Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin


III.1.7. Xây dựng một số CSDL trọng điểm của tỉnh



tải về 2.17 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

III.1.7. Xây dựng một số CSDL trọng điểm của tỉnh

1. Mục đích

Trong quá trình thực hiện tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước, bên cạnh các HTTT phục vụ quản lý điều hành tại các cơ quan Đảng và Nhà nước, còn có một số CSDL chung, quan trọng mang tính liên ngành, đóng vai trò then chốt cho việc cung cấp thông tin kịp thời, đủ tin cậy phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và các đối tượng khác nhau. Ở tầm quốc gia đó là các CSDL quốc gia. Ở tầm tỉnh là các CSDL trọng điểm.

Các CSDL trọng điểm này có các chức năng chính là:

Phục vụ công tác điều hành và quản lý chung của các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước.

Cung cấp dịch vụ thông tin cho các cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,......

Tạo điều kiện hỗ trợ cho cải cách hành chính, góp phần tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước sao cho gọn nhẹ và hiệu quả.

Trong thời gian đến 2020, Vĩnh Phúc sẽ tập trung vào xây dựng các CSDL trọng điểm:

CSDL về địa lý hành chính (liên quan đến quy hoạch và quản lý đất đai).

CSDL về dân cư.

CSDL thống kê KTXH.

CSDL về doanh nghiệp và đầu tư.

2. Các nội dung chính

a) CSDL về địa lý hành chính



CSDL về địa lý hành chính với CSDL bản đồ số hoá và CSDL các thuộc tính được xây dựng và cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để trợ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai, trợ giúp lãnh đạo và các nhà quản lý các cấp trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề về phát triển KTXH, quản lý tài nguyên, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tiếp tục xây dựng các loại CSDL khác cần dựa trên nền bản đồ đất.

Thiết kế và xây dựng hệ thống bản đồ nền, các bản đồ chuyên đề và gắn kết với các dữ liệu thuộc tính theo một chuẩn thống nhất, hình thành CSDL về tài nguyên đất đai thống nhất trong toàn tỉnh.

Phục vụ công tác quản lý đất đai thống nhất theo Luật đất đai.

Phục vụ quản lý hành chính về địa giới, địa danh.

Phục vụ công tác quy hoạch, khai thác, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả.

Làm nền chung cho việc xây dựng các lớp thông tin khác.

Phục vụ việc hoạch định các kế hoạch phát triển KTXH, các quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch ngành.

CSDL nền địa lý tỉnh Vĩnh Phúc (đã thực hiện xong giai đoạn I, gọi tắt là GIS), PM Quản lý CSDL địa chính (ViLis) cũng thuộc nội dung của CSDL về địa lý hành chính này.

b) CSDL về dân cư

CSDL về thông tin dân cư mang đặc thù của một hệ thông tin về nhân sự từng bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ. Những thông tin này được sử dụng trong mọi thủ tục hành chính liên quan đến con người và gia đình. CSDL về dân cư còn cung cấp thông tin về dân cư, các loại thống kê dân số,... cho các cơ quan, các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người dân có nhu cầu. CSDL cũng đóng vai trò nền hỗ trợ cho việc xây dựng các CSDL khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến con người.

Xây dựng và quản lý các thông tin cơ bản về mỗi công dân từ khi công dân mới sinh ra và được cập nhập, bổ sung theo từng thời kì trong cả cuộc đời của công dân, hình thành CSDL về dân cư của tỉnh.

Cung cấp thông tin về dân cư và các số liệu thống kê dân số tại mọi thời điểm theo các đơn vị hành chính cho các cơ quan và các đối tượng sử dụng thông tin về dân cư.

Phục vụ quản lý KTXH và hoạch định chính sách Nhà nước; phục vụ thống kê dân số, nghiên cứu gia đình và hôn nhân, quản lý nhân, hộ khẩu, giáo dục, y tế...

Phục vụ công tác dân số (nghiên cứu, dự báo dân số, định các chiến lược đào tạo nguồn nhân lực...) trong toàn xã hội. Phục vụ đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu quản lý dân cư của tỉnh.

Làm cơ sở cho việc xây dựng các HTTT và CSDL liên quan đến dân cư khác như CSDL về cấp phát chứng minh nhân dân, về lao động,..

c) CSDL thống kê KTXH

CSDL số liệu các chỉ tiêu thống kê KTXH của tỉnh được cập nhật đầy đủ, liên tục. CSDL số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH là cơ sở khoa học tin cậy phục vụ các cấp các ngành đưa ra các đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh. CSDL còn cung cấp đầy đủ số liệu và đa dạng hình thức khai thác về số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH phục vụ các đối tượng người sử dụng cho mục đích công việc.

Tin học hoá toàn diện quy trình sản xuất, trao đổi, chia sẻ thông tin thống kê KTXH của tỉnh, xây dựng Kho thông tin điện tử về thống kê KTXH của tỉnh trong từng giai đoạn.

Cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về các lĩnh vực KTXH của tỉnh phục vụ quản lý điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, đáp ứng các nhu cầu thông tin của người dân, các tổ chức trong nước và nước ngoài.

CSDL thống kê KTXH là một thành phần của CSDL quốc gia thống kê KTXH, được tích hợp và có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu cho CSDL quốc gia và được quyền khai thác dữ liệu từ CSDL quốc gia.

CSDL thống kê KTXH sẽ từng bước làm cơ sở phục vụ công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh và của các huyện/thị.

d) CSDL về doanh nghiệp và đầu tư



CSDL về doanh nghiệp và đầu tư là một hệ thông tin dữ liệu về các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh, thông tin dữ liệu về các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp hoặc các đơn vị hành chính của tỉnh được tham chiếu đến các DN. CSDL này từng bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ, định kỳ hoặc thường xuyên được bổ sung các thông tin thay đổi liên quan đến DN cũng như dự án đầu tư. Cùng với CSDL về địa lý hành chính và CSDL về dân cư, CSDL này cũng đóng vai trò nền tảng trong việc hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lưu trữ và quản lý các thông tin cơ bản về các DN từ khi được thành lập (Đăng ký kinh doanh) và cập nhật bổ sung nếu có sự thay đổi.

Lưu trữ và quản lý các thông tin cơ bản về các dự án đầu tư từ khi làm thủ tục cấp phép đầu tư.

Liên kết thông tin các dự án đầu tư với thông tin DN có liên quan.

Định kỳ cập nhật thông tin hoạt động kinh doanh của các DN và các dự án đầu tư.

Cung cấp các hình thức khai thác thông tin về DN và dự án đầu tư và các số liệu thống kê DN và đầu tư tại mọi thời điểm cho các cơ quan và các đối tượng sử dụng thông tin về DN.

Tích hợp với Cổng TTĐT về DN và Sàn giao dịch TMĐT.

Phục vụ quản lý KTXH và hoạch định chính sách Nhà nước; phục vụ thống kê DN, nghiên cứu ngành nghề, lao động,...

Phục vụ công tác quản lý DN, quản lý thị trường.

Làm cơ sở cho việc xây dựng các HTTT và CSDL khác liên quan đến DN.

Việc xây dựng các CSDL trọng điểm phải tuân theo nội dung của các CSDL quốc gia đang được triển khai xây dựng trong phạm vi toàn quốc. Việc xây dựng và triển khai các CSDL trọng điểm này cần được phân làm các giai đoạn từ mức độ thấp đến mức độ cao, đặc biệt phải chú trọng đến công tác thu thập, phân loại và cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác, bao gồm cả các dữ liệu trong quá khứ.

3. Dự kiến kết quả đạt được

CSDL về địa lý hành chính với CSDL bản đồ số hoá và CSDL các thuộc tính được xây dựng và cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để trợ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai, trợ giúp lãnh đạo và các nhà quản lý các cấp trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề về phát triển KTXH, quản lý tài nguyên, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tiếp tục xây dựng các loại CSDL khác cần dựa trên nền bản đồ đất .

CSDL về thông tin dân cư mang đặc thù của một hệ thông tin về nhân sự từng bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ. Những thông tin này được sử dụng trong mọi thủ tục hành chính liên quan đến con người và gia đình. CSDL về dân cư còn cung cấp thông tin về dân cư, các loại thống kê dân số,... cho các cơ quan, các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người dân có nhu cầu. CSDL cũng đóng vai trò nền hỗ trợ cho việc xây dựng các CSDL khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến con người.

Hình thành một CSDL số liệu các chỉ tiêu thống kê KTXH đầy đủ, liên tục và thống nhất của tỉnh. CSDL số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH là cơ sở khoa học tin cậy phục vụ các cấp các ngành đưa ra các đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh. CSDL còn cung cấp đầy đủ số liệu và đa dạng hình thức khai thác về số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH phục vụ các đối tượng người sử dụng cho mục đích công việc.

CSDL về DN và đầu tư là một trong các CSDL đóng vai trò nền hỗ trợ việc xây dựng các HTTT khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến DN và đầu tư. Các thông tin về DN, về đầu tư giúp các cơ quan trong quản lý, trong hoạch định chính sách, trong xây dựng kế hoạch phát triển KTXH, phát triển ngành.

4. Thời gian thực hiện

2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho cả 4 CSDL. Xây dựng phần mềm và triển khai thử nghiệm ở mức độ trung bình cho 2 CSDL.

2016-2020: Hoàn thành việc xây dựng và triển khai cả 4 CSDL ở mức độ cao.

III.1.8. Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công

1. Mục đích

Hình thành một hệ thống các HTTT phục vụ dịch vụ công nhằm:

Nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tự động hoá, đơn giản hoá và làm gọn nhẹ các quy trình giải quyết, xử lý các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước.

Thực hiện việc phục vụ cung cấp các dịch vụ công, nhất là các dịch vụ công mang tính liên ngành cho nhân dân theo chế độ "một cửa".

Cung cấp các thông tin công cộng về pháp luật, về các lĩnh vực dịch vụ công đến mọi người dân, nâng cao hiểu biết của nhân dân để mọi người thực hiện "sống và làm việc theo pháp luật".

Cung cấp một số dịch vụ công điện tử trực tuyến cho người dân và DN trên Cổng TTGTĐT.

Phấn đấu đến năm 2015, 1/3 các dịch vụ công trực tuyến của Vĩnh Phúc đạt mức độ 3; đến năm 2020, 1/3 các dịch vụ công trực tuyến của Vĩnh Phúc đạt mức độ 4, 2/3 còn lại đạt mức độ 3.

2. Các nội dung chính

Nội dung xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công đến 2020 gồm:

Xây dựng (nâng cấp) Cổng TTGTĐT để cung cấp, phổ biến thông tin và thực hiện các giao dịch điện tử với người dân.

Xây dựng hệ thống các HTTT phục vụ dịch vụ công theo các lĩnh vực:

Cung cấp thông tin về các loại hồ sơ thủ tục

Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính một cửa

Quản lý (đăng ký) hộ tich

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai (trong đó: cấp GCN QSH nhà và QSD đất)

Cấp các loại hình đăng ký kinh doanh (bao gồm cả thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện,...)

Cấp giấy phép đầu tư

Cấp giấy phép xây dựng

Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược

Cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy

Đăng ký sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ

Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù

Cấp giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng....

Kết nối các HTTT phục vụ dịch vụ công với các HTTT phục vụ điều hành và quản lý tại các cơ quan nhà nước với mục đích trao đổi thông tin hai chiều: cung cấp dữ liệu và khai thác dữ liệu.

Nâng cấp và hoàn thiện các HTTT phục vụ dịch vụ công trong hệ thống các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc:

Khai báo, đăng ký và cấp phép hải quan qua mạng

Kê khai thuế qua mạng

Quá trình tin học hoá công tác điều hành và quản lý tại các cơ quan nhà nước và quá trình tin học hoá các dịch vụ công cho nhân dân cần phải được tiến hành song song, không tách rời nhau, trong một tổng thể thống nhất để hình thành mô hình "nền hành chính điện tử" của tỉnh. Công tác quản lý Nhà nước hướng tới phục vụ nhân dân là một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới và cải cách hành chính.



Sau đây là nội dung chi tiết một số hệ thống nói trên:

a) Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc



Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc (viết tắt là Cổng TTGTĐT) là một giao diện tổng hợp trên Internet, sử dụng và liên kết với nhiều nguồn dữ liệu, nhằm:

Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của các đối tượng nhân dân.

Giới thiệu về tỉnh, kêu gọi đầu tư, mời chào du lịch, thúc đẩy quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.

Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân.

Hiện tại, Cổng TTGTĐT Vĩnh Phúc chủ yếu là cung cấp tin tức và một số thông tin phục vụ tra cứu, các nội dung liên quan đến dịch vụ công trực tuyến về cơ bản là chưa có (đang thử nghiệm chương trình đăng ký cấp GPLX trực tuyến).

b) HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa (Phòng giao dịch một cửa liên thông)

HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa nhằm:

Cung cấp thông tin về quy định, quy trình, điều kiện; các hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ cho từng loại hồ sơ một cửa.

Thực hiện các quy trình tiếp nhận hồ sơ, cập nhật hồ sơ, thẩm định hồ sơ, ra quyết định giải quyết hồ sơ (phê duyệt hoặc không) trên mạng máy tính.

Trả lời kết quả giải quyết hồ sơ, cấp các giấy tờ liên quan cho đối tượng nộp hồ sơ theo quyết định giải quyết hồ sơ trên mạng máy tính.

Tiến tới, người dân có thể gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết hồ sơ qua mạng thông qua Cổng TTGTĐT.

HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa này không bao gồm các quy trình giải quyết hồ sơ thuộc các dịch vụ công được tin học hoá riêng sau đây.

Năm 2009, UBND thành phố Vĩnh Yên và UBND thị xã Phúc Yên đang tiến hành xây dựng và triển khai Phòng giao dịch một cửa liên thông trên Internet. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ nhân rộng ra tất cả các huyện/thị và các sở ngành có cung cấp dịch vụ công theo cơ chế một cửa liên thông.

c) HTTT Quản lý hộ tịch

HTTT Quản lý hộ tịch nhằm mục tiêu tin học hóa toàn diện công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, gồm:

Quản lý tập trung, thống nhất HTTT về hộ tịch trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn hoá và tin học hoá các nghiệp vụ và các quy trình trong quản lý và đăng ký hộ tịch tại tất cả các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh theo hướng cải cách hành chính.

Xây dựng hệ thống thống nhất các kho dữ liệu điện tử về hộ tịch, sổ hộ tịch.

Tổng hợp và cung cấp các loại thông tin kết xuất về quản lý hộ tịch.

Phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm thông tin về hộ tịch đầy đủ và nhanh chóng.

Cung cấp thông tin dữ liệu về quản lý hộ tịch cho các HTTT liên quan.

HTTT Quản lý hộ tịch sẽ bao gồm nhiều HTTT thành phần, được triển khai tại cả 3 cấp xã/phường, huyện/thị, tỉnh. Các HTTT thành phần này được liên kết và tích hợp với HTTT trung tâm tại Sở tư pháp (có thể được đặt tại Trung tâm THDL) để trao đổi thông tin và đồng bộ dữ liệu. Dữ liệu hộ tịch của người dân chủ yếu được cập nhật tại cấp xã/phường.

d) HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo

HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo hỗ trợ việc tiếp nhận, quản lý, xử lý và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng pháp luật một cách chính xác, nhanh chóng và tránh trùng lặp.

Tại mỗi cơ quan, HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo thực hiện các chức năng:

Tiếp nhận và cập nhật đơn thư khiếu nại, tố cáo (có thể qua mạng thông qua Cổng TTGTĐT); phân loại đơn thư.

Tạo lập hồ sơ vụ việc (điện tử) xuất phát từ đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Xử lý, giải quyết vụ việc theo các quy trình đã quy định thông qua hồ sơ điện tử: luân chuyển hồ sơ; cập nhật thông tin xử lý, giải quyết vào hồ sơ; ban hành các văn bản kết luận vụ việc; thông báo kết quả giải quyết.

Tạo lập các báo cáo về tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo sẽ được kết nối và tích hợp với Cổng TTGTĐT, tạo thành một kênh thông tin trên cổng để tiếp nhận và trả lời kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân.

Các HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo của các cơ quan phải thoả mãn một số chuẩn chung và được tích hợp, liên kết với nhau nhằm trao đổi thông tin, chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo cho nhau trong các trường hợp phải giải quyết liên ngành, liên cấp.

e) Một số HTTT tin học hoá các dịch vụ công

Các HTTT tin học hoá dịch vụ công dự kiến sẽ xây dựng và triển khai gồm:

HTTT Cấp giấy phép đầu tư

HTTT Cấp đăng ký kinh doanh (tất cả các loại hình)

HTTT Cấp giấy phép xây dựng

HTTT Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

HTTT Giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai.

HTTT Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược

HTTT Cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy

HTTT Đăng ký sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ

HTTT Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù

HTTT Cấp giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng....

Các chức năng chính của các HTTT tin học hoá dịch vụ công gồm:

Thu thập, cập nhật, cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực dịch vụ công.

Thu thập, cập nhật, cung cấp các thủ tục của dịch vụ công.

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thủ tục của dịch vụ công: làm thủ tục tiếp nhận trực tiếp hoặc qua mạng trên Cổng TTGTĐT.

Thực hiện các quy trình giải quyết hồ sơ tại các cơ quan chức năng bằng cách luân chuyển hồ sơ và trao đổi thông tin trên mạng máy tính.

Ra quyết định về kết quả xét duyệt hồ sơ, trả kết quả xét duyệt hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua Internet.

Thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ trên Cổng TTGTĐT.

Tra cứu, tìm kiếm, sao trích thông tin; lập và xem báo cáo thống kê, tổng hợp.

Các HTTT này được tích hợp dữ liệu và liên kết với Cổng TTGTĐT phục vụ thực hiện các giao dịch điện tử giữa các cơ quan công quyền với người dân và DN.

Các HTTT này cũng được tích hợp dữ liệu và trao đổi thông tin với HTTT liên quan tại các cơ quan để cung cấp dữ liệu phục vụ cho các công việc quản lý tiếp theo liên quan đến các đối tượng của dịch vụ công.

Đối với các HTTT phục vụ dịch vụ công trong hệ thống các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc như hải quan, thuế,…tỉnh Vĩnh Phúc sẵn sàng tiếp nhận và triển khai theo kế hoạch của các ngành tương ứng.

3. Dự kiến kết quả đạt được

Cổng TTGTĐT và các HTTT phục vụ dịch vụ công được hình thành và triển khai trên địa bàn tỉnh. Các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT và các HTTT phục vụ dịch vụ công đạt mức độ phát triển cao.Đó là các CSDL, các giao diện cập nhật và xử lý thông tin, các giao diện giao dịch, đăng ký và tiếp nhận dịch vụ công, các giao diện cung cấp và phổ biến thông tin và được kết nối, tích hợp với các HTTT tin học hoá có liên quan, cùng tạo nên các quy trình hoạt động thông tin trên mạng diện rộng theo mô hình CPĐT.

4. Thời gian thực hiện

2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế, nâng cấp, xây dựng và triển khai các nội dung dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT, kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan đã triển khai. Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT phục vụ dịch vụ công đã nêu. Xây dựng phần mềm và đưa vào triển khai 1/3 số các HTTT phục vụ dịch vụ công.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công còn lại (tại các cơ quan) và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT.

III.1.9. Các phương án thực hiện

1. Xây dựng và triển khai các HTTT chuyên ngành

Các phương án đầu tư và lựa chọn, xác định số lượng các HTTT chuyên ngành được xây dựng và triển khai:

Phương án 1: Các cơ quan xây dựng và triển khai đầy đủ các HTTT chuyên ngành theo nhu cầu, trong đó 2/3 đạt mức độ phát triển cao. Tổng cộng số HTTT chuyên ngành cần xây dựng là khoảng 60-80.

Phương án 2: Mỗi cơ quan xây dựng và triển khai ít nhất một HTTT; tại các sở ngành quan trọng xây dựng 2-3 HTTT. Tổng cộng số HTTT chuyên ngành được xây dựng là khoảng 40.

Phương án 3: Mỗi cơ quan xây dựng và triển khai 1 HTTT. Tổng cộng số HTTT chuyên ngành được xây dựng là khoảng 30.

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn sẽ là Phương án 1.

2. Xây dựng và triển khai các CSDL trọng điểm

Các phương án đầu tư xây dựng và triển khai các CSDL trọng điểm:



Phương án 1: Thực hiện đầy đủ các nội dung của tất cả CSDL trọng điểm, cập nhật đầy đủ dữ liệu quá khứ.

Phương án 2: Thực hiện xây dựng các nội dung cơ bản của các CSDL trọng điểm và triển khai thí điểm, cập nhật 1/3 dữ liệu của các CSDL. Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 2/3 kinh phí đầy đủ.

Phương án 3: Thực hiện xây dựng các nội dung cơ bản của 3 CSDL trọng điểm và triển khai thí điểm, cập nhật 1/5 dữ liệu của các CSDL. Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 1/2 kinh phí đầy đủ.

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1.

3. Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công

Các phương án đầu tư xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công:



Phương án 1: Thực hiện đầy đủ các nội dung xây dựng Cổng TTGTĐT và tất cả các HTTT phục vụ dịch vụ công, các dịch vụ công trực tuyến.

Phương án 2: Các HTTT thực hiện ở mức tin học hoá các xử lý giải quyết hồ sơ bên trong các cơ quan công quyền, cung cấp phổ biến thông tin liên quan đến các dịch vụ công, thông báo kết quả giải quyết lên mạng công cộng (không có các giao dịch trên mạng). Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 2/3 phương án 1.

Phương án 3: Các HTTT thực hiện ở mức tin học hoá các xử lý giải quyết hồ sơ bên trong các cơ quan công quyền. Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 1/2 phương án 1.

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1.



III.2. Quy hoạch ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh

III.2.1. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp

Ứng dụng CNTT đối với các DN trên địa bàn tỉnh ở những mức độ khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các DN lớn cần thiết phải đạt được những nội dung sau:

Xây dựng trung tâm máy tính, mạng nội bộ trong DN có kết nối Internet để có thể triển khai mạng diện rộng.

Xây dựng trang TTĐT (Website) riêng của đơn vị, có thể đặt riêng hoặc chung trong sàn giao dịch điện tử của tỉnh

Bước đầu tham gia giao dịch điện tử ở mức độ B2B giữa các DN.

Xây dựng HTTT quản lý xí nghiệp (ERP) và đưa vào hoạt động với các môđun cơ bản như: tài chính kế toán, quản lý nhân sự, quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng.

Đối với các DN vừa nằm trong các KCN của tỉnh:

Trang bị máy tính cho khối văn phòng của DN làm các công tác tài chính kế toán và quản lý nhân sự

Áp dụng một số môđun của HTTT quản lý xí nghiệp.

Kết nối Internet và tham gia Cổng giao dịch thương mại của tỉnh để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và xây dựng các website của xí nghiệp.

Thực hiện giao dịch với khách hàng qua website và các phương tiện điện tử

Đối với các DN vừa và nhỏ khác ngoài KCN trên địa bàn tỉnh:

Trang bị máy tính để làm công tác văn phòng và tài chính. Có kết nối Internet và đăng ký thư điện tử. Số lượng các DN có sử dụng máy tính và Internet trong toàn tỉnh phải đạt mức độ 90% trên tổng số DN của tỉnh

Có ứng dụng những phần mềm nhỏ trong công tác quản lý DN

Thực hiện giao dịch với khách hàng qua website và các phương tiện điện tử.

Hình thành một vài DN có kinh doanh trên mạng hình thức B2C như bán lẻ hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương mại.

III.2.2. Cung cấp dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp

Tỉnh cần có những biện pháp cung cấp một số dịch vụ để hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn thời gian đầu ứng dụng CNTT. Những nội dung chủ yếu của việc cung cấp dịch vụ cho các DN nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong sản xuất và kinh doanh gồm:

Xây dựng Cổng giao dịch TMĐT của tỉnh nhằm hỗ trợ thông tin cho các DN về giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ DN về mặt luật pháp và các dịch vụ khác như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường... Các DN nhỏ được hỗ trợ để xây dựng các website riêng đặt tại Cổng giao dịch TMĐT.

Xây dựng hạ tầng CNTT để các DN vừa và nhỏ tiếp cận được với các dịch vụ trực tuyến như hệ thống mạng, truy nhập Internet, E-Mail, điện thoại Fax,...

Xây dựng Trung tâm dịch vụ CNTT để cung cấp các dịch vụ, tiện ích và giải pháp với giá rẻ, hỗ trợ các DN trong mọi lĩnh vực của CNTT, TMĐT, các giải pháp triển khai,…

Xây dựng các công cụ, phần mềm đáp ứng tốt các loại dịch vụ như phục vụ các ngành như du lịch, thương mại, tài chính và trong hoạt động của các DN.

Trung tâm dịch vụ CNTT hỗ trợ các DN vừa và nhỏ thực hiện các chức năng sau:

Cho thuê máy móc, thiết bị CNTT và các phần mềm quản lý DN

Tiến hành bảo dưỡng các thiết bị CNTT của các DN

Hỗ trợ các dịch vụ đảm bảo hoạt động bình thường các HTTT của các DN

Cung cấp nhân lực cho các DN thực hiện các dự án CNTT của các DN.

Xây dựng các chương trình, các tiện ích phù hợp với các DN vừa và nhỏ để cho thuê hay bán với giá rẻ.

Xây dựng các dịch vụ của TMĐT: xây dựng và hosting các website, thư điện tử, trao đổi dữ liệu

Cung cấp các dữ liệu TMĐT

Lưu trữ, cho thuê kho lưu trữ trên mạng và xử lý dữ liệu

Tiến hành các khoá đào tạo về CNTT cũng như các lĩnh vực liên quan đến các dự án CNTT

Liên kết đến các trung tâm dữ liệu quốc tế về thương mại

Thời gian đầu cần thành lập một Nhóm đáp ứng các dịch vụ (Call Center), trong đó có các chuyên gia phần cứng cũng như phần mềm chuyên giải quyết các dịch vụ CNTT trong các DN bao gồm các trục trặc về mạng, về các phần mềm cũng như hướng dẫn đào tạo người dùng. Nhóm này cũng nằm trong Trung tâm dịch vụ CNTT. Đây là công việc cần thiết vì trong giai đoạn này trình độ nghiệp vụ CNTT của các cơ quan nhà nước và các DN còn rất yếu.

III.3. Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội

III.3.1. Phổ cập Internet cho người dân

Trong các phương án phát triển mở rộng các dịch vụ CNTT trên địa bàn tỉnh cần có những mô hình thích hợp cho từng khu vực. Vĩnh Phúc có thể phân thành các khu vực chính là khu vực nông thôn, khu vực đô thị hoá và vùng đồi núi. Đối với vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh như tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các thị trấn phát triển dọc theo các đường quốc lộ và tỉnh lộ cần tập trung xây dựng mạng Internet tốc độ cao và các đại lý Internet để người dân truy nhập. Vùng nông thôn xa các trục mạng và các vùng đồi núi của huyện Tam Đảo, Lập Thạch cần có giải pháp xây dựng hệ thống mạng Internet tốc độ cao hoặc xây dựng mạng không dây theo công nghệ WiMax. Đối với khu vực này cần phát triển hệ thống mạng cáp quang và hệ thống không dây để cung cấp các dịch vụ Internet đến mọi đầu kết nối tới tận thôn. Ngoài ra cũng cần tập trung xây dựng các nhà văn hoá xã có được kết nối Internet bằng mạng băng thông rộng để có nhiều người dân tham gia truy nhập Internet.

1. Các phương án phát triển

Bảng 4.1. Các phương án phát triển phổ cập Internet



Chỉ tiêu

2010

2015

2020

2010

(cả nước)



Phương án 1(Mức trung bình cả nước)

Mật độ thuê bao Interrnet

8-10%

15-20%

>30%

8-10%

Tỷ lệ thuê bao băng thông rộng

100%

100%

100%

30%

Tỷ lệ số dân sử dụng Internet

25%

30%

50%

25-35%

Tỷ lệ DN có ứng dụng CNTT và TMĐT

80%

90%

98%

80%

Tỷ lệ số hộ sử dụng dịch vụ trên Internet

6%

15%

30%

8 -10%

Phương án 2 (Mức trên trung bình cả nước)

Mật độ thuê bao Interrnet

8%

20-25%

40%

8-10%

Tỷ lệ thuê bao băng thông rộng

100%

100%




30%

Tỷ lệ số dân sử dụng Internet

30%

40%

60%

25-35%

Tỷ lệ số DN có ứng dụng CNTT và TMĐT

85%

90%

100%

80%

Tỷ lệ số hộ sử dụng dịch vụ trên Internet

10%

20%

40%

8 -10%

Khó khăn lớn nhất mà Vĩnh Phúc gặp phải là phần lớn số dân sống tại khu vực nông thôn. Để nâng cao các chỉ tiêu phát triển phổ cập Internet, cần đẩy mạnh triển khai các dịch vụ Internet đến các khu vực nông thôn. Phương án đề xuất lựa chọn là Phương án 2 (phương án cao), phương án này thực sự là mốc phấn đấu để nâng cao dân trí cũng như thúc đẩy nhu cầu sử dụng CNTT trong xã hội.

2. Nội dung chính phổ cập Internet

Những nội dung chính cho việc phổ cập Internet cho người dân:

Hoàn thiện hạ tầng mạng để có thể trong năm 2010-2011 thiết lập được Internet băng thông rộng về đến tận huyện/thị và xã/phường. Từ năm 2010 Internet được đưa đến các trung tâm văn hoá xã và một số thôn xóm. Tại các trung tâm huyện/thị sử dụng kết nối cáp quang hay mạng không dây, các địa điểm còn lại sẽ sử dụng kết nối không dây và hay sử dụng công nghệ ADSL thông qua đường điện thoại.

Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin đa dạng cho người dân, nhất là các thông tin phục vụ trực tiếp sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo và những thông tin liên quan đến thủ tục hành chính và quản lý nhà nước.

Trong các năm 2010-2011 cần củng cố và hoàn thiện lại và tiếp tục xây mới cùng trang bị các thiết bị truy nhập Internet cho những điểm văn hoá xã và phát triển các điểm văn hoá tại các thôn xóm

Tạo mọi điều kiện để người dân có thể dễ dàng tiếp cận Internet như truy nhập miễn phí có thời hạn hoặc giảm giá cước truy nhập Internet tại các điểm văn hoá xã, thôn.

Tiến hành đào tạo sử dụng và quản lý các ứng dụng CNTT cho các nhân viên làm nhiệm vụ tại các điểm văn hoá xã, thôn.

Bảng 4.2. Tốc độ phát triển các điểm truy cập Internet

Địa điểm


Tổng số xã/phường

Các điểm truy cập Internet

Kết nối


2010

2015

2020

TP Vĩnh Yên

9

9

30

60

ADSL

TX Phúc Yên

10

10

30

60

ADSL

Huyện Bình Xuyên

13

13

30

60

ADSL

Huyện Lập Thạch

20

20

40

70

ADSL

Huyện Tam Đảo

9

9

20

40

ADSL

Huyện Tam Dương

13

13

30

60

ADSL

Huyện Vĩnh Tường

29

29

60

100

ADSL

Huyện Yên Lạc

17

17

35

60

ADSL

Huyện Sông Lô

17

17

30

55

ADSL

III.3.2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo

Ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm hai mảng: Ứng dụng CNTT trong trường học và ứng dụng CNTT cho lĩnh vực quản lý.

Đối với các trường học phải đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Ở những nơi có đủ thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet. Tổ chức "sân chơi" trí tuệ trực tuyến của một số môn học.

Tích cực chuyển sang khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm mã nguồn mở. Xây dựng chương trình giảng dạy CNTT theo các môđun kiến thức để đáp ứng nhu cầu học tập một cách mềm dẻo.

Tổ chức tập huấn và hội thảo về ứng dụng CNTT đối với các trường trên địa bàn tỉnh qua đó đúc rút được các kinh nghiệm và phổ biến các phần mềm cũng như các kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại các trường học.

Đối với cán bộ quản lý và giáo viên cần tích cực sử dụng hệ thống thư điện tử và mạng thông tin giáo dục trong ngành để trao đổi và nắm bắt các thông tin nghề nghiệp.

Những nội dung công việc cần được triển khai:

Mở rộng kết nối Internet cho các trường học phổ thông các cấp; Xây dựng hệ thống thư điện tử

Xây dựng mạng thông tin giáo dục EDUNET của tỉnh.

Xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên, học sinh như giáo án điện tử, các minh hoạ bài giảng thông qua máy tính,…

Xây dựng các phần mềm quản lý học sinh, trong đó có công tác lập thời khoá biểu, quản lý học tập và các hoạt động khác của học sinh trong trường.

Xây dựng các chương trình giảng dạy thí điểm trong mọi môn học và xây dựng các chương trình dạy học từ xa, các chương trình ôn tập và bổ sung kiến thức cho học sinh các cấp.

Củng cố và xây dựng lại chương trình dạy tin học cho các trường phổ thông và các trường đại học nhằm đổi mới giáo trình tin học cho phù hợp với những xu hướng phát triển CNTT trên toàn thế giới.

Tiến hành việc dạy học và ôn tập từ xa để mở rộng phạm vi học tập và đa dạng hoá các hình thức giảng dạy.

Xây dựng cơ sở vật chất để học sinh các cấp có thể làm quen và sử dụng thành thạo các tiện ích của CNTT. Đặt trọng tâm xây dựng tại mỗi trường THPT ít nhất một phòng máy tính bao gồm 30-40 máy tính tuỳ theo số lượng học sinh. Các trường THCS tuỳ theo hoàn cảnh có thể thiết lập một phòng máy có số lượng ít hơn (Phòng máy có 20-30 máy tính) .

Trang bị cho mỗi trường học từ trung học cơ sở trở lên hệ thống máy tính để làm nhiệm vụ quản lý. Các máy tính này được kết nối Internet và kết nối với mạng giáo dục của tỉnh

Trong các trường học phổ thông các cấp, cần đổi mới các phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của CNTT. Tuỳ thuộc vào điều kiện và sự cấp thiết của các trường để có thể xây dựng phương án triển khai khác nhau.

Các trường PTTH

Trang bị mới và củng cố lại các phòng học tin học tại trường: mỗi trường phải có ít nhất 1 phòng học được trang bị 30-40 máy tính.

Sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục trong trường

Xây dựng thử nghiệm các giáo án điện tử để trợ giúp giảng dạy. Bước đầu có thể đưa các bài giảng hay thuyết trình dưới dạng các hình chiếu.

Kết nối Internet cho các máy tính của trường

Các trường THCS

Các trường THCS tại thành phố, thị trấn cần xây dựng phòng học tin học với số lượng máy tính từ 20 đến 30 máy. Các trường THCS tại khu vực nông thôn có khó khăn thì cần trang bị máy tính để các giáo viên có thể làm quen với CNTT.

Tin học trở thành môn học bắt buộc ở các trường có điều kiện và là môn lựa chọn ở những trường thuộc khu vực nông thôn còn khó khăn.

Kết nối Internet cho các trường THCS.

Các trường tiểu học, mầm non

Trang bị máy tính để hỗ trợ các bài học cho trẻ em thêm sinh động cũng như để đưa các trò chơi rèn luyện trí thông minh.

Sử dụng máy tính để thực hiện các công tác văn phòng

III.3.3. Ứng dụng CNTT trong y tế và chăm sóc sức khoẻ

1. Các mục tiêu chính

Ngoài sự quản lý nhà nước về y tế và bảo hiểm y tế, cần thiết phải xây dựng các HTTT tương đối hiện đại và phổ cập để người dân có thể:

Nhận được những thông tin và những lời khuyên, những chỉ dẫn cần thiết trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Hưởng lợi từ HTTT này khi cần thiết phải sử dụng hệ thống y tế của nhà nước thông qua các dịch vụ trực tuyến hay các chỉ dẫn liên kết đến HTTT khác.

Sử dụng hệ thống dịch vụ công của Sở Y tế để đăng ký hay muốn trao đổi thông tin với các cấp có thẩm quyền.

Được cung cấp thường xuyên và kịp thời các thông tin liên quan đến dịch bệnh, phòng chống bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Xây dựng và sử dụng các phần mềm HTTT chuyên ngành nhằm nâng cao công tác quản lý các bệnh viện bao gồm quản lý công tác khám chữa bệnh, quản lý dược, quản lý vật tư trong bệnh viện, tiến tới hình thành các bệnh án điện tử.

2. Các nội dung chính

Xây dựng mạng y tế của tỉnh để hình thành hệ thống dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân và kết nối thông tin giữa các bệnh viện.

Hình thành các kho dữ liệu thông tin về khám chữa bệnh, sẵn sàng đáp ứng các như cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin của các bác sỹ cũng như các cán bộ

Xây dựng HTTT Quản lý bệnh viện, tiến tới xây dựng bệnh viện điện tử áp dụng cho bệnh viện cấp tỉnh. Kết nối các HTTT của các bệnh viện vào trong mạng y tế.

Thu thập và xuất bản các thông tin về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Xây dựng hệ thống CSDL về các loại bệnh tật, thuốc chữa bệnh và các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để cung cấp thông tin cho mạng y tế.

Xây dựng và thu thập các tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật trong chữa bệnh, phòng bệnh, các bài thuốc dân gian,...

Xây dựng danh bạ các loại thuốc, mỹ phẩm cũng như mạng lưới các cửa hàng thuốc để người dân có thể biết.

Cung cấp trang thiết bị CNTT cho các bệnh viện và trung tâm y tế của tuyến huyện và đào tạo những kiến thức cơ bản về CNTT cho các cán bộ y tế của các đơn vị này.

III.3.4. Ứng dụng CNTT trong một số lĩnh vực khác

1. Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Để hỗ trợ phát triển các ứng dụng CNTT trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh cần thực hiện một số công việc sau:

Xây dựng Trang TTĐT của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các nội dung về kiến thức sản xuất nông nghiệp, giống, thời vụ cũng như các kỹ thuật gieo trồng, phòng chống bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra trang TTĐT này còn cung cấp nhiều tin bổ ích khác như giá cả, thị trường nông, thuỷ sản trong nước cũng như trên thế giới;

Bồi dưỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ cấp xã để nâng mức độ phổ cập Internet cho khu vực nông thôn.

2. Ứng dụng CNTT trong quản lý lao động và giải quyết việc làm

Dự báo trong thời gian tới Vĩnh Phúc mỗi năm số lao động sẽ tăng 10.000 người, chủ yếu theo tốc độ tăng dân số tự nhiên. Như vậy từ năm 2010 đến 2020 sẽ có gần 110 nghìn lao động cần bố trí việc làm. Nhu cầu giải quyết việc làm cho số lao động gia tăng này rất lớn. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành khá nhiều khu công nghiệp, trên đó sẽ xây dựng hàng loạt nhà máy lớn nhỏ khác nhau, rất cần một lực lượng lao động hùng hậu và có kỹ thuật chuyên môn. Như vậy Vĩnh Phúc vừa có nhu cầu cung cấp nhân lực lại vừa có nhu cầu đáp ứng nhân lực. Sự trợ giúp của CNTT thông qua việc xây dựng chợ lao động trên mạng là vấn đề cấp thiết để đáp ứng các nhu cầu:

Tìm kiếm việc làm của người lao động trong và ngoài tỉnh

Đáp ứng nhu cầu của các DN trong và ngoài tỉnh cần tuyển nhân công

Đăng ký trực tuyến việc làm

Cung ứng các ngành nghề và các địa chỉ đào tạo việc làm

Cung cấp các thông tin phục vụ xuất khẩu lao động

Hiện tại website tìm kiếm việc làm của Vĩnh Phúc đã được xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả. Cần thiết phải nâng cấp và hoàn thiện website này để nó trở nên phong phú hơn về thông tin cũng như nhu cầu về đào tạo, tìm việc làm.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực văn hoá, du lịch

Đẩy mạnh các ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả tuyên truyền cũng như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin trong lĩnh vực văn hoá du lịch như:

Ứng dụng các phần mềm trong công tác quản sách, thư viện. Xây dựng các CSDL quản lý hiện vật bảo tàng, các di tích lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán, văn hoá phi vật thể của Vĩnh Phúc.

Xây dựng website du lịch của tỉnh để cung cấp các thông tin về danh lam thắng cảnh, các lễ hội, đặc sản địa phương cũng như tiềm năng du lịch của tỉnh. Cung cấp các tua du lịch, các địa điểm thăm quan, nghỉ dưỡng, các làng nghề cũng như các khách sạn, nhà hàng cho khách du lịch trong và ngoài nước.

III.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

Trên cơ sở phân tích hiện trạng về hạ tầng CNTT và các nhu cầu đặt ra, định hướng đầu tư phát triển hạ tầng CNTT của Vĩnh Phúc cho giai đoạn 2010-2020 gồm các nội dung sau đây:

Triển khai các mạng LAN cho cấp xã/phường.

Nâng cấp các mạng LAN của Văn phòng UBND tỉnh, các sở/ngành, các UBND huyện/thị.

Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến

Xây dựng Trung tâm Thông tin dữ liệu (Data Center).

Nâng cấp hệ thống các dịch vụ nền (dịch vụ cơ bản) để phục vụ hạ tầng kết nối và truyền nhận dữ liệu dựa trên nguyên tắc đảm bảo tích hợp dữ liệu, ứng dụng.

Nâng cấp Cổng TTGTĐT của tỉnh và xây dựng mới các cổng phục vụ điều hành, định hướng phục vụ triển khai Chính phủ điện tử.

III.4.1. Triển khai mạng LAN cho UBND cấp xã/phường

Do rất nhiều các HTTT, CSDL đều phải lấy dữ liệu từ xã/phường, thí dụ các CSDL về hộ tịch, hộ khẩu, CSDL dân cư, CSDL đất đai, hệ thống điều hành tác nghiệp, CSDL các chỉ tiêu tổng hợp KTXH,... việc xây dựng hạ tầng CNTT tới cấp xã/phường là hết sức cần thiết.

1. Mục tiêu

Tạo dựng cho cấp xã/phường một hệ thống hạ tầng CNTT đủ mạnh để có thể: Triển khai các ứng dụng tin học hoá; Thu thập dữ liệu cung cấp cho các CSDL trọng điểm; Triển khai việc tin học hoá các dịch vụ công thực hiện ở cấp xã/phường.

Tạo điều kiện để nâng cao trình độ CNTT đối với cán bộ cấp xã/phường.

2. Các phương án và lựa chọn

Phương án 1

Đầu tư cho mỗi UBND xã/phường một LAN gồm 5 máy tính và 1 máy chủ phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành, dịch vụ công,...

Kết nối máy của UBND xã/phường với hệ thống email sẽ triển khai qua ADSL;

Việc kết nối giữa UBND xã/phường với UBND huyện/thị và các sở/ngành được thực hiện thông qua đường ADSL (hoặc các gói MegaWAN).

Phương án 2

Đầu tư cho mỗi UBND xã/phường một LAN gồm 5 máy tính phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành, dịch vụ công,...

Kết nối máy của UBND xã/phường với hệ thống email sẽ triển khai qua ADSL;

Việc kết nối giữa UBND xã/phường với UBND huyện/thị và các sở/ngành được thực hiện thông qua đường ADSL (hoặc các gói MegaWAN).

Lựa chọn phương án

Do UBND xã/phường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KTXH nói chung và CNTT nói riêng nên cần phải đầu tư thích đáng hạ tầng kỹ thuật CNTT cho cấp này. Vì vậy Phương án 1 là lựa chọn tốt nhất.

3. Những điểm cần chú ý khi thực hiện

Đầu tư hạ tầng CNTT đến cấp xã/phường phải đi đôi với đào tạo cán bộ cấp xã/phường về CNTT.

Đầu tư không dàn trải, những đơn vị nào có điều kiện thì đầu tư trước. Xây dựng các điểm mẫu trước, rút kinh nghiệm triển khai rộng.

Có thể đầu tư theo nhiều mức: cần triển khai các ứng dụng gì thì đầu tư phục vụ triển khai vận hành ứng dụng đó.

4. Dự kiến kết quả đạt được

Các UBND xã/phường có đủ phương tiện để triển khai các dịch vụ công và các ứng dụng CNTT phục vụ điều hành quản lý.

Phục vụ công tác quản lý điều hành thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã/phường thông qua đường mạng.

5. Thời gian thực hiện

Trong giai đoạn 2010-2015, mỗi năm xây dựng mới 25 mạng LAN cấp xã/phường.

Sau đó hàng năm đầu tư đủ kinh phí để mua mới hoặc nâng cấp các máy tính cho UBND xã/phường (tỷ lệ sau 5 năm là 50% thay mới).

III.4.2. Nâng cấp và hoàn thiện LAN của các sở/ngành, UBND huyện/thị

1. Mục tiêu

Duy trì các hoạt động thường xuyên của hệ thống các cơ quan QLNN.

Cung cấp công cụ CNTT phục vụ các dịch vụ công; nâng cao chất lượng điều hành tác nghiệp trong các cơ quan.

2. Các phương án và lựa chọn

Phương án 1

Hàng năm nâng cấp bổ sung mạng LAN cho Văn phòng UBND tỉnh, 40 sở/ngành, 9 UBND huyện/thị theo nguyên tắc:

Trong khoảng 3 năm (bắt đầu từ 2010): mỗi mạng LAN bổ sung (hoặc thay thế) 1 máy chủ, 10 máy trạm và các thiết bị truyền thông, ngoại vi. Như vậy trong khoảng 10 năm mỗi đơn vị sẽ được bổ sung (hoặc thay thế) 3 máy chủ và 30 máy trạm.

Việc bổ sung (hoặc thay thế) được tiến hành hàng năm thông qua các yêu cầu và khảo sát hiện trạng.

Phương án 2

Nâng cấp mạng LAN cho Văn phòng UBND tỉnh, 40 sở/ngành, 9 UBND huyện/thị theo nguyên tắc:

Hàng năm mỗi mạng bổ sung 5 máy trạm, các thiết bị truyền thông, ngoại vi.

3 năm trang bị thêm cho mỗi đơn vị 1 máy chủ.

Lựa chọn phương án

Các cuộc khảo sát cho thấy số máy tính đã trang bị cho các cơ quan giai đoạn 2001–2005 đã bị hỏng hoặc cấu hình lạc hậu so với yêu cầu sử dụng hiện nay, do đó việc bổ sung và nâng cấp là cần thiết. Dự kiến mỗi cơ quan cần có khoảng 20-40 máy để có thể đáp ứng được nhu cầu phục vụ trong khoảng thời gian 1 đến 3 năm tới. Do đó, để đảm bảo cho các hoạt động bình thường tại mỗi cơ quan, phương án tối ưu, phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1.

III.4.3. Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nội dung này bao gồm việc xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước và thiết lập hệ thống mạng WAN dựa trên mô hình mạng campus (mạng công sở).

1. Mục tiêu

Đảm bảo đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc trao đổi thông tin trong các cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước, đặc biệt phục vụ triển khai giao ban trực tuyến.

Tạo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ phục vụ nền hành chính điện tử.

2) Các phương án và lựa chọn

Phương án 1

Sử dụng mạng cáp quang do Chính phủ xây dựng. Đối với phương án này, tất cả các sở/ngành, huyện/thị được nối với nhau bằng hệ thống cáp quang nội tỉnh và mạng WAN được thiết lập dựa trên mô hình mạng campus (mạng công sở).



Phương án 2

Kết nối các mạng LAN dựa trên việc cấu hình các mạng ảo VPN dựa trên đường truyền ADSL.



Đánh giá các phương án và lựa chọn

Phương án 1:

Là phương án tốt nhất và tối ưu bắt buộc lựa chọn nếu Trung ương đầu tư cho việc quang hóa mạng "Chính phủ điện tử tỉnh Vĩnh Phúc" (tỉnh không phải bỏ kinh phí xây dựng mạng trục). Sau này có thể sử dụng các mạng ảo VPN dựa trên ADSL kết nối tiếp đến cấp xã/phường.

Tính khả thi của phương án này phụ thuộc nhiều vào tiến độ triển khai sử dụng của mạng cáp quang tại các tỉnh.

Tiến độ triển khai hệ thống chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các ứng dụng CNTT trong mạng riêng của tỉnh, đặc biệt triển khai giao ban trực tuyến.

Phương án 2:

Phương án này cho hiệu quả tương đối tốt và có chi phí ban đầu thấp.

Kinh phí xây dựng mạng trục cho Vĩnh Phúc thông qua các VPN dựa trên ADSL cho tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 1,2 tỷ.

Tuy nhiên hệ thống đường truyền này thường không đảm bảo tốc độ truy cập ổn định và phụ thuộc vào mạng truyền thông của các DN cung cấp dịch vụ truyền thông, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến triển khai hệ thống giao ban trực tuyến.

Từ phân tích ở trên, phương án 1 là tối ưu và bắt buộc lựa chọn nếu Trung ương đầu tư kịp thời. Giải pháp kết hợp, tức là triển khai theo phương án 2 cho đến khi sử dụng được hệ thống cáp quang là khả thi nhất. Vĩnh Phúc nên triển khai theo giải pháp này thì mới tạo điều kiện triển khai được một số HTTT và dịch vụ như giao ban trực tuyến, các dịch vụ công, một số phần mềm điều hành tác nghiệp.

Hình 4.1. Mô hình minh hoạ kết nối WAN của các CQ Đảng và Nhà nước

Hình 4.2. Mô hình minh hoạ cấu trúc mạng CPĐT tỉnh Vĩnh Phúc




3) Dự kiến kết kết quả đạt được

Vĩnh Phúc có một hạ tầng truyền thông đạt mức khá toàn quốc.

Đảm bảo đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc trao đổi các dạng thông tin trong các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan Đảng đến cấp huyện, thị xã.

Tạo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ phục vụ CPĐT.

Đủ điều kiện truyền thông để triển khai giao ban điện tử đến cấp huyện/thị.

III.4.4. Xây dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến



(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục III. Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến)

Ngày nay, với sự phát triển của CNTT và khoa học kỹ thuật, việc tổ chức các cuộc họp, các buổi hội thảo, đào tạo từ xa… ngày càng trở nên phổ biến. Hệ thống giao ban trực tuyến (Video Conference - viết tắt là HNTH) là dịch vụ được triển khai và sử dụng dựa trên các công nghệ mạng truyền thông tiên tiến như IP (Internet Protocol), ATM, ISDN. Dịch vụ này cung cấp khả năng truyền hình ảnh, âm thanh trực tuyến giữa nhiều điểm trên mạng, giúp tăng cường khả năng tương tác, trao đổi thông tin giữa các thành viên trong hội nghị với nhau.

Trong hệ thống HNTH chúng ta có hai mô hình cơ bản là điểm nối điểm và điểm nối đa điểm. Đối với hệ thống điểm nối đa điểm:

Điểm nối đa điểm từ 6 điểm trở xuống: thiết bị đầu cuối hỗ trợ được 6 điểm cùng lúc trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau.

Điểm nối đa điểm từ 7 điểm trở lên: ngoài thiết bị đầu cuối, để trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau, chúng ta phải sử dụng thêm một bộ MCU (Multipoint control unit) hỗ trợ đa điểm đặt tại nơi trung tâm.

1. Giải pháp cho đường truyền hệ thống giao ban trực tuyến

Ở Việt Nam chỉ có hai giải pháp chính cho đường truyền là ISDN (Integrated Services Digital Network) và IP (Internet Protocol).

ISDN là mạng được phát triển từ mạng điện thoại số ( Telephony IDN) cung cấp khả năng kết nối hoàn toàn số hóa giữa các đầu cuối, phục vụ cho nhiều loại dịch vụ.

IP (Internet Protocol) là một giao thức mạng tiên tiến có nhiều tiện ích, sử dụng phương pháp chuyển mạch gói và dựa trên địa chỉ IP trên mạng để truyền tải hình ảnh, âm thanh và dữ liệu từ thiết bị đầu cuối này đến thiết bị đầu cuối khác.

2. Các thiết bị cho hệ thống giao ban trực tuyến

Các thiết bị cho hệ thống giao ban trực tuyến gồm:

Thiết bị đầu cuối VCS (Video Conferencing Systemt)

Thiết bị hỗ trợ, điều khiển hội nghị truyền hình đa điểm (MCU)

Gateway


Các hệ thống thiết bị phụ trợ khác (Hệ thống thiết bị hỗ trợ hiển thị; Hệ thống thiết bị âm thanh; Hệ thống thiết bị video; Hệ thống thiết bị hỗ trợ công tác đặc thù;...)

3. Mô hình triển khai

Do yêu cầu của hệ thống, mô hình triển khai hội nghị trực tuyến tại tỉnh Vĩnh Phúc là mô hình kết nối đa điểm sử dụng trên nền mạng IP.

4. Các phương án và lựa chọn

Phương án 1

Sử dụng đường truyền cáp quang do Cục Bưu điện Trung ương xây dựng.

Trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị:

Trang bị MCU và các thiết bị đầu cuối cho Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Các sở/ngành sử dụng chung phòng giao ban trực tuyến tại sở Thông tin và Truyền thông;

Trang bị thiết bị đầu cuối cho Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh và tất cả các UBND huyện/thị. Mỗi điểm này sẽ là một phòng họp giao ban trực tuyến.

Phương án 2

Sử dụng đường truyền SHDSL 4Mpbs do VNPT cung cấp.

Trang bị thiết bị cho các đơn vị:

UBND tỉnh, Tỉnh uỷ có điểm giao ban riêng;

Các sở/ngành tại thành phố Vĩnh Yên sử dụng một điểm giao ban chung đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông;

Các UBND huyện/thị mỗi cơ quan có một điểm giao ban.

Lựa chọn phương án

Phương án 1 là phương án tối ưu, tuy nhiên trước mắt tính khả thi không cao vì chưa biết được thời gian nào hệ thống mạng cáp quang mới được đưa vào sử dụng và giá thuê bao là bao nhiêu. Phương án 2 là phương án khả thi và có thể triển khai ngay dựa trên hạ tầng truyền thông hiện có tại Vĩnh Phúc. Do tính cấp thiết của việc triển khai các phòng họp giao ban trực tuyến, chúng ta lựa chọn phương án 2. Nếu mạng cáp quang được đưa vào sử dụng thì mạng này sẽ thay thế mạng VPN/MPLS.

5. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện

Các thiết bị về Video Conference hiện có rất nhiều tại Việt Nam. Việc đầu tư không nhất thiết phải mua đồng bộ tất cả các thiết bị của một hãng, nên chọn các loại thiết bị cùng tính năng nhưng có chất lượng tốt hơn trên thị trường.

Có thể kết hợp các huyện gần nhau tại thành các nhóm dùng chung một đầu cuối để giảm chi phí.

6. Dự kiến kết quả đạt được

Các sở/ngành, các UBND huyện/thị có thể giao ban trực tuyến với UBND tỉnh, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và các chi phí phát sinh.

Có thể thảo luận trực tuyến với nhiều nguời hơn là cùng nhóm họp trong một phòng, bởi vì mỗi người tham gia đều tận dụng tốt nhất hoàn cảnh của mình.

Hệ thống HNTH cho phép một sự hợp tác hiệu quả hơn khi chia sẻ tài liệu và trình diễn trực tuyến. Nhiều người ở những khu vực khác nhau có thể làm việc trên cùng một công việc và cùng chia sẻ những đóng góp của mình.

7. Thời gian thực hiện

Hoàn thành xây cơ bản dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến vào năm 2010. Các năm sau chủ yếu là kinh phí đường truyền và kinh phí bổ sung, sửa chữa, duy trì vận hành, bảo hành, bảo trì hệ thống.

Hình 4.3. Mô hình minh hoạ triển khai hệ thống giao ban trực tuyến





tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương