Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin


IV.3. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong khu vực SXKD và dịch vụ



tải về 2.17 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

IV.3. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong khu vực SXKD và dịch vụ

Theo kết quả điều tra "Khảo sát ứng dụng TMĐT của DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" do Sở Công thương thực hiện cuối năm 2008, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT tại 145 DN như sau:

Tổng số máy tính của các DN là 1.160 máy, bình quân mỗi DN có 8 máy, khoảng 46 lao động có 1 máy tính. Có 15 DN chưa trang bị máy tính.

99/145 DN (68,9%) đã xây dựng được mạng cục bộ (LAN)

Trong các hình thức kết nối nội bộ, mạng LAN được sử dụng nhiều nhất (87/99 DN); mạng Intranet có 6 DN và mạng Extranet có 2 DN sử dụng, là các DN lớn thuộc khu vực DN FDI.

99 DN đã có kết nối Internet (68,2%), trong số 46 DN chưa kết nối thì có 11 DN có kế hoạch kết nối Internet trong thời gian gần nhất.

Việc kết nối Internet qua phương thức băng thông rộng (ADSL) đạt tỉ lệ cao, chiếm 89,8% (89 DN). Chỉ có 2 DN kết nối theo phương thức quay số, và sẽ không còn được sử dụng trong những năm tới.

Như vậy, một tỷ lệ lớn các DN trên địa bàn Vĩnh Phúc đã quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT để sẵn sàng cho ứng dụng CNTT và TMĐT. Tuy nhiên, hạ tầng CNTT của đa số các DN mới chỉ ở mức độ và chất lượng trung bình, có lẽ một phần do việc ứng dụng CNTT và TMĐT đang ở những giai đoạn ban đầu, còn gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự mang lại hiệu quả.



IV.4. Đánh giá chung

Hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT trong những năm gần đây được mở rộng và được đầu tư tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về ứng dụng CNTT&TT của các cơ quan quản lý nhà nước.

Chưa triển khai xây dựng các mạng LAN cho các UBND xã/phường.

Hệ thống dịch vụ cơ bản cần phải chuyển sang Sở TTTT và phải nâng cấp để triển khai hệ thống e-mail dùng chung của tỉnh và các dịch vụ xác thực khác cần thiết như giải quyết các dịch vụ công liên thông, truy cập một lần thông qua cổng điều hành của tỉnh.

Cổng TTGTĐT của tỉnh đã và đang phát huy tốt nhiệm vụ phục vụ điều hành, phục vụ các tổ chức, DN và mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên về công nghệ, cổng cần được nâng cấp để đáp ứng việc mở rộng và phát triển về nội dung tiến tới hình thành nền hành chính điện tử.

Vĩnh Phúc chưa có một trung tâm thông tin dữ liệu dạng Data Center. Trung tâm THDL cần được đầu tư nâng cấp và phát triển cả về qui mô, tổ chức và nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu phục vụ điều hành, phục vụ các tổ chức, DN và mọi tầng lớp nhân dân trong tương lai.

Mạng trục của tỉnh Vĩnh Phúc chưa được xây dựng, hiện tại kết nối dựa trên các giải pháp sử dụng ADSL và công nghệ VPN. Mạng trục dựa trên cáp quang nối đến cấp huyện/sở đã được triển khai (dự án do Cục Bưu điện TW thực hiện), nhưng hệ thống này chưa được vận hành vì thiếu thiết bị đầu cuối.

Nhìn chung, trừ vấn đề về mạng trục, hạ tầng kỹ thuật CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc tương đối đáp ứng được yêu cầu triển khai các ứng dụng phục vụ điều hành tác nghiệp và triển khai chính phủ điện tử trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử trong các giai đoạn tiếp theo cần phải tiếp tục nâng cấp.



V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

"Công nghiệp CNTT" được dùng để chỉ chung tất cả các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông và CNTT. Hiện nay, công nghiệp CNTT được chia thành 2 nhóm ngành chính là công nghiệp phần cứng (CNPC) và công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung (CNPMDVND).

V.1. Phát triển công nghiệp phần cứng

Điện tử và viễn thông đang là hướng ưu tiên trong phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc, chỉ đứng sau công nghiệp cơ khí, ô tô, xe máy. Đối với công nghiệp phần cứng, tỉnh đã thu hút được nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là dự án đầu tư của Tập đoàn Compal sản xuất máy tính xách tay, màn hình máy tính, thiết bị ngoại vi máy tính, ti vi tinh thể lỏng và các linh kiện điện tử khác và của Tập đoàn Foxconn sản xuất điện thoại di động và linh kiện điện tử.

Trong các khu công nghiệp của tỉnh đã có nhiều DN trong lĩnh vực điện tử viễn thông đầu tư xây dựng nhà máy. Trong khu công nghiệp Bình Xuyên 1 có nhà máy của công ty TNHH NTS Vina, Kim Lợi sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, chip điện tử, thiết bị đo điện, bàn phím, bảng vi mạch. Tại khu công nghiệp Bá Thiện 1, ngoài hãng Compal còn có khá nhiều các công ty khác với số vốn đầu tư gần 100 triệu USD đặt cơ sở sản xuất tại đây. Công ty TNHH Tocad Energy của Hồng Công sản xuất linh kiện điện tử kỹ thuật cao, pin dùng cho điện thoại và máy tính. Công ty TNHH Shin Shin Việt Nam của Đài Loan sản xuất đĩa cài đặt phần mềm máy tính, bao bì, tem cho các phần mềm đóng gói và sách hướng dẫn sử dụng. Công ty TNHH in điện tử Minh Đức sản xuất linh kiện điện tử dùng cho điện thoại di động và máy tính. Công ty TNHH KHKT Lực Trí sản xuất gia công quạt gió, hợp kim toả nhiệt cho máy vi tính. Công ty TNHH Điện tử Công nghệ Hoa Thuỳ sản xuất linh kiện điện tử loại hình mới, tổ hợp dây mạng và dây kết nối trong máy vi tính. Công ty TNHH Tân Nhật Hoàng sản xuất gia công ổ trục dùng cho máy vi tính xách tay và điện thoại di động. Công ty TNHH chất liệu bao bì Tân Hoàng sản xuất bao bì cho hàng điện tử như hộp điện thoại di động, bao bì máy tính để bàn và xách tay. Như vậy có thể nói khu công nghiệp Bá Thiện 1 là nơi tập trung các DN sản xuất linh kiện điện tử cho máy tính và điện thoại di động. Tại các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh cũng có một số nhà máy của các hãng khác nhau sản xuất các sản phẩm điện tử.

V.2. Phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số DN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Các DN này có quy mô nhỏ và số vốn không lớn, hoạt động trong lĩnh vực tin học nói chung như cung cấp các giải pháp, phần mềm (chủ yếu là cài đặt), thiết bị, linh kiện điện tử và máy tính, các dịch vụ (chủ yếu là buôn bán lẻ máy tính), tư vấn giáo dục đào tạo, Internet. Một số DN khác tham gia xây dựng các phần mềm theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước hay các đơn vị có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp nội dung ở Vĩnh Phúc chỉ tập trung ở lĩnh vực xây dựng các website cung cấp nội dung thông tin cho nhân dân. Các CSDL trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, thư viện điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, các trang web, báo chí điện tử mới chỉ đang trong kế hoạch.

V.3. Đánh giá chung

Công nghiệp phần cứng trong giai đoạn đang bắt đầu hình thành và phát triển khá nhanh. Nhờ có vốn đầu tư của các DN nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã hính thành khu công nghiệp điện tử và phần cứng tập trung khá nhiều các DN có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước sản xuất các linh kiện điện tử phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và trong nước. Đi kèm theo các xí nghiệp lớn đẫ hình thành các nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Với những DN này, Vĩnh Phúc đã tạo được cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển công nghiệp phần cứng.

Công nghiệp phần mềm và dịch vụ còn chưa phát triển. Các DN trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ và tham gia hoạt động dịch vụ là chính. Một số công ty chuyên về lĩnh vực phần mềm nhưng chỉ chuyên các phần mềm nhỏ theo các yêu cầu đơn lẻ của các đơn vị trong tỉnh và thực hiện trách nhiệm đào tạo.

VI. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nguồn nhân lực CNTT bao gồm:

Nguồn nhân lực phục vụ tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu của DN, trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực hỗ trợ DN tham gia TMĐT, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp CNTT.

VI.1. Nguồn nhân lực và công tác đào tạo về CNTT trong các cơ quan Đảng

Tại Văn phòng Tỉnh uỷ, phòng Công nghệ thông tin - Cơ yếu (đồng thời quản lý vận hành Trung tâm mạng của Tỉnh uỷ) có 6 cán bộ, trong đó 4 có trình độ đại học chuyên ngành CNTT. Tại 8 huyện/thị uỷ thì mỗi cơ quan có 1 chuyên trách về CNTT, trong đó 3 trình độ cao đẳng chuyên ngành CNTT, 5 là được đào tạo từ theo các chuyên ngành khác. Nói chung lực lượng cán bộ chuyên trách cấp huyện/thị uỷ còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT đã được triển khai tích cực trong khuôn khổ Đề án 47 và Đề án 06 và thu được những kết quả cụ thể.

Trong khuôn khổ Đề án 47, tính đến cuối tháng 12/2007, Tỉnh uỷ đã tổ chức được 29 lớp đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức và thực hành về CNTT, trong đó:

6 lớp cho lãnh đạo, cán bộ quản lý (từ cấp trưởng phó phòng), tổng số học viên là 162 người.

19 lớp cho cán bộ, chuyên viên, với số lượng học viên là 235 người.

4 lớp cho 100% quản trị mạng và chuyên trách về CNTT.

Tiếp theo, trong khuôn khổ Đề án 06, Tỉnh uỷ đã tổ chức được 12 lớp với 220 học viên đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng cán bộ về nhận thức và kiến thức về CNTT. Tỷ lệ thực hiện được 40% theo kế hoạch. Riêng với đối tượng lãnh đạo chưa tổ chức được lớp nào.

Đến nay có hơn 400 người biết sử dụng mạng và máy tính để làm việc, trong đó tỷ lệ cán bộ đã biết sử dụng trên tổng số người thuộc diện phải biết sử dụng ở các cấp uỷ địa phương (đến cấp huyện) đạt hơn 88%. Hầu hết cán bộ, chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ có liên quan tới xử lý thông tin trong các cơ quan Đảng từ tỉnh đến huyện đã có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính để làm việc.

(Xem các bảng 6.19, 6.20 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

VI.2. Nguồn nhân lực và công tác đào tạo về CNTT trong các cơ quan QLNN

1. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT

Đồng thời với việc trang bị hạ tầng kỹ thuật, Vĩnh Phúc đã tích cực đào tạo nguồn nhân lực CNTT, thường xuyên cập nhật kỹ năng sử dụng máy vi tính và hệ thống mạng LAN cho đội ngũ hơn 1500 cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước của tỉnh. Hàng năm, Vĩnh Phúc liên tục mở các lớp đào tạo vào nhiều thời gian khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người học khác nhau như lớp quản trị mạng, lớp cho trưởng phó phòng, lớp nghiệp vụ văn thư lưu trữ.

Tính chung, trong giai đoạn 2003-2008, tỉnh đã đào tạo được trên 70% cán bộ, công chức trong tỉnh về kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng, trao đổi thư điện tử, truy cập Internet phục vụ công việc. Kết quả đào tạo này đã nâng cao một bước trình độ sử dụng tin học trong công việc thường ngày của cán bộ, công chức hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh. Hầu hết các học viên đều phấn khởi và hào hứng học tập; đồng thời mong muốn tiếp tục được theo học các khóa đào tạo nâng cao sau này.

Tuy vậy, cũng còn bộc lộ một số hạn chế sau :

Các đơn vị chưa thực sự tạo điều kiện đầy đủ cho các học viên về mặt thời gian trong suốt quá trình tham dự khóa học (còn điều đi công tác, giải quyết các công việc cơ quan,...)

Chưa có nhiều chương trình ứng dụng, dẫn đến học xong ứng dụng vào công việc hiệu quả chưa cao; còn có tư tưởng coi khóa học là phổ cập tin học văn phòng, chưa coi trọng ứng dụng trong hành chính; một bộ phân công chức có tuổi, tiếp thu chương trình chậm.

2. Trình độ tin học của cán bộ, chuyên viên

Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ chuyên viên tại các cơ quan QLNN được cải thiện rõ rệt. Trừ một số cán bộ có tuổi, đại đa số chuyên viên trong các cơ quan có trình độ học vấn cao (đại học, cao đẳng) nên việc tiếp thu công nghệ mới là khá dễ dàng. Tại các cơ quan 70-80%, có những cơ quan 100% cán bộ thành thạo tin học văn phòng, sử dụng mạng để trao đổi thư điện tử, truy cập Internet tìm kiếm thông tin và xem tin tức. Tại một số cơ quan, việc sử dụng máy tính và mạng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong công việc. Máy tính, Internet và thư điện tử đã không còn xa lạ. Vì vậy, việc tiếp thu sử dụng và vận hành các ứng dụng CNTT, các HTTT, các CSDL không còn là quá khó như các giai đoạn trước đây. Đây là một tiền đề quan trọng để tiến hành xây dựng và triển khai các ứng dụng dùng chung trên môi trường mạng, các ứng dụng và CSDL chuyên ngành, các ứng dụng phục vụ dịch vụ công tại hệ thống các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Lãnh đạo chuyên trách về CNTT

Tại các sở/ngành, UBND huyện/thị đều có 1 lãnh đạo phụ trách ứng dụng CNTT của cơ quan. Tuy nhiên, do nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT, do công việc lãnh đạo điều hành mất nhiều thời gian, mức độ quan tâm và sự quyết tâm tin học hoá hoạt động của lãnh đạo tại các cơ quan rất khác nhau. Tại những cơ quan lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và tham gia vào vận hành các ứng dụng CNTT thì ở đó việc ứng dụng CNTT đạt được các kết quả và hỗ trợ hiệu quả công việc, số cơ quan này không nhiều. Còn lại, phần lớn lãnh đạo cơ quan đều cho việc ứng dụng CNTT là phức tạp và mang tính kỹ thuật, nên chủ yếu giao cho cán bộ chuyên trách về CNTT. Tại các cơ quan này, ứng dụng CNTT chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng công cụ tin học văn phòng (soạn thảo văn bản, bảng tính excel), sử dụng mạng máy tính trong gửi nhận email, truy cập Internet để tra cứu thông tin, xem tin tức.

4. Cán bộ và các bộ phận chuyên về CNTT

Hầu hết các sở/ngành, UBND huyện/thị đều đã có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về CNTT trình độ cao đẳng hoặc đại học. Các cán bộ này chủ yếu làm nhiệm vụ quản trị mạng và xử lý các sự cố về kỹ thuật, còn hiểu biết ít về công tác quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan, vì vậy khó có thể hỗ trợ trong việc triển khai các ứng dụng tin học hoá. Đây là một lý do mà tại một số cơ quan ứng dụng CNTT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tại một số sở/ngành có các bộ phận (trung tâm hoặc phòng) chuyên về CNTT. Thông thường, các bộ phận này có nhiệm vụ cập nhật các nội dung thông tin dữ liệu cho các website, các ứng dụng, CSDL của cơ quan. Đồng thời bộ phận này còn duy trì hoạt động của mạng máy tính và duy trì vận hành của các phần mềm, CSDL. Bộ phận này cũng có nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, chuyên viên. Ngoài ra, bộ phận này có thể cung cấp các dịch vụ về CNTT&TT cho các tổ chức, người dân ngoài cơ quan. Có thể nói, các bộ phận này là nòng cốt để triển khai thành công các ứng dụng CNTT tại cơ quan, là một nguồn nhân lực về CNTT rất quan trọng, không chỉ tại cơ quan, mà còn cho cả hệ thống các cơ quan QLNN của tỉnh.

Các sở/ngành có các bộ phận chuyên về CNTT:

Văn phòng UBND tỉnh: Trung tâm tin học

Sở Tài chính: Trung tâm tin học (có 6 người, hỗ trợ các đơn vị sử dụng các PM chuyên ngành nghiệp vụ tài chính).

Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế: Đều có Trung tâm tin học.

Sở NNPTNT: Trung tâm thông tin (7 cán bộ chuyên trách CNTT: 6 ĐH, 1 CĐ)

Sở KHCN: Trung tâm thông tin KHCN & tin học (14 cán bộ chuyên trách CNTT)

Sở TTTT: Trung tâm CNTT, có Phòng Đào tạo (về CNTT&TT)

Sở TNMT: Trung tâm CNTT

Công an tỉnh: Đội Viễn thông, tin học

(Xem bảng 6.21 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

VI.3. Nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp

1. Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp

Trong 145 DN được điều tra khảo sát, tổng cộng số máy tính là 1160, bình quân một DN có 8 máy tính, bình quân 46 lao động có 1 máy. Có 15 DN không trang bị máy tính.

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng máy tính trong công việc tại các DN

(Nguồn: Báo cáo số 535/BC-SCT )


Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc

Số DN

Chiếm % số DN được khảo sát

Dưới 10%

58

40

Từ 10% đến 40%

32

22,06

Từ 40% đến 70%

17

11,72

Trên 70%

23

15,86

Theo bảng số liệu, tỷ lệ nguồn nhân lực tham gia sử dụng máy tính trong công việc tại các DN là chưa cao, có thể là do tính chất của công việc, ngành nghề, nhưng cũng có thể là do nhu cầu ứng dụng CNTT và tham gia TMĐT của các DN là chưa cấp thiết.

2. Đào tạo CNTT và TMĐT tại các doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, các DN đã nhận thức rõ hơn vai trò của con người trong khai thác hiệu quả các ứng dụng CNTT và TMĐT và đã có những đầu tư bước đầu đáng kể cho việc đào tạo CNTT. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy các DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn 3 hình thức đào tạo CNTT, cụ thể như sau:

Mở lớp đào tạo cho cán bộ, nhân viên tại DN: 7 DN, chiếm 8,98%

Gửi nhân viên đi học về CNTT: 28 DN, chiếm 19,3%

Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc: 88 DN, chiếm 60,6%.

Như vậy, hình thức đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc được đa số các DN lựa chọn vì có ưu thế tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả ngay.

Tuy nhiên, về tổng thể, đào tạo về CNTT và TMĐT tại các DN chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, mà mới chỉ ở những bước đi ban đầu, vì rất ít DN (25/145) có kế hoạch phát triển ứng dụng TMĐT trong thời gian tới.

3. Nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp

Một số kết quả điều tra khảo sát liên quan đến nguồn nhân lực CNTT tại các DN:

Nhận thức về ứng dụng CNTT và TMĐT còn thấp (2,53 điểm / thang điểm 4)

Các DN chưa thực sự quan tâm đầu tư cho nguồn nhân lực trực tiếp ứng dụng và triển khai các CNTT và TMĐT

Nguồn nhân lực CNTT và TMĐT còn thiếu và yếu về kỹ năng (2,43 điểm / thang điểm 4)

Chỉ có 39/145 DN có bố trí cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT, đây là tỉ lệ tương đối thấp.

Đánh giá chung, nguồn nhân lực về CNTT cho các DN còn thiếu và yếu. Đa số DN CNTT ở Vĩnh Phúc qui mô còn rất nhỏ bé nên nguồn nhân lực tập trung ở các công ty này rất mỏng, khó đáp ứng những dự án lớn. Năng lực đào tạo tại một số DN CNTT ở Vĩnh Phúc mới ở mức phổ thông với quy mô nhỏ, chủ yếu là dạy sử dụng máy tính và tin học văn phòng đơn lẻ.

Hiện tại, đang có nhu cầu lớn về nhân lực trong công nghiệp CNTT, phục vụ cho một số DN sản xuất máy tính, các phụ tùng, linh kiện và các sản phẩm công nghệ cao đang đầu tư vào các khu công nghiệp của Vĩnh Phúc (Công ty TNHH Compal VN, Công ty TNHH Shin Shin Việt Nam, ...)

VI.4. Đào tạo về CNTT tại các trường trên địa bàn tỉnh

1. Đào tạo ĐH và CĐ về CNTT tại các trường trên địa bàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các trường có đào tạo chuyên ngành CNTT và tin học trình độ đại học và cao đẳng gồm:

Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đào tạo chuyên ngành tin học.

Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, đào tạo chuyên ngành sư phạm tin và tin học (ngoài sư phạm).

Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật Vĩnh Phúc, đào tạo chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông.

Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, đào tạo các chuyên ngành tin học ứng dụng, mạng máy tính và truyền thông.

Cao đẳng Kỹ thuật Vĩnh Phúc, đào tạo một số chuyên ngành CNTT.

Ngoài ra, tại các trường này còn đạo tạo một số chuyên ngành liên quan như công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông, tự động.

Với nhiều trường đào tạo trình độ đại học và cao đẳng về CNTT ngay trên địa bàn, cùng với việc giao thông thuận lợi và gần với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có lợi thế lớn về phát triển nguồn nhân lực CNTT trình độ ĐH và CĐ cho tỉnh.

2. Một số cơ sở đào tạo CNTT

Trên địa bàn toàn tỉnh còn có một số đơn vị có hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về CNTT:

Trung tâm CNTT thuộc Sở TTTT.

Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học thuộc Sở KHCN.

Trung tâm Tin học ngoại ngữ của Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên.

Các đơn vị này được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, giảng viên đảm bảo các điều kiện và đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, thực hiện theo đúng chương trình do Bộ GDĐT qui định.

VI.5. Đánh giá chung

Đến nay, nguồn nhân lực CNTT Vĩnh Phúc đã đạt được một số kết quả sau:

Hơn 80% các cán bộ, công chức tại các cơ quan tỉnh đã được đào tạo tin học cơ bản về CNTT. Trình độ, kỹ năng sử dụng, ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tăng đáng kể, đáp ứng một phần nhu cầu công việc tại cơ quan.

Việc phổ cập tin học trong nhân dân không ngừng được nâng cao thông qua chương trình phổ cập tin học trong hệ thống giáo dục và quá trình xã hội hoá đào tạo tin học trong xã hội.

Tỷ lệ học sinh phổ thông các cấp tham gia học tin học và ứng dụng tin học ngày càng tăng, số người sử dụng Internet tăng nhanh.

Trên địa bàn đã có một số cơ sở đào tạo CNTT có chất lượng, trong đó có các trường đại học và cao đẳng.

Bên cạnh những kết quả trên, Vĩnh Phúc còn gặp những hạn chế về nguồn nhân lực CNTT:

Nguồn nhân lực CNTT thiếu, lực lượng có bằng cấp về CNTT quá ít. Thiếu các chuyên gia tin học có kinh nghiệm, có trình độ. Đội ngũ làm tin học ở các cơ quan, DN đều mỏng và mới được đào tạo ở mức phổ cập. Trình độ cán bộ phụ trách CNTT nói chung còn hạn chế.

Công tác phát triển nguồn nhân lực về CNTT cho các nhu cầu của DN chưa được chú trọng nên chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu, loại hình, cấp độ.

Bên cạnh một số cán bộ, công chức đã được đào tạo về CNTT, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức (đặc biệt ở cấp huyện, xã) chưa được đào tạo, chưa có thói quen làm việc trên mạng.

Mặc dù tỉ lệ cán bộ công chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước có chứng chỉ về tin học là rất cao, nhưng trong thực tế, trình độ khai thác mạng máy tính, sử dụng các chương trình ứng dụng tin học trong công việc của phần đông còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành thói quen.

Trình độ và nhận thức về CNTT của một số lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan còn bất cập.

Kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực còn ở mức thấp, phạm vi bồi dưỡng hạn hẹp, đặc biệt là chưa chú trọng đào tạo nhân lực trình độ cao, cán bộ chuyên trách.

Hệ thống cơ chế, chính sách, các quy định về triển khai ứng dụng CNTT, thu hút nguồn nhân lực CNTT của tỉnh chưa đầy đủ và chưa được thống nhất. Chưa có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách CNTT.

Những hạn chế này chính là những trở ngại và sức ép lớn trong việc ứng dụng CNTT cũng như tạo nguồn nhân lực CNTT trong thời gian tới.

VII. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Cơ chế, chính sách chung của Nhà nước

Môi trường pháp lý và chính sách cho ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta tuy đã được tăng cường và từng bước bổ sung, song vẫn chưa thuận lợi và chưa hoàn thiện. Chưa có các hệ thống tiêu chuẩn cho việc xây dựng và triển khai các dự án về CNTT. Chưa có các chính sách đầu tư rõ ràng cho ứng dụng và phát triển CNTT. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT bằng nguồn vốn của Nhà nước. Việc này đã cản trở và gây ra nhiều khó khăn cho việc triển khai đầu tư các dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan. Đây là các vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT.

2. Quản lý nhà nước về CNTT tại tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh có bước biến chuyển tích cực. Đã có sự chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ, có hệ thống từ Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đến các sở/ngành, huyện/thị, các DN. Do có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ các kế hoạch, dự án nên công tác ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, từng bước đổi mới phương thức hoạt động trong các cơ quan của Đảng; phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hệ thống hành chính Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế, tạo nên động lực mới thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh.

Sở Bưu chính, Viễn thông Vĩnh Phúc (Sở BCVT) được thành lập theo Quyết định số 2728/QĐ-UB ngày 09/08/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TTTT) được thành lập trên cơ sở Sở Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (Quyết định số 1014 /QĐ-UBND ngày 4/4/2008).

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.

Từ khi Sở BCVT và sau đó là Sở TTTT được thành lập và đi vào hoạt động, công tác quản lý nhà nước, tổ chức chỉ đạo, quản lý các chương trình CNTT đã từng bước thu về một đầu mối thống nhất tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về lĩnh vực quan trọng này.



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương