Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ



tải về 46.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích46.03 Kb.
#26900
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

ĐTM


During 40 year stage of establishment and development, Institute of Mining Science and Technology (IMSAT) has been paid much attention to the international relationships to the overseas partners and considering it as the quick way for approaching to the advanced mining technologies as well as their effective application to Vietnam mining sector. The paper introduces some key achievements in the promotion of the international cooperation in research study and technological transfer of IMSAT in this stage, especially in the 5 year period of 2007 – 2012

Trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ luôn luôn chú trọng và tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế, coi đây là con đường nhanh nhất để tiếp cận với nền khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới và khai thác có hiệu quả các dự án tài trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế trên các diện đào tạo cán bộ, thông tin khoa học, làm chủ công nghệ và phương pháp luận khoa học. Trong số hàng nghìn công trình nghiên cứu khoa học của Viện đã được triển khai ứng dụng vào sản xuất, có nhiều đề tài và dự án có sự hỗ trợ một cách tích cực của các đối tác nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế. Có thể kể đến một số công trình điển hình như:

* Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm cơ giới hóa khấu than bằng combai 2K-52M tại lò chợ số 2 vỉa 8 Cánh Gà, mỏ Vàng Danh hợp tác với Viện Mỏ Moskva IGD A.A. Scochinski (LB Nga). Những kết luận có cơ sở khoa học và thực tiễn về khả năng áp dụng các combai tay ngắn và các thiết bị đồng bộ trong lò chợ cơ giới hóa là những bài học đầu tiên về cơ giới hóa để ngành Than hôm nay có thể đẩy mạnh việc cơ giới hóa khai thác than hầm lò.

* “Nghiên cứu nâng cao độ ổn định cho các bờ mỏ lộ thiên Việt Nam” là Chương trình hợp tác nghiên cứu của Viện với Viện Địa chất và Trắc địa Mỏ toàn Liên bang (VNIMI) được triển khai theo phương thức đồng chủ nhiệm, thực hiện trong một thời gian dài (giai đoạn 1981-1989 và 1996-2000), tiến hành cả nghiên cứu lí thuyết và thực địa, thực nghiệm tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm của hai Viện ở Hà Nội và St. Pêtécbua. Viện VNIMI đã có nhiều giúp đỡ quý báu và đóng góp quan trọng cho sự thành công của đề tài này. Nhiều thiết bị quý hiếm như thiết bị xác định nhanh các chỉ tiêu cơ lí đá ngoài hiện trường BU-39... đã được chuyển giao cho Viện. Kết quả của Chương trình hợp tác này là đã xác định được các đặc điểm cấu trúc của bờ mỏ Hà Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Na Dương, đặc điểm biến dạng của bờ mỏ, xác định các nguyên nhân gây trượt lở và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao độ ổn định của bờ mỏ. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được triển khai áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao như khoan các lỗ khoan giảm áp ở bờ trụ Đông, vỉa 16, mỏ than Hà Tu; thiết kế bờ mỏ có dạng lồi hợp lí như ở mỏ Cọc Sáu; cắt tầng vào trụ với bờ Nam, mỏ than Đèo Nai; khoan giảm áp kết hợp với việc điều chỉnh các thông số bờ tầng ở mỏ Na Dương.v.v...

* Giai đoạn 1998 - 2001, Viện tiếp tục hợp tác với Viện VINIMI trong việc xác định điều kiện địa chất mỏ, xác định các cấu trúc đá vách trong lò chợ và lò chuẩn bị phục vụ cho việc tính toán áp lực mỏ, xác định được các yếu tố sản trạng vỉa, các vùng chứa nước, chứa khí, các đới phá hủy, lò cũ, lộ vỉa, các hang động castơ và các dị thường địa chất, biên giới khối trượt, sự chuyển dịch đất đá, điều kiện địa chất thủy văn. Viện đã tiếp nhận một số thiết bị địa vật lí khá hiện đại có khả năng đo đạc khảo sát trong hầm lò, đáp ứng được các yêu cầu nêu trên như tổ hợp thiết bị FLORA, SER-1, SIIP, ZOND và cùng các chuyên gia bạn tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện địa chất mỏ cho các mỏ Mạo Khê, Hồng Thái, Thành Công, Nam Mẫu, Mông Dương, Khe Chàm, Hà Tu...;

* Trong những năm 1980 -1982, Viện đã kết hợp với nhóm chuyên gia của Viện KUZNIUI, Liên Xô (cũ), thực hiện chương trình đánh giá tổng hợp trữ lượng và các điều kiện địa chất kĩ thuật mỏ than Vàng Danh, mỏ than Mạo Khê và khu vực Tây Khe Sim, mỏ than Thống Nhất, trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá khả năng khai thác và xác định phạm vi ứng dụng công nghệ phù hợp cho các khu vực này. Cũng vào những năm này, nhóm nghiên cứu về điều kiện tự nhiên của Viện đã phối hợp với nhóm chuyên gia của Viện VNIMI, Liên Xô (cũ), nghiên cứu đánh giá và phân loại đá vách cho bảy mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. Đề tài đã kết hợp nghiên cứu các phương pháp khảo sát, thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường mỏ đang khai thác với việc phân tích, tính toán để đánh giá và phân loại đá vách qua các số liệu của lỗ khoan thăm dò. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và đưa ra bảng phân loại đá vách theo tính ổn định, tính sập đổ và theo tính điều khiển, trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị về phương pháp điều khiển và yêu cầu chống giữ đối với các loại vách đặc trưng của mỏ.





Kí văn bản hợp đồng hợp tác thiết kế, xây dựng mỏ hầm lò Núi Béo

với Công ty Sankt-Peterburg Giproshakt, Liên bang Nga (2011)

Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới và mở cửa, tiếp tục giữ mối quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống của Liên Xô (cũ), Ba Lan, Trung Quốc, Viện đã nhanh chóng tiếp cận với các tổ chức và cơ quan quốc tế, các viện nghiên cứu và các công ty sản xuất của các nước có ngành công nghiệp than phát triển như UNDP, UNIDO, Australia, Anh, CH Pháp, CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v... để triển khai các đề tài, các dự án, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của sản xuất, đồng thời cũng tranh thủ sự giúp đỡ của họ trong việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ nghiên cứu cũng như tăng cường cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm của Viện. Kết quả là chúng ta đã tranh thủ được nguồn tài trợ quý giá để triển khai thực hiện một số dự án có ý nghĩa, đặt nền móng cho việc triển khai các công nghệ mới vào giai đoạn sau, đặc biệt là vào những năm đầu của thế kỷ 21, tiêu biểu là:

* Tháng 11 năm 1993, Viện đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Địa chất Mỏ và Vật Liệu (KIGAM) Hàn Quốc triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện công nghệ đóng bánh than phục vụ sinh hoạt” do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ. Hai Viện đã có cơ hội trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo chuyên gia để hoàn thiện công nghệ, thiết bị, nghiên cứu chất kết dính phù hợp nhằm đạt được viên than phục vụ sinh hoạt có chất lượng cao, bén cháy nhanh, ít ảnh hưởng đến môi trường. Một số cán bộ của Viện đã được tham quan khảo sát, hợp tác nghiên cứu tại KIGAM. Dự án kết thúc vào năm 1996, đặt cơ sở cho việc tiếp tục triển khai các dự án chế biến sử dụng than phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp.

* Giai đoạn 1992-1993, thông qua Công ty ACIRL (Australia), Viện nhận được sự trợ giúp của Quỹ phát triển Australia triển khai dự án chống thử nghiệm 100m neo chất dẻo cốt thép trong các đường lò chuẩn bị của mỏ than Vàng Danh và Mạo Khê. Sau đó, Viện tiếp tục hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu than (JCOAL) của Nhật Bản chống thử hàng ngàn mét neo chất dẻo cốt thép trong các đường lò chuẩn bị ở mỏ than Dương Huy (19961998). Kết quả các dự án thử nghiệm này làm cơ sở để ngày nay Viện đang áp dụng rộng rãi chống neo cho tất cả các đường lò có điều kiện cho phép để đẩy nhanh tốc độ đào lò, giảm giá thành mét lò, đáp ứng nhu cầu mở diện khai thác mới, mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất;

* Dự án “Bảo vệ môi trường trong khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh VIE 95/003” do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ, thực hiện vào năm 1996-1998. Các kết quả chủ yếu của dự án đã là tiền đề, là nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu triển khai của Viện sau này trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mỏ. Ngoài ra, thông qua dự án “Tăng cường năng lực bảo vệ môi trường trong công nghiệp mỏ và các hoạt động có liên quan” (2000- 2001) do tổ chức SIDA của Thụy Điển tài trợ, Viện đã trở thành một trong bốn thành viên của mạng lưới môi trường công nghiệp Việt Nam - INVIRONET.

- Giai đoạn 1996 -1998, Viện đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Than Bắc Kinh (CCIR) thực hiện dự án xử lí sự cố bục nước vào lò tại mức -80 từ phay FA mỏ than Mạo Khê, mở diện khai thác mới để nâng cao công suất của mỏ.

- Để đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng, đảm bảo an toàn cho sản xuất và hạ giá thành sản phẩm..., từ năm 1998, được Vinacomin chấp nhận, Viện đã chủ động đề xuất, hợp tác với các đối tác Trung Quốc nghiên cứu thiết kế, lập các hướng dẫn kĩ thuật thi công, đào tạo cán bộ, công nhân, chỉ đạo triển khai áp dụng thử nghiệm và sau đó là nhân rộng các loại vì chống thủy lực trong các mỏ than hầm lò. Năm 2002, Viện đã phối hợp với các đối tác thiết kế, chỉ đạo thi công lắp đặt và đưa vào hoạt động lò chợ cơ giới hóa đầu tiên bằng máy khấu than cùng với các giá thủy lực có xà di động và sau đó, vào năm 2005, là một lò chợ cơ giới hóa đồng bộ có máy khấu than cùng các dàn chống tự hành của Trung Quốc cũng đã được đưa vào hoạt động tại Công ty than Khe Chàm.

- Giai đoạn 2001 - 2006, Viện đã hoàn thành tốt đẹp dự án “Trung tâm quản lí an toàn khí mỏ than Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, với tổng kinh phí lên tới gần 9 triệu USD. Thông qua Dự án này, Viện đã xây dựng được 11 phòng thí nghiệm với các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đạt chuẩn Quốc gia, mã số VILAS 170, được chuyển giao các công nghệ kiểm soát, quản lí khí mỏ và phương pháp thí nghiệm, kiểm định thiết bị điện an toàn phòng nổ theo các tiêu chuẩn TCVN 7079 (tương đương với Tiêu chuẩn của Ủy ban Kĩ thuật Điện Quốc tế IEC 60079), đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đủ năng lực để giải quyết các vấn đề về an toàn trong khai thác mỏ. Ngoài ra, Viện còn hợp tác với JCOAL thực hiện dự án “Nghiên cứu áp dụng công nghệ an toàn chống bục nước trong các mỏ than hầm lò Việt Nam” tiếp nhận các công nghệ và thiết bị quan trắc và phòng chống bục nước trong các mỏ hầm lò.

- Hệ thống tự động cảnh báo khí mêtan - công trình hợp tác giữa Viện và Hãng Carboautomatyca lần đầu tiên được thiết kế, lắp đặt tại mỏ than Mạo Khê năm 2000, sau vụ cháy nổ khí nghiêm trọng xảy ra năm1999. Để đến nay, đã có 27 hệ thống giám sát khí mỏ tự động tập trung đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động ở những nơi được xác định là có độ chứa khí cao, góp phần to lớn trong việc đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất than ở các mỏ hầm lò.

Trong 5 năm trở lại đây, giai đoạn 2007 - 2012, Viện đã thực sự chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm được quy định trong Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Theo Nghị định này, các tổ chức khoa học công nghệ công lập có quyền sản xuất kinh doanh hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ, tham gia đấu thầu các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Vì vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động chuyển giao công nghệ vào sản xuất với nhiều hình thức liên doanh, liên kết, tổng thầu, góp vốn đầu tư... công tác hợp tác quốc tế của Viện cũng được tăng cường và mang màu sắc khác biệt hơn. Nếu trước đây các công trình hợp tác với nước ngoài có tính chất chủ yếu là những dự án tài trợ, ủng hộ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế thì ngày nay, Viện đã kí những hợp đồng, dự án liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, cung cấp thiết bị, hợp tác thực hiện những công trình lớn và đã gặt hái nhiều thành công như:

- Hợp tác với Công ty ALTA của Cộng hòa Séc và Công ty Chế tạo máy - Vinacomin thiết kế chế tạo dàn chống tự hành VINAALTA. Sản phẩm dàn chống này đạt các chỉ tiêu chất lượng tương đương với các dàn được chế tạo tại Cộng hòa Séc, nhưng có giá thành rẻ hơn rất nhiều, đã được đưa vào sử dụng trong đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khấu than lò chợ Vàng Danh và Nam Mẫu. Ngoài ra, một công trình nổi bật hợp tác với Công ty ALTA là thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, hướng dẫn lắp đặt, đào tạo vận hành hệ thống cơ giới hóa vận chuyển người, vật tư và thiết bị trong lò bằng hệ thống mônôray tại các công ty than Nam Mẫu và Hà Lầm.

- Hợp tác với Giprouglemash và Liên hiệp Công nghệ Chế tạo máy OMT (Liên bang Nga) để thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng thử tại Việt Nam tổ hợp dàn chống tự hành KDT-1 phục vụ cho việc cơ giới hóa các vỉa than dày và dốc. Các chuyên gia Liên bang Nga kết hợp với cán bộ Viện đã thực hiện việc hướng dẫn lắp đặt và cho vận hành thử nghiệm tại mỏ than Vàng Danh.

- Hợp tác với các công ty của Liên bang Nga thực hiện dự án đầu tư, thiết kế xây dựng mỏ hầm lò Khe Chàm II-IV, mỏ hầm lò Núi Béo (Công ty CP Giproshakht); nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ khai thác sử dụng chèn lò; lập dự án đầu tư cải tạo hệ thống truyền động điện máy xúc EKG-(4,6) 5A cho các mỏ lộ thiên…

- Hợp tác với các đơn vị của Ba Lan thiết kế, cung cấp thiết bị, thiết kế, lắp đặt các hệ thống quan trắc khí mêtan tự động, hệ thống kiểm soát, định vị nhân sự trong lò; nghiên cứu chống cháy mỏ; đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm xác định tính tự cháy của than…

- Hợp tác với các đơn vị của Trung Quốc thiết kế và cung cấp thiết bị cho Nhà máy tuyển quặng bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, lập dự án xây dựng Nhà máy tuyển than Khe Thần, Lép Mỹ (Công ty Thiết kế Công trình Hoa Vũ, Viện Nghiên cứu than Bắc Kinh...); thiết kế chế tạo giá khung thủy lực di động GK/1600/1.6/2.4/HT và dàn chống tự hành KDT-2 (sẽ được đưa vào áp dụng thử nghiệm trong đồng bộ cơ giới hóa khai thác than tại Hà Ráng). Trong lĩnh vực tuyển, chế biến khoáng sản, Viện đã phối hợp với Công ty TNHH Thiết bị chống mài mòn, Viện Nghiên cứu Trịnh Châu (Trung Quốc) để lập dự án xây dựng Nhà máy tuyển bauxit Tân Rai - Lâm Đồng và tổ chức thi công một số hạng mục của nhà máy trong dự án tổng thầu; phối hợp với Công ty TNHH Hoa Vũ (Trung Quốc) để lập dự án Nhà máy tuyển than Khe Thần - Uông Bí... Hiện nay Viện đang tiếp tục phối hợp để triển khai thực hiện lập dự án đấu thầu và đầu tư xây dựng dự án Nhà máy tuyển bauxit Nhân Cơ.

- Hợp tác với Xí nghiệp Liên hiệp Khoa học Kĩ thuật Sibecotechnika (Novokuznetsk, CHLB Nga) triển khai Dự án “Phát triển công nghệ sản xuất và sử dụng nhiên liệu huyền phù than - nước từ than antraxit chất lượng thấp và bùn của các nhà máy tuyển than Việt Nam”. Đây là một dạng nhiên liệu sạch, sử dụng thay thế dầu diezen, dầu FO…cho các nồi hơi công nghiệp, lò sấy nhằm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiêu quả sử dụng than.

- Hợp tác với các đối tác nước ngoài như Công ty Mitsui, Công ty Kawasaki Heavy Industry (Nhật Bản), Công ty Raven Ridge Resources Incorporated (Mỹ); Công ty Perenia (Australia), Công ty DMT và RWE (Liên bang Đức) trong việc lập báo cáo khả thi công nghệ sử dụng khí mêtan từ hoạt động tháo khí và luồng gió thải để phát điện và mua bán tín chỉ cacbon…

- Hợp tác với Công ty HBP (CH Slovakia) trong việc đề xuất, thẩm định thiết kế mở vỉa, chuẩn bị và khai thác than hầm lò mỏ than Thống Nhất.

- Hợp tác với Công ty Inco (CH Séc) trong việc lựa chọn và cung cấp hệ thống trục tải cho hai giếng đứng mỏ hầm lò Núi Béo.

- Hợp tác cùng Viện Thiết kế Mỏ quặng Krivbassproekt (Ukraina) trong việc lập dự án TEOI xây dựng mỏ hầm lò đồng Vi Kẽm, Lào Cai.

- Hợp tác với các đối tác Nhật Bản (Công ty OYO) về dự báo nguy cơ bục nước trong mỏ hầm lò, thành lập phòng thí nghiệm xác định tính tự cháy của than (trường Đại học Hokkaido).

- Hợp tác với hãng KOCH FLSmidth (LB Đức) thiết kế xây dựng hệ thống băng tải ống vận chuyển than từ mỏ Mạo Khê đến cảng Bến Cân…

Ngoài các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, Viện luôn luôn duy trì mối quan hệ hợp tác với các trường đại học uy tín chuyên ngành mỏ của các nước trên thế giới và tìm kiếm cơ hội, tận dụng tối đa các nguồn kinh phí của Nhà nước, của Vinacomin và kinh phí tự có của Viện…để gửi cán bộ sang đào tạo chuyên môn. Trong 5 năm qua, Viện đã cử trên 30 cán bộ sang làm luận án tiến sĩ và thạc sĩ ở các trường Đại học Mỏ Moskva, trường Đại học Mỏ Sankt Peterburg (LB Nga), trường Đại học Mỏ quốc gia Ba Lan, các trường Đại học chuyên ngành mỏ của Nhật Bản, Australia, Trung Quốc. Trong số đó, đã có 7 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, thạc sĩ và đã trở về Viện làm việc, bổ sung tiềm lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu triển khai các dự án trọng điểm của Viện. Ngoài ra, hàng năm, Viện cử hàng chục đoàn cán bộ ra nước ngoài tìm hiểu, khảo sát công nghệ thiết bị, thực tập sản xuất, học hỏi kinh nghiệm và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học để hiểu biết sâu hơn nữa về chuyên môn, nắm vững hơn nữa về công nghệ và thiết bị để về áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Với những kết quả đạt được trong hoạt động khoa học công nghệ nói chung và hợp tác quốc tế nói riêng, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã trở thành một địa chỉ tin cậy đối với các đối tác nước ngoài, để lại những ấn tượng sâu đậm về tư duy và phong cách làm việc trong mỗi nhà khoa học, mỗi chuyên gia nước ngoài đã từng đến làm việc với Viện và chính Viện đã trở thành đầu mối giúp họ tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, xúc tiến các dự án hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị tại Việt Nam.



Những thành công của ngày hôm nay sẽ tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ trong tương lai./.




Каталог: admin -> uploads
uploads -> BỘ TÀi chính số: 58/2016/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
uploads -> MỘt số ĐỀ xuất công nghệ XỬ LÝ BÙn nưỚc nhà MÁy tuyển quặng bauxit tân rai – LÂM ĐỒNG
uploads -> CHÍnh phủ Số: 28
uploads -> BỘ khoa học và CÔng nghệ Số: 1870 /QĐ-bkhcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
uploads -> Nghiên cứu lựa chọn phương án vận tải đất đá thải hợp lý cho mỏ than Đèo Nai
uploads -> QuyÕt ®Þnh cña Bé tr­ëng Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n Sè 06/2002/Q§-bnn, ngµy 09 th¸ng 01 n¨m 2002
uploads -> BỘ TÀi chính số: 91 /2005/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 24/2006/QĐ-btnmt
uploads -> PhiếU ĐỀ xuất vấN ĐỀ, nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẦN ĐƯỢc giải quyếT Ở CẤp nhà NƯỚc năM 20
uploads -> Phụ lục 3 biểu mẫU Áp dụng cho các hộI ĐỒng tư VẤN

tải về 46.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương