Ủy ban nhân dân xã DƯƠng quang thuyết minh tổng hợP


NỘI DUNG QUY HOẠCH CHƯƠNG II.PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP



tải về 3.43 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích3.43 Mb.
#21897
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

NỘI DUNG QUY HOẠCH

CHƯƠNG II.PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP

1.Vị trí địa lý và ranh giới lập quy hoạch


Xã Dương Quang thuộc tiểu vùng Nam Đuống, cách trung tâm huyện 5 km về phía Đông Bắc. Ranh giới xã được xác định:

  • Phía Bắc giáp xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm

  • Phía Nam giáp thị trấn Như Quỳnh, huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên

  • Phía Đông giáp xã Tân Nhuế, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

  • Phía Tây giáp xã Dương Xá và Phú Thị, huyện Gia Lâm.

Diện tích tự nhiên xã là 528,67 ha.
1.1.Mối liên hệ vùng

  • Về giao thông: Từ xã có thể liên kết với trung tâm huyện Gia Lâm qua các tuyến đường quốc lộ 5 và tuyến đường tỉnh lộ 181 tạo điều kiện thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật với các huyện, các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh. Ngoài ra các tuyến đường trục xã liên kết Dương Quang với xã Kim Sơn, Phú Thị.

  • Về kinh tế - xã hội: Dương Quang cách trung tâm huyện Gia Lâm khoảng 5 km, cách trung tâm Hà Nội 15 km về phía Bắc – là những thị trường tiêu thụ lớn.

Với những lợi thế trên, Dương Quang có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã trong và ngoài huyện. Trong tương lai gần, việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong, ngoài huyện đối với xã Dương Quang là hết sức thuận lợi, tạo đà thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng.

2.Điều kiện tự nhiên

2.1.Địa hình

Xã Dương Quang mang đặc điểm địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội.
2.2.Khí hậu thủy văn
2.2.1.Khí hậu

Xã Dương Quang mang các đặc điểm khí hậu thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

  • Nhiệt độ trung bình năm 24,30C. Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/ năm.

  • Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%, cao nhất 81- 85,2%, thấp nhất 74,4 – 76%

  • Hướng gió phổ biến là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.

Các đặc điểm khí hậu trên đây, cho phép Dương Quang phát triển nền kinh tế đa dạng và vững chắc, nhất là ngành nông nghiệp.
2.2.2.Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

  • Vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 thường có mưa nhiều và dài ngày gây úng, lũ lụt thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

  • Hàng năm, xã phải gánh chịu khoảng 3 cơn bão từ tháng 3 đến tháng 10 với sức gió lên đến cấp 6 gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.

  • Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau xuất hiện sương muối gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp.
2.2.3.Thủy văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thủy văn của sông Thiên Đức.

Hệ thống ao hồ và các kênh tiêu trong các khu dân cư và ở đồng ruộng chủ yếu đóng vai trò tiêu thoát nước từ khu dân cư ra sông, điều hoà nước mưa và một phần nước thải của xã.


2.3.Đất đai, thổ nhưỡng

Đất đai của xã Dương Quang chủ yếu là đất cát và đất pha cát được chia thành 3 loại chính sau:

  • Đất cát .

  • Đất phù sa.

  • Đất gley.

3.Hiện trạng kinh tế xã hội


Theo số liệu thống kê của xã Dương Quang năm 2010, ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của xã (chiếm 36,13%). Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở mức trung bình (34,31%), giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của xã (29,56%).

Bảng 1 Bảng chỉ tiêu kinh tế xã Dương Quang năm 2010

Chỉ tiêu

Năm 2010

Giá trị

(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tổng

194,272

100

Nông nghiêp

66,659

34,31

Công nghiệp – Xây dựng

70,184

36,13

TM - Dịch vụ

57,429

29,56

Nguồn: UBND xã Dương Quang

Bảng 2 Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội

Stt

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 2010

1

Tỷ trọng kinh tế

 

 

 

Thương mại, dịch vụ

%

52,5

 

Công nghiệp, xây dựng

%

41,4

 

Nông nghiệp

%

6,1

2

Bình quân thu nhập đầu người/năm

triệu đồng

37

3

Tỷ lệ hộ nghèo

%

4,48

Nguồn: http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Nam-2010--Kinh-te-Ha-Noi-lay-lai-da-tang-truong/20111/5463.vgphttp://vneconomy.vn/20101229104716494P0C9920/ha-noi-tang-muc-chuan-ngheo-gap-ruoi.htm

So với tỷ trọng Thương mại – dịch vụ, Công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp của thành phố Hà Nội năm 2010 (52,5% - 41,4% - 6,1%) thì cơ cấu kinh tế của xã chưa theo kịp với cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội.



  • Thu nhập bình quân đầu người của xã Dương Quang năm 2010 đạt khoảng 10,3 triệu đồng/người/năm bằng 0,28 lần thu nhập bình quân thành phố Hà Nội ( 37 triệu đồng/năm). Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2010 là 8,17 % (243 hộ).

Như vậy, xã Dương Quang chưa đạt tiêu chí “Thu nhập” và “Hộ nghèo” theo tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3.1.Nông nghiệp
3.1.1.Tổ chức sản xuất

Hiện nay xã Dương Quang 100% hộ sản xuất đều là xã viên của HTX dịch vụ nông nghiệp.

Các HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo luật HTX năm 2003. Tuy nhiên hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động hiệu quả chưa cao, chủ yếu là hình thức phục vụ dịch vụ chưa có dịch vụ kinh doanh.


3.1.2.Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng 957,6 ha, hệ số quay vòng đất đạt 2,8 lần trồng.

Vụ xuân:


  • Cây lúa: 150 ha, năng suất 52,9 tạ/ha = 793,5 tấn.

  • Cây ngô: 30 ha, năng suất 48 tạ/ha = 144 tấn

  • Cây đậu tương: 20 ha, năng suất đạt 22 tạ/ha = 44 tấn.

  • Cây lạc: 110 ha, năng suất 26 tạ/ha = 286 tấn.

  • Cây rau các loại 10 ha, năng suất 500kg/sào/vụ= 145 tấn

    Vụ mùa:


  • Cây lúa: 174,8 ha, năng suất 51,1 tạ/ha = 893,3 tấn.

  • Cây ngô: 80 ha, năng suất 48 tạ/ha = 384 tấn

  • Cây đậu tương: 45 ha, năng suất đạt 22 tạ/ha = 99 tấn.

  • Cây lạc: 10 ha, năng suất 20 tạ/ha = 20 tấn.

  • Cây rau các loại 10,2 ha, năng suất 500kg/sào/vụ= 148 tấn

    Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 4 tỷ 966 triệu 425 nghìn đồng, tăng 607 triệu 300 nghìn đồng, tăng 13,9% so với năm 2010


3.1.3.Chăn nuôi

  • Chủ yếu vẫn là chăn nuôi phân tán theo hộ gia đình.

  • Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là do tư thương tiêu thụ tại chỗ hoặc vận chuyển lên thành phố, địa phương không có cơ sở chế biến hoặc chợ đầu mối.

Tính đến thời điểm 1/10/2011:

  • Tổng đàn bò có 158 con: trong đó bò sữa 12 con, có 10 con cho lấy sữa, sản lượng ước đạt 42.000 lít

  • Tổng đàn lợn có 6.900 con: trong đó, trọng lượng thịt hơi ước đạt 345 tấn

  • Đàn gia cầm, thủy cầm có 16.650 con trong đó gà có 10.900 con, thủy cầm 5.750 con) sản lượng 33,5 tấn

Nhìn chung, chất lượng con giống ngày càng được nhân dân quan tâm. Công tác tổ chức tiêm phòng dịch đã vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc khử trùng tiêu độc bằng hóa chất sinh học và vôi bột để phòng, dập nguy cơ bùng phát dịch trong toàn xã.
3.1.4.Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn xã là 37 ha, sản lượng ước đạt 148 tấn.
3.1.5.Đánh giá hoạt động nông nghiệp.

Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã tương đối phát triển. Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất, hàng hoá, có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh trong năm 2010 so với các năm trước.
3.2.Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã được duy trì và phát triển ổn định. Tuy nhiên quy mô sản xuất nhỏ mang tính gia đình. Các ngành bao gồm: xây dựng, đan lát, cọc móng, mộc nề, hàn xì, may mặc, làm bún, xay xát,chế biến nông sản thực phẩm…thu hút lực lượng lao động chưa nhiều. Hiện tại xã có 974 hộ gia đình tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng.
3.3.Thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn xã phát triển chậm. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của ngành chiếm 29,56 %, các hoạt động thương mại của xã chủ yếu tại chợ tạm Yên Mỹ, chợ cóc gần trung tâm xã, tại các gia đình nằm ở ven đường và các chợ vùng lân cận.

Năm 2011 số hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn xã là 447 hộ, chiếm 15,72 % tổng số hộ và số lao động là 877 người, chiếm 13,52 % tổng số lao động toàn xã và 2 doanh nghiệp.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ bán hàng tạp hóa nhu cầu thiết yếu về thực phẩm và vật tư xây dựng, vật tư nông nghiệp, nằm dọc theo các tuyến đường liên xã, liên thôn phục vụ chủ yếu nhu cầu nhân dân trong xã.

Nhìn chung, hoạt động thương mại của xã phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do cơ sở hạ tầng thương mại đặc biệt là hệ thống chợ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu kinh doanh thương mại và dịch vụ của nhân dân.


3.4.Điều kiện văn hóa xã hội
3.4.1.Xã hội

3.4.1.1Dân số

Dân số Dương Quang năm 2010 là 11.585 người, với 3.093 hộ. Trong đó:



  • Mật độ dân số trung bình đạt 2.191 người/km2.

  • Trong giai đoạn 2009 - 2010 tốc độ tăng dân số xã là 1,2%/ năm.

3.4.1.2 Hiện trạng phân bố dân cư

  • Dân cư Dương Quang gồm 9 thôn: Thôn Yên Mỹ, Thôn Bình Trù, Thôn Bài Tâm, Thôn Tự Môn, Thôn Lam Cầu, Thôn Quán Khê, Thôn Quang Trung, Thôn Đề Trụ 7, Thôn Đề Trụ 8.

  • Dân cư 9 thôn nằm phân bố dọc theo đường trục xã và các đường trục thôn trong xã. Các điểm dân cư phân biệt và tập trung tuy nhiên chưa được đầu tư tốt về xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của xã.

3.4.1.3Hiện trạng nguồn nhân lực

Xã Dương Quang là một xã đông dân và có một bộ phận khá lớn lao động nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp khoảng 353,07 ha.

Năm 2010, tổng số người trong độ tuổi lao động của xã là 6.485 lao động, chiếm khoảng 55,98% dân số xã. Trong đó:


  • Lao động nông nghiệp chiếm 50,4%.

  • Lao động công nghiệp- XD chiếm 10,2%.

  • Lao động thương mại, dịch vụ chiếm 13,52 %.

  • Lao động đã qua đào tạo chiếm 30,16%.

  • Lao động thiếu việc làm là 10,03 %.

Nhìn chung nguồn lao động của xã khá dồi dào. Trong 2 năm nay, xã đang tích cực liên kết với một số cơ quan kỹ thuật để tập huấn cho nông dân kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
3.4.2.Văn hóa

Xã có 9 khu dân cư, trong đó có 3 thôn xây dựng được quy ước văn minh thôn xóm, 1 thôn được công nhận Làng văn hóa, đạt tỷ lệ danh hiệu làng văn hóa là 11%; Tỷ lệ số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 83%.

Hằng năm trong xã có 12 lễ hội được tổ chức, trong đó có 11 lễ hội vẫn được duy trì, có 1 lễ hội đã bị mai một có thể khôi phục được.

Các khu dân cư đều vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ nhờ vậy tệ nạn xã hội từng bước được hạn chế, hủ tục lạc hậu bị loại bỏ. Tuy nhiên, chất lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa và các hoạt động lễ hội vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

3.4.2.1Tôn giáo dân tộc

Trên địa bàn xã Dương Quang sinh sống chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 99%.


Каталог: UserFiles -> phihoanglong -> QHXDNONGTHONMOI -> 2014 -> HANOI -> HUYENGIALAM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
HUYENGIALAM -> MỤc lục chưƠng 1: MỞ ĐẦU 6
HUYENGIALAM -> Quy ho¹ch xy dùng n ng th n míi x· B¸t Trµng – HuyÖn Gia Lm – tp. Hµ Néi

tải về 3.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương