Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc dự thảo quy hoạch phát triển công nghệ thông tin



tải về 2.17 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.17 Mb.
#23173
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC


DỰ THẢO
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ: SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC

ĐƠN VỊ TƯ VẤN: VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Vĩnh Phúc, 10/2009

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC






ĐƠN VỊ TƯ VẤN

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN












MỤC LỤC


CÁC BẢNG BIỂU


CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1. Mô hình minh hoạ kết nối WAN của các CQ Đảng và Nhà nước Error: Reference source not found

Hình 4.2. Mô hình minh hoạ cấu trúc mạng CPĐT tỉnh Vĩnh Phúc Error: Reference source not found

Hình 4.3. Mô hình minh hoạ triển khai hệ thống giao ban trực tuyến Error: Reference source not found

Hình 4.4. Mô hình minh hoạ Trung tâm Thông tin dữ liệu Error: Reference source not found

Hình 4.5. Mô hình minh hoạ triển khai các lớp tại Trung tâm Thông tin dữ liệu Error: Reference source not found

Hình 4.6. Hệ thống các dịch vụ nền hạ tầng CNTT Error: Reference source not found

Hình 6.1. Kiến trúc của khung giải pháp Chính phủ điện tử (CGF) Error: Reference source not found

Hình 6.2. Mô hình tham chiếu mức cao của khung giải pháp CGF Error: Reference source not found

Hình 6.3. Nền tảng xây dựng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ của CGF Error: Reference source not found

Hình 6.4. Khung giải pháp CGF theo Microsoft Error: Reference source not found



CÁC TỪ VIẾT TẮT


BCVT

Bưu chính, viễn thông

CNND

Công nghiệp nội dung

CNPC

Công nghiệp phần cứng

CNPM

Công nghiệp phần mềm

CNPMDVND

Công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT&TT, ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

CPĐT

Chính phủ điện tử

CSDL

Cơ sở dữ liệu

Cổng TTGTĐT

Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử

DA

Dự án

DN

Doanh nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

HNTH

Hội nghị truyền hình (Hội nghị giao ban trực tuyến)

HTTT

Hệ thống thông tin

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học và công nghệ

KTXH

Kinh tế - xã hội

LAN

Mạng cục bộ

PM

Phần mềm

PMDC

Phần mềm dùng chung

QLHCNN

Quản lý hành chính Nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

THDL

Tích hợp dữ liệu

TMĐT

Thương mại điện tử

TTĐT

Thông tin điện tử

TTTT

Thông tin và Truyền thông

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VP

Văn phòng

WAN

Mạng diện rộng

xã/phường

xã, phường, thị trấn

huyện/thị

thành phố, huyện, thị xã

sở/ngành

sở, ban, ngành

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động mạnh mẽ và to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (KTXH). Ngày nay, CNTT đã trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. CNTT đang là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng và phát triển CNTT là yếu tố có tính chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu quả lao động. Trước nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT ngày càng trở nên bức thiết, Bộ Chính trị (Khoá VIII) đã ra Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó chỉ rõ: "Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá".

Trong những năm qua, CNTT đã khẳng định được vai trò quan trọng và bước đầu có những đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị, Vĩnh Phúc đã có nhiều hoạt động tích cực, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức, hành động thực tiễn để phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công tác tin học hoá hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Để đẩy mạnh quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, ngày 09/05/2006 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010. Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, chỉ đạo điều hành của chính quyền, phối hợp thực hiện của đoàn thể và các ngành, các cấp, ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng đến phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách về KTXH và bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin giữa các khu vực thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng.

Năm 2005, Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được xây dựng. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của nền kinh tế, với sự tiến bộ nhanh chóng của CNTT, đến nay nhiều nội dung của quy hoạch đã không còn phù hợp. Theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại văn bản số 2403/UBND-KT1 ngày 04/6/2008 về việc xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cấp huyện, cần thiết tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Mục đích của Quy hoạch là phân tích sâu sắc, đánh giá đúng hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh trong thời gian qua; cụ thể hóa những mục tiêu về CNTT nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc và đề ra những giải pháp khả thi để thực hiện các mục tiêu đó. Quy hoạch góp phần quan trọng trong việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT, đồng thời là cơ sở để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh; làm căn cứ để các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh; thúc đẩy công tác ứng dụng và phát triển CNTT, góp phần vào sự nghiệp phát triển KTXH, nâng cao đời sống nhân dân.



II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH

1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá".

Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006).

Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25/02/2002.

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Nghị định 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Quyết định số 81/2001/QÐ-TTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW.

Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong đó đặt ra yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ quản lý hành chính Nhà nước.

Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010.

Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.

Quyết định 06-QĐ/TW ngày 19/6/2006 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010.

Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008.

Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010.

Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Chỉ thị 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.



2. Các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của tỉnh

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV.

Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/05/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010

Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2006-2010 của tỉnh Vĩnh Phúc.

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 (Số 3342/KH-UBND ngày 25/7/2008).

Các quy hoạch ngành của tỉnh.



3. Các căn cứ khác

Quyết định số 15/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 07/7/2007 của Bộ Bưu chính, Viễn thông về định hướng phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2011-2020 (gọi là Chiến lược Cất cánh).

Một số chỉ tiêu dự báo phát triển CNTT của Việt Nam đến 2010 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (ban hành kèm theo Quyết định số 347/BCVT-KHTC ngày 16/3/2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông).

Văn bản số 2403/UBND-KT1 ngày 04/6/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo về việc xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cấp huyện.

Quyết định 56/2008/QĐ-UBND ngày 04/11/2008 của UBND tỉnh quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.

Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2005, 2006, 2007,2008.

Kết quả khảo sát hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc.

III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

Xây dựng "Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" nhằm các mục tiêu sau:

Cụ thể hoá những mục tiêu KTXH liên quan đến lĩnh vực CNTT nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT như một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH, là phương tiện chủ lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành của hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh.

Làm cơ sở để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

Thúc đẩy phát triển và phổ cập Internet tại vùng nông thôn của tỉnh, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống nhân dân.

Phần thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Phần này nhằm trình bày tổng quan về các xu hướng phát triển CNTT trên thế giới, các xu hướng và mục tiêu cơ bản phát triển CNTT của Việt Nam, và dự báo phát triển CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc.



I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN THẾ GIỚI

I.1. Xu hướng phát triển công nghệ

1. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau

Các mạng viễn thông hiện có cần phải phát triển để đáp ứng được những nhu cầu và thách thức mới. Sự phát triển các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next Generation Network) nhằm triển khai các dịch vụ đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông về NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện với CNTT.



2. Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở

Ngày nay, CNTT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao diện mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Trong một giải pháp có thể có nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp chuyên sâu khác nhau được tích hợp. Các công nghệ chính ngày nay đều có xu hướng cho phép các môđun có thể sử dụng dưới dạng "cắm và chạy - plug and play". Các nhà sản xuất thiết bị phần cứng cũng có xu hướng cung cấp các giao diện mở cho phép khách hàng có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng phức hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của thị trường.



3. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở

Xu thế phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở hiện nay đang diễn ra khá mạnh. Phát triển phần mềm nguồn mở giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm lớn, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, tạo cơ hội kinh doanh mới và nâng cao khả năng phát triển cho các DN phần mềm trong nước, tạo điều kiện cho các quốc gia có lối thoát trước sức ép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, đối với những ứng dụng phức tạp đòi hỏi hỗ trợ kỹ thuật cao, việc sử dụng phần mềm nguồn mở cần được cân nhắc kỹ vì không phải là không tốn chi phí. Thực chất muốn sử dụng được các chương trình mã nguồn mở luôn cần các công ty dịch vụ phần mềm đi kèm để cài đặt, sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời còn các chi phí phát sinh do hiệu suất khai thác các chương trình mã nguồn mở không cao (thiếu tính thân thiện, không đủ chức năng hỗ trợ) như các chương trình "nguồn đóng" tương đương.

4. Xu hướng phát triển công nghệ lưu trữ

Thời gian gần đây, các công nghệ lưu trữ ngày càng được nhắc đến nhiều như một phần quan trọng của xu hướng phát triển CNTT. Có thể nhận thấy, một cuộc bùng nổ thông tin lớn chưa từng có đang diễn ra và công nghệ lưu trữ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý số thông tin một cách hiệu quả, tránh tình trạng hỗn loạn thông tin.

Từ nhiều năm, các DN mua băng từ, ổ cứng để gắn thêm vào máy tính phục vụ lưu trữ tuỳ theo nhu cầu. Nhưng áp lực cần bảo vệ nhiều dữ liệu hơn qua những khoảng thời gian lớn hơn đã làm nổi lên vai trò quan trọng của việc lưu trữ. Chính vì vậy, thị trường lưu trữ gắn trực tiếp (DAS - Direct Attached Storage) dần nhường chỗ cho những công nghệ lưu trữ kết nối mạng (Networked Storage), chủ yếu bao gồm các công nghệ SAN (Storage Area Network) và NAS (Network Attached Storage). SAN là một mạng có mục tiêu chính yếu nhằm vận chuyển dữ liệu giữa các hệ thống máy tính với các thiết bị lưu trữ, cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau, cho phép quản lý dữ liệu một cách dễ dàng, hiệu quả và ổn định. NAS là một thành phần lưu trữ kết nối với mạng máy tính nhằm cung cấp dữ liệu cho các máy trạm của mạng đó.

5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng cục bộ không dây

Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí,... Theo công ty Datacomm Research, bất chấp những lo ngại về an ninh bảo mật, thị trường thiết bị mạng cục bộ không dây vẫn sẽ tăng ít nhất là gấp đôi về giá trị và gấp 3 về lượng hàng xuất xưởng vào năm 2009. Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới đem tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng các hệ thống GSM truyền thống sẽ dần được thay thế bằng Wi-Fi khi mà băng thông không dây mở rộng cho phép triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới.



6. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ Công nghệ thông tin - Viễn thông - Phát thanh và truyền hình

Xu hướng mạng viễn thông hiện nay là phát triển để hoà nhập được các dịch vụ thoại và dịch vụ số liệu trong một mạng viễn thông mới. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào CNTT&TT.

Xu hướng hội tụ máy tính - truyền thông - nội dung đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành những loại hình dịch vụ mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển KTXH. Theo sự hội tụ này, phát thanh và truyền hình ngày càng sử dụng nhiều công nghệ mới nhất của CNTT&TT. Mạng viễn thông với băng thông rộng, tốc độ cao đã tạo điều kiện cho các dịch vụ video theo yêu cầu phát triển mạng. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của CNTT - viễn thông - phát thanh và truyền hình đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin.

Xây dựng các mạng riêng ảo VPN dựa trên các đường truyền cáp quang, ADSL, MegaWan, Wi-Max,…kết nối các đơn vị sẽ là xu thế phát triển các mạng WAN.



7. Xu hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây

Thuật ngữ “điện toán đám mây” (cloud computing) ra đời giữa năm 2007 để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin từ mấy năm qua. Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ... sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình hay văn phòng để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Hiện nay, công nghệ điện toán đám mây nhận được sự quan tâm lớn từ giới doanh nghiệp (DN). Ở nhiều triển lãm, điện toán đám mây đã hiện diện trong một lượng lớn các sản phẩm. Nhiều công ty đã rất tin tưởng với ứng dụng điện toán đám mây cho toàn bộ nền tảng CNTT và tài nguyên tính toán của họ.

Việc xây dựng một ứng dụng web thể hiện và phân phối tài nguyên tới khách hàng sử dụng nền tảng điện toán đám mây sẽ trở nên hấp dẫn (đơn giản, tiết kiệm chi phí) không chỉ trong thời gian khởi đầu mà còn trong suốt quá trình phát triển của DN. Tuy nhiên các DN vẫn còn e ngại bởi tính bảo mật thông tin của những ứng dụng này (do hoạt động trên Internet).

Thị trường cho "điện toán đám mây" năm 2008 đạt doanh số khoảng 36 tỉ USD, chiếm gần 13% doanh số phần mềm toàn cầu. Mức độ sử dụng "điện toán đám mây" được dự báo sẽ tăng mạnh trong vòng 3-5 năm tới.

8. Xu hướng viễn thông

Các chuyên gia đã dự báo thị trường viễn thông tiếp tục hợp nhất; các gói dịch vụ "3 trong 1" bao gồm dịch vụ thoại, truyền hình cáp và Internet băng rộng sẽ hội tụ. Công nghệ không dây và VOIP sẽ tăng tốc. Xu hướng trên vẫn tiếp diễn nhưng sẽ tập trung vào vấn đề hợp nhất hữu tuyến-vô tuyến; theo đó, sẽ không còn biên giới giữa các mạng viễn thông cố định và di động mà thay vào đó, các công ty viễn thông sẽ phối hợp băng rộng cố định với các công nghệ không dây. Ngoài ra sẽ xuất hiện các nhà cung cấp dịch vụ không dây (nhưng không phải là công ty viễn thông).




tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương