Ủy ban tài chính ngân sáCH



tải về 66.88 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích66.88 Kb.
#22903


QUỐC HỘI KHOÁ XIII

ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH


Số: 3048/BC-UBTCNS13




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2015


BÁO CÁO

thẩm tra về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị

gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế


Kính gửi: các vị đại biểu Quốc hội,

Thực hiện nhiệm vụ được giao, trên cơ sở Tờ trình số 469/TTr-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế. Ngày 29/9/2015, Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) đã tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra về nội dung trên. Tham dự Phiên họp có đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và đại diện một số cơ quan hữu quan. Tiếp đó, ngày 16/10/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án luật trên.

Trên cơ sở Tờ trình số 541/TTr-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ, ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ý kiến các đại biểu dự họp, Ủy ban TCNS xin báo cáo Quốc hội như sau:

I. VỀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung 03 luật về thuế, trong đó sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT (gồm 02 nội dung), Luật thuế TTĐB (gồm 03 nội dung) và Luật quản lý thuế (gồm 03 nội dung) và thực hiện theo quy trình thông qua tại 01 kỳ họp của Quốc hội, vì một số lý do sau:

(1) Tiếp tục thực hiện chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ,...; xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật liên quan, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

(2) Tăng cường công tác quản lý thuế, khắc phục tình trạng gian lận trong hoàn thuế GTGT, cải cách thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng; cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban TCNS cho rằng, Luật thuế GTGT và Luật quản lý thuế mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung tại Luật số 71/2014/QH13, hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015 và Luật thuế TTĐB sửa đổi hiện nay chưa đến thời điểm hiệu lực thi hành (01/01/2016), nay Chính phủ tiếp tục đề nghị sửa đổi là chưa thực sự hợp lý, dẫn đến thiếu ổn định trong chính sách về thu ngân sách. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần đánh giá tổng thể các luật về thuế và sửa đổi toàn diện các nội dung của từng luật thuế trình Quốc hội xem xét khi đủ điều kiện.

II. VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ

Trên cơ sở Báo cáo thẩm tra của Ủy ban TCNS và ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã tiếp thu nhiều nội dung và chỉnh sửa trong Dự thảo luật1. Do vậy, Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ và xin báo cáo Quốc hội một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, cụ thể như sau:



1. Về sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT (Điều 1)

(1) Về sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác (khoản 1).

Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về bổ sung quy định:Đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường khi bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng”. Tuy nhiên, việc quy định các đối tượng trên vào nội dung của khoản 1 Điều 5 về đối tượng không chịu thuế là chưa phù hợp, vì theo quy định hiện hành (điểm đ, khoản 2 Điều 8), các đối tượng trên bán ra ở khâu thương mại đang chịu thuế suất thuế GTGT 5%. Dự thảo luật đưa vào quy định tại nội dung về đối tượng không chịu thuế nhưng không sửa lại điểm đ khoản 2 Điều 8, dẫn đến việc hiểu là loại trừ toàn bộ nội dung tại khoản 1 Điều 5 mới. Do vậy, đề nghị sửa lại quy định này cho phù hợp2.



(2) Về quy định:Trường hợp trong quá trình đầu tư, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục tiêu thành đầu tư trường học, bệnh viện, vệ sinh, môi trường thì không điều chỉnh lại số thuế GTGT đã hoàn cho dự án đầu tư(khoản 3).

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS thấy rằng, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mà Nhà nước đang thực hiện xã hội hóa, khuyến khích đầu tư là cần thiết. Do đó, nhất trí với Tờ trình của Chính phủ cho phép không điều chỉnh lại số thuế GTGT đã hoàn nếu các dự án chuyển đổi mục đích đầu tư sang các lĩnh vực mà Nhà nước đang khuyến khích, thực hiện chính sách xã hội hóa như bệnh viện, trường học, vệ sinh, môi trường.

Một số ý kiến trong Ủy ban TCNS không nhất trí với Tờ trình của Chính phủ vì: quy định như Dự thảo luật sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, nhà đầu tư cố tình không thực hiện đúng mục tiêu ban đầu của dự án, lập dự án đầu tư, triển khai xây dựng để nhận tiền hoàn thuế từ NSNN, sau đó xin chuyển đổi mục tiêu dự án từ đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, vệ sinh, môi trường để được giữ lại số thuế đã được NSNN hoàn, dẫn đến thất thoát NSNN và không đảm bảo công bằng.

(3) Về hoàn thuế GTGT đối với Dự án đầu tư (khoản 3).

Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí việc không được hoàn thuế GTGT mà cho kết chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết sang kỳ sau đối với các trường hợp: “Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký;... và Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư” như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ làm rõ căn cứ xác định sản phẩm hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

Đối với trường hợp “Dự án đầu tư mở rộng tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với cơ sở kinh doanh đang hoạt động và doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư mở rộng bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động đang kinh doanh”, Ủy ban TCNS không đồng tình với quy định trên và đề nghị cần cân nhắc việc không cho hoàn thuế trong trường hợp trên vì: việc quy định như Dự thảo luật là không công bằng và không khuyến khích các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa trong cùng tỉnh nhưng địa bàn đi lại khó khăn, khoảng cách lớn đầu tư mở rộng quy mô, mở rộng dự án, trong khi đầu tư ở ngoài tỉnh nhưng địa bàn thuận lợi lại được hoàn thuế.

(3) Về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu (khoản 3).

Dự thảo luật bổ sung quy định: “..... không hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan”. Tuy nhiên, tại khoản 3, Điều 7 của Luật hải quan quy định “Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan”. Vì vậy, Ủy ban TCNS đề nghị cần quy định cụ thể về địa bàn hoạt động hải quan ngay trong Dự thảo luật.



2. Về sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB (Điều 2)

  1. Về giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá nhập khẩu (khoản 1).

Ủy ban TCNS tán thành với phương án sửa đổi giá tính thuế TTĐB đối với tất cả hàng hoá chịu thuế TTĐB nhập khẩu là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra, vì: trong bối cảnh thuế nhập khẩu sẽ được cắt giảm về 0% đối với nhiều mặt hàng theo các cam kết quốc tế, việc áp dụng giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu như hiện hành sẽ không đảm bảo công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu (với khác biệt về chi phí lưu thông, bán hàng trong nước giữa cơ sở sản xuất và cơ sở nhập khẩu). Tuy nhiên, theo Tờ trình của Chính phủ, để đảm bảo bình đẳng, thống nhất mặt hàng chịu thuế TTĐB sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu bán ra trong nước, Chính phủ trình phương án bổ sung giá tính thuế TTĐB đối với khâu bán hàng trong nước của nhà nhập khẩu (bao gồm: phần chi phí bán hàng trong nước và lãi của nhà nhập khẩu (nếu có)), song Dự thảo luật lại không thể hiện cụ thể nội dung này, việc quy định như Dự thảo luật được hiểu là hàng hóa nhập khẩu chịu hai lần thuế TTĐB, “thuế trùng thuế”. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, sửa lại nội dung này đảm bảo rõ ràng, minh bạch, cụ thể ngay trong Dự thảo luật.

(2) Về giá tính thuế TTĐB khi bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại (khoản 1).

Dự thảo luật quy định “Giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra nhưng không được thấp hơn mức tỷ lệ (%) do Chính phủ quy định so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra không theo giá thị trường thì cơ quan thuế ấn định giá tính thuế TTĐB theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.

Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với Dự thảo luật và cho rằng, việc quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch giá tính thuế TTĐB ngay trong Dự thảo luật là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp, cũng như cơ quan quản lý thu thuế thực hiện. Tuy nhiên, quy định như Dự thảo luật là chưa rõ ràng, cụ thể. Do vậy, Ủy ban TCNS đề nghị quy định cụ thể mức tỷ lệ (%) so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra ngay trong Dự thảo luật.

(3) Về thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô (khoản 2).

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với phương án sửa đổi thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi như Dự thảo luật, theo đó điều chỉnh giảm thuế suất đối với các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2000 cm3 và điều chỉnh tăng đối với dòng xe có dung tích xi lanh trên 2500 cm3. Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban TCNS chưa nhất trí với phương án giảm thuế và phân loại quá chi tiết đối với các loại xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 như Dự thảo luật.



3. Về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế (Điều 3)

(1) Về quy định hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm dưới 50.000 đồng thì được miễn kê khai, nộp thuế (khoản 1).

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với Dự thảo luật việc miễn kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có mức nộp dưới 50.000 đồng/năm nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho công tác hành thu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc quy định chế độ thu không chỉ là số thu nhiều hay ít mà nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân đóng góp cho cộng đồng và tăng cường công tác quản lý đất đai. Do vậy, chưa nhất trí với đề nghị của Chính phủ.



(2) Về xoá nợ thuế đối với doanh nghiệp nhà nước (khoản 2).

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí xoá các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế là DNNN thuộc danh sách cổ phần hóa, giao bán, sáp nhập, sắp xếp lại do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như Dự thảo luật nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN theo đúng chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc quy định như Dự thảo luật sẽ dẫn đến trường hợp các doanh nghiệp hiện nay chưa đến thời điểm thực hiện cổ phần hóa, cố tình chây ì, chậm nộp tiền thuế để tăng số nợ thuế lớn hơn số lỗ lũy kế của doanh nghiệp hoặc cố tình không kê khai số thuế nợ trong giá trị của doanh nghiệp để được hưởng chính sách xóa nợ thuế của Nhà nước. Vì vậy, chỉ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với DNNN trong khoảng thời gian được giới hạn trước ngày 31/12/2015, không nên quy định trong luật thành một chính sách thường xuyên. Theo đó, đây là nội dung mang tính cá biệt, nên đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp của DNNN và bổ sung vào Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2016.

Về quy định xóa tiền nợ thuế đối với trường hợp: “Doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu mà khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê cơ quan có thẩm quyền chưa xác định số thuế nợ trong giá trị của doanh nghiệp và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt này”, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, đây là các DNNN đã cổ phần hóa nhưng khi cổ phần hóa không xác định số nợ thuế trong giá trị của doanh nghiệp, nên việc quy định pháp nhân mới chịu trách nhiệm và nghĩa vụ đối với khoản nợ thuế này là chưa hợp lý. Song đây cũng là vấn đề tồn tại, cần rút kinh nghiệm trong quá trình cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban TCNS và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội không nhất trí với quy định trên và cho rằng3: Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, nguyên tắc khi cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu thì: “Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của Công ty được chuyển đổi4. Vì vậy, quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp đối với DNNN đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

(3) Về tỷ lệ tính tiền chậm nộp (khoản 3, khoản 4)

Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS cho rằng, mức phạt tiền chậm nộp 0,05%/ngày (tương đương với khoảng 18,25%/năm) theo quy định hiện hành là quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp, do đó nhất trí với Dự thảo luật điều chỉnh giảm mức phạt tiền chậm nộp thuế từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày (tương đương với khoảng 10,95%/năm). Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, với mức phạt tiền chậm nộp như Dự thảo là thấp (thấp hơn mức lãi suất quá hạn mà các ngân hàng thương mại đang áp dụng), không đủ sức răn đe đối với các trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ì, không chịu nộp thuế cho Nhà nước.

Trên đây là Báo cáo thẩm tra của Ủy ban TCNS về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế. Trân trọng báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Nơi nhận:

- Như trên;

- L­ưu: HC, TCNS;

- Số E-pas: 71573





TM. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH

CHỦ NHIỆM

(đã ký)

Phùng Quốc Hiển





1 (1) Không đưa quy định sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại khi bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã là đối tượng không chịu thuế, thay vào đó chỉ quy định các đối tượng trên là đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; (2) sửa lại quy định về không được hoàn thuế GTGT mà cho kết chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết sang kỳ sau đối với dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản, thay vào đó quy định rõ sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác và sản phẩm hàng hóa được chế biến từ tài nguyên khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên và bổ sung về các trường hợp được áp dụng, theo đó chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư được cấp phép từ ngày 01/01/2016 (đối với hàng hóa xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện từ thời điểm Luật có hiệu lực); (3) bỏ quy định chỉ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, thay vào đó quy định về hoàn thuế đối với xuất khẩu qua biên giới đất liền được sửa lại như sau: “Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật trong thời gian 02 (hai) năm; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế; không hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.”; (4) bỏ quy định về: “Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng cho công ty con của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc bán hàng cho công ty con khác trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do các công ty con bán ra thị trường. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hànhvà sửa lại quy định trên đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi trong thực hiện, cụ thể: “Giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra nhưng không được thấp hơn mức tỷ lệ (%) do Chính phủ quy định so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra không theo giá thị trường thì cơ quan thuế ấn định giá tính thuế TTĐB theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”; (5) về thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô: nâng từ mức 0% lên mức 5% đối với xe ô tô chạy bằng điện từ 16-24 chỗ và nâng mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe từ 10-16 chỗ từ mức 5% lên mức 10% so với Dự thảo luật đã báo cáo UBTVQH; chia thành 2 nhóm để áp dụng thuế suất đối với dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3- 3.000 cm3; (6) không đưa nội dung về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh từ ngày 01/7/2007 đến 01/7/2013 vào Dự thảo luật mà bổ sung vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2016; (7) bỏ quy định về việc sửa đổi tỷ lệ tính tiền chậm nộp thuế bằng 120% lãi suất cho vay bình quân năm trước liền kề loại kỳ hạn một năm của 4 ngân hàng thương mại có doanh số cho vay lớn nhất do Bộ Tài chính công bố hàng năm, thay vào đó sửa đổi tỷ lệ tính tiền chậm nộp thuế từ 0,05% xuống còn 0,03%/ngày; (8) thêm nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 61 Luật quản lý thuế quy định mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được miễn nộp NSNN: “Hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm dưới 50.000 đồng thì được miễn kê khai, nộp thuế”.

2 Đưa quy định của nội dung này vào Điều 4 về người nộp thuế (như quy định tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ) hoặc sửa lại điểm đ khoản 2 Điều 8, trong đó không loại trừ đối với trường hợp nêu trên.

3 Ý kiến của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tại Báo cáo số 3387/BC-UBPL13 ngày 30/9/2015.

4 Việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần tuy không áp dụng theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 mà áp dụng theo Nghị định 159/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần thì nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định 159/2011/NĐ-CP quy định: “Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa đã bàn giao và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 66.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương