ăn, ở cho học sinh bán trú dân nuôi.

Đầu mối chủ trì, phối hợp tổ chức các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia đỡ đầu từng trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh, hàng năm (cuối tháng 12) báo cáo tình hình tổ chức thực hiện đỡ đầu cho các đơn vị trường bán trú của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự ủng hộ của cộng đồng xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh nội trú; hàng năm kiểm tra tổng hợp tình hình báo cáo kết quả triển khai Đề án với Ủy ban nhân dân tỉnh.



2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cân đối nguồn ngân sách của Nhà nước, ngân sách Chương trình mục tiêu, các Dự án của các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục và đào tạo, lập phương án xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trú (nhà ở, nhà công vụ, phòng bộ môn, phòng chức năng, nhà bếp và công trình vệ sinh - nước sạch...) cho hệ thống các nhà trường phổ thông dân tộc bán trú. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đầu tư.



3. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ra văn bản định mức biên chế về bảo vệ, cấp dưỡng, y tế, các nhân viên khác cho các nhà trường có học sinh bán trú dân nuôi và chỉ đạo các địa phương đảm bảo bố trí đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên theo Thông tư 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV và thông tư 59/2008/TT-BGDĐT và các văn bản khác của Nhà nước.



4. Sở Tài chính

Đảm bảo kịp thời kinh phí cho các hoạt động của nhà trường theo quy định của Nhà nước; đảm bảo chế độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chế độ hiện hành và Nghị định 61/2006/NĐ-CP;

Đảm bảo cấp kinh phí kịp thời về các chế độ cho học sinh theo chính sách của tỉnh và của Trung ương;

Hàng năm phối hợp sở Giáo dục và đào tạo; Uỷ ban nhân dân các huyện tham mưu kinh phí hỗ trợ gạo cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trong 3 tháng giáp hạt.



5. Ban Dân tộc tỉnh

Triển khai, hướng dẫn các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; đề xuất triển khai lồng ghép các đề án hỗ trợ nguồn lực cho các trường dân tộc bán trú dân nuôi; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.



6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương hoàn thiện hồ sơ giao quyền sử dụng đất cho các nhà trường; đảm bảo quỹ đất cho các hoạt động dạy và học, xây nhà công vụ, nhà nội trú, nhà bếp, nhà vệ sinh, quỹ đất cho học sinh làm vườn trường, chăn nuôi…kiểm tra, giám sát việc thực hiện cấp đất và hoàn thiện hồ sơ đất cho các nhà trường trong tỉnh.



7. Sở Xây dựng

Xây dựng và thiết kế mẫu nhà ở nội trú, nhà bếp, công trình vệ sinh cho từng vùng đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.



8. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Sở, ban ngành đoàn thể khác

Hàng năm giao cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trì tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các lực lượng xã hội, đoàn viên, hội viên tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ cho học sinh trường bán trú dân nuôi. Vận động mỗi cán bộ, công chức hưởng lương ủng hộ 01 ngày lương/người/năm vào dịp tháng 8 hàng năm.

Làm tốt công tác vận động học sinh ra trường lớp, khắc phục tình trạng bỏ học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục vùng cao, vùng dân tộc ít người. Tích cực vận động nhân dân và các tầng lớp trong xã hội hiểu và nắm vững chủ trương chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú. Triển khai lồng ghép các chương trình, dự án của ngành, của đơn vị trong việc xây dựng hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú và huy động các nguồn lực hỗ trợ học sinh nội trú.

9. Báo Yên Bái; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm và ý nghĩa của việc xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú.

Tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... hỗ trợ ủng hộ đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trong phát triển văn hóa - giáo dục và đóng góp xây dựng các cơ sở nội trú; Tuyên truyền tới các phụ huynh học sinh trong việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; cung cấp lương thực, thực phẩm cho con em mình; phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh.

10. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

Tiến hành quy hoạch quỹ đất, xây dựng kế hoạch tổng thể, lập, trình, phê duyệt dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã vận động để mỗi hộ gia đình nhân dân trong xã và gia đình có con em đi học phải ở nội trú tự nguyện hỗ trợ lương thực cho học sinh bằng việc lập kho thóc của xã vào cuối mùa thu hoạch, (theo nội dung nêu trên).

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong quá trình tuyển dụng biên chế cần ưu tiên tuyển dụng giáo viên là người dân tộc địa phương, để xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt trong các trường phổ thông dân tộc bán trú.

Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ra quyết định chuyển đổi về loại hình trường dân tộc bán trú cho các nhà trường đang thực hiện mô hình trường dân tộc bán trú trên địa bàn theo phân cấp quản lý trong năm 2010. Chỉ đạo chính quyền các phường, xã, thị trấn vận động nhân dân đưa trẻ trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác xã hội hoá; chỉ đạo quản lý chặt chẽ các nguồn đóng góp của nhân dân. Hàng năm có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai việc thực hiện Đề án báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.



11. Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường dân tộc bán trú cấp huyện

Các phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, chỉ đạo các nhà trường dân tộc bán trú thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện.



Các nhà trường Phổ thông dân tộc bán trú thực hiện đầy đủ các hoạt động của trường đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đối với giáo viên và học sinh theo quy định./.




KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà


tải về 156.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương