Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


Những ảnh hưởng của chính sách quốc gia và quy định về các dự án được đề xuất



tải về 2.09 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3.2. Những ảnh hưởng của chính sách quốc gia và quy định về các dự án được đề xuất

Dựa trên phân tích của các khuôn khổ pháp lý quốc gia, dự án sẽ phải thực hiện các yêu cầu và quy trình tối thiểu sau đây:

PPMU hoặc các đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có nhân viên phụ trách ĐTM và ít nhất phải có bằng Cử nhân và Giấy chứng nhận tư vấn ĐTM. Họ cũng sẽ có hoặc sắp xếp các phòng thí nghiệm để thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý và phân tích các mẫu môi trường phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường (Điều 13 của Nghị định).

Xem xét bản chất của các tiểu dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh (PPC) phải đánh giá và phê duyệt báo cáo ĐTM (Điều 14 của Nghị định). UBND tỉnh sẽ thẩm định và phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn (Điều 23 của Luật BVMT).

Việc thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện bởi Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, được thành lập bởi những người đứng đầu của cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM và có ít nhất 07 thành viên. Thành viên của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM sẽ bao gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch (nếu cần thiết), 01 Ủy viên thư ký, 02 Ủy viên phản biện và các thành viên khác, trong đó ít nhất 30% thành viên hội đồng đánh giá có ít nhất 06 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực EIA (Điều 14 của Nghị định).

Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM là trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư (Điều 14 của Nghị định).

PPMU sẽ phải tuân thủ các yêu cầu quy định trong báo cáo được phê duyệt. Đối với bất kỳ sự thay đổi, chủ dự án phải gửi công văn giải trình đến UBND tỉnh (Điều 26 của Luật BVMT).

PPMU sẽ phải thông báo cho UBND tỉnh và dự án chỉ được đưa vào hoạt động sau khi các cơ quan phụ trách việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra và chứng nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (Điều 27 của Luật BVMT).

PPMU sẽ chuẩn bị một báo cáo hoàn thành cho công tác bảo vệ môi trường và trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, UBND tỉnh phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án (Điều 28 của Luật BVMT).

Việc kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các tiểu dự án được thực hiện bởi đoàn thanh tra được thành lập bởi người đứng đầu UBND tỉnh (Điều 17 của Nghị định).

UBND tỉnh có trách nhiệm gửi gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoạt động đăng ký và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó trên địa bàn mình quản lý trước ngày 15 tháng 1 hàng năm (Điều 21 của Nghị định).

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trước ngày 15 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; hoạt động kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của năm trước đó đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình. (Điều 21 của Nghị định).



3.3. Chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới

Mục tiêu của chính sách an toàn là để ngăn chặn và giảm thiểu các tác hại không đáng có cho người dân và môi trường trong quá trình phát triển. Chính sách an toàn cung cấp cơ sở cho sự tham gia của các bên liên quan trong việc thiết kế dự án, và thực hiện như một công cụ quan trọng để xây dựng quyền sở hữu giữa những người dân địa phương.

Các tác động tích cực và phát triển các dự án và các chương trình hỗ trợ của Ngân hàng đã tăng lên đáng kể như là kết quả của sự chú ý đến các chính sách này. Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới có sẵn trong trang web:

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/0,,menuPK:584441~pagePK:64168427~piPK:64168435~theSitePK:584435,00.html.

3.4. Các chính sách an toàn của NHTG

Tám chính sách của Ngân hàng Thế giới đã được kích hoạt cho dự án. Đó là: Đánh giá môi trường tự nhiên (OP/BP 4.01), Khu vực sinh sống tự nhiên (OP/BP 4.04), Quản lý dịch hại (OP/BP 4.09), Tài nguyên Văn hóa vật thể (OP/BP 4.11), Người dân bản địa (OP/BP 4.10), Tái định cư không tự nguyện (OP/BP 4.12), An toàn Đập (OP/BP 4.37) và Dự án Đường thủy Quốc tế (OP/BP 7.50).

Theo Chính sách OP 4.01, việc đánh giá môi trường phải được thực hiện cho một tiểu dự án cụ thể sẽ phần lớn phụ thuộc loại tiểu dự án. Như đã đề cập ở trên, Chính sách hoạt động (OP) 4.01 của Ngân hàng thế giới xếp loại dự án thành ba loại chính (loại A, B và C), phụ thuộc vào loại, vị trí, độ nhạy và quy mô của dự án, và tính chất và mức độ của tác động tiềm ẩn. Xem xét rủi ro về môi trường và độ phức tạp liên quan đến số lượng lớn các tiểu dự án được thực hiện trên diện rộng, dự án đã được xếp là “loại A”.. Tuy nhiên, các tiểu dự án được tài trợ theo dự án có thể được phân loại là 'A' hoặc 'B' hoặc “C” tuỳ theo mức độ, phạm vi và tác động của tiểu dự án cụ thể.

Các hoạt động xây dựng của dự án sẽ chỉ được tiến hành trên vị trí công trình hiện có và dự kiến sẽ không không dẫn đến làm chuyển đổi hoặc suy thoái môi trường sống tự nhiên quan trọng hoặc bán quan trọng. Tuy nhiên, cần thiết phải xác định phạm vi, sàng lọc và đánh giá tác động tiềm tàng đến môi trường sống tự nhiên và xã hội như một phần của Đánh giá tác động môi trường và xã hội. Dự án sẽ không tài trợ cho việc mua bán các loại phân bón và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, do việc sửa chữa đập sẽ làm tăng diện tích nông nghiệp hưởng lợi, vì vậy sử dụng lượng phân bón và thuốc trừ sâu nhiều hơn trong các khu vực dự án. Dự án sẽ thúc đẩy việc áp dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và hướng dẫn áp dụng đã được đưa vào trong ESMF.

Do giai đoạn này chưa biết được vị trí chính xác của các tiểu dự án, nên có khả năng công trình sửa chữa và đường vào công trình có thể đi qua các khu vực có tài nguyên văn hóa vật thể.Do đó, sẽ phải đánh giá các tác động như một phần của sàng lọc/đánh giá môi trường của các tiểu dự án khác nhau. Ngoài ra, 'Thủ tục tìm kiếm-phát lộ” phù hợp với pháp luật địa phương về di sản sẽ được tiến hành để bảo đảm rằng các nguồn tài nguyên vật thể hoặc văn hóa sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện.

Dự án có thể can thiệp vào khu vực người dân bản địa sinh sống (địa điểm cụ thể của tiểu dự án sẽ được xác định trong quá trình thực hiện). Ngoài ra, dự án có thể phải thực hiện việc thu hồi đất và tái định cư. Như vậy, khung chính sách phát triển dân tộc thiểu số (EMPF), Khung chính sách tái định cư (RPF) bắt buộc phải thực hiện đối với dự án và sẽ được lập riêng.

Dự án cũng sẽ không tài trợ xây dựng bất kỳ đập mới nào hoặc các việc khôi phục, sửa chữa làm thay đổi đáng kể kết cấu đập. Chính sách an toàn đập cũng được kích hoạt vì dự án sẽ tài trợ khôi phục và nâng cao an toàn các đập hiện có bao gồm cả đập lớn (cao trên 15 mét). Do đó, cần phải bố trí một hoặc nhiều hơn chuyên gia đập độc lập để (a) kiểm tra và đánh giá tình trạng an toàn của các đập hiện có, các công trình phụ trợ, và lịch sử hoạt động của đập; (b) xem xét và đánh giá quy trình vận hành và bảo dưỡng của chủ đập; và (c) báo cáo bằng văn bản những phát hiện và khuyến nghị về công tác khắc phục hoặc các biện pháp liên quan đến án toàn cần thiết để nâng cấp đập hiện lên mức an toàn tiêu chuẩn. Chính sách và thực tiễn liên quan đến an toàn đập cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như các quy định của Hội đập lớn quốc tế (ICOLD) và khung pháp lý của Ngân hàng thế giới về an toàn đập. Các biện pháp này được thiết kế trong dự án, bao gồm cả việc thành lập Hội đồng đánh giá an toàn đập trong nước (NDSRP). Dự án cũng sẽ thành lập một Hội đồng chuyên gia an toàn đập (PoE) để tiến hành đánh giá độc lập các báo cáo an toàn đập và đề xuất các biện pháp giảm thiểu. PoE này sẽ làm việc chặt chẽ với NDSRP để đảm bảo tính toàn vẹn về mặt kỹ thuật của các can thiệp đầu tư..

Có sáu lưu vực sông xuyên biên giới trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia ven sông thượng nguồn duy nhất trong lưu vực sông Sê-san-Srepok - một nhánh của sông Cửu Long, thượng nguồn của Campuchia và lưu vực Bang Giang-Kỳ Cùng, thượng nguồn của Trung Quốc. Vì vậy, dự kiến ​​rằng một số đập sẽ nằm trong các lưu vực kể trên, và do đó chính sách Tuyến đường thủy quốc tế (OP/BP 7.50) được kích hoạt.

Các hướng dẫn của Hội NHTG (WBG) về các vấn đề môi trường, sức khỏe, an toàn (EHS), trong đó bao gồm các tiêu chuẩn về thông số môi trường (chất lượng không khí xung quanh, nước và chất lượng nước thải, độ ồn, quản lý chất thải), nguy cơ và phòng ngừa tai nạn, sức khỏe nghề nghiệp, cộng đồng và an toàn (trong thời gian vận hành và thời gian ngừng xây dựng) vv. Những hướng dẫn này sẽ được áp dụng trực tiếp cho các tiểu dự án được đề xuất. Như một quy luật chung, các hướng dẫn của WBG cần bổ sung các hướng dẫn và tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.. Trong trường hợp các hướng dẫn hay tiêu chuẩn Việt Nam khác với hướng dẫn WBG, dự án sẽ thực hiện theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn.

Dự án sẽ tuân theo chính sách tiếp cận thông tin của Ngân hàng Thế giới. Dự án thông tin công việc thực hiện đánh giá môi trường/xã hội và khung QLMTXH cho công chúng, bằng cách công bố các tài liệu trên trang thông tin của địa phương. Ngoài ra, các tài liệu in ra bằng tiếng Anh, tiếng Việt sẽ cung cấp cho Bộ NN & PTNT và Sở NN & PTNT các tỉnh có TDA



PHẦN IV:HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

4.1. Đặc điểm thủy văn và sinh thái hồ chứa Đập Làng và các kênh tiếp nhận

Nguồn chính cung cấp nước cho hồ Đập Làng là sông Rau, toàn bộ nước của sông Rau chảy toàn bộ vào Hồ. Sông Rau là một dòng suối nhỏ, có dòng chảy trung bình Q=0,195 (m3/s). Chiều dài đoạn thượng nguồn sông Rau chỉ 2,64 km. Diện tích lưu vực của sông Rau khoảng 6,0 km2 được bao quanh bởi các dãy núi có độ cao chuyển tiếp từ 500:1000m. Thảm thực vật bao phủ chủ yếu trên lưu vực là rừng tái sinh như keo, bạch đàn và một phần là rừng nguyên sinh. Thảm thực vật phía thượng lưu hồ chứa là rừng nguyên sinh và một phần diện tích được người dân canh tác. Thảm thực vật trên bờ chủ yếu là các loại cỏ mọc um tùm. Các cây lâu năm được trồng tại các sườn đồi. Dựa trên các cuộc khảo sát và tham vấn chính quyền, nhân dân địa phương Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho thấy tại sông Rau không có các loài động vật thủy sinh hay thực vật cần được bảo vệ hoặc trong danh mục cấm.

Hồ chứa nước Đập Làng lấy nước từ sông Rau với công suất là 410,000 m3 và chảy vào các kênh thủy lợi. Ngoài 410,000 m3 , phần nước thừa sẽ chảy qua xả tràn và trở lại sông Rau phía hạ lưu là chi lưu của sông Vệ. Chiều dài của đoạn hạ lưu sông Rau trước khi hợp với sông Vệ là 2,5 km. Tràn của hồ chứa Đập Làng là loại tràn tự do. Điều này có nghĩa khi hồ chứa đầy và các kênh thủy lợi đóng, nước chảy qua tràn và đi đến đoạn hạ lưu của con sông. Khi hồ không đầy sẽ không có nước chảy vào hạ lưu sông. Chúng có tác dụng làm thay đổi chế độ thủy văn của đoạn sông này. Điều này đã diễn ra khoảng 30 năm kể từ khi đập bắt đầu hoạt động. Bất kỳ thay đổi trong môi trường nước đều xảy ra trong những năm đầu tiên vận hành đập. Do đó hiện nay không còn tài liệu nào về đời sống thủy sinh của đoạn sông. Người dân địa phương không thể nhớ được sự hiện diện của các loài cá di cư nào vào sông Rau trước khi đập được xây dựng.

Hiện nay đoạn hạ lưu sông Rau thường xuyên bị khô hạn trong những tháng có lượng mưa thấp, thời gian vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Đỉnh lũ trung bình năm của hồ chứa ứng với tần suất lũ kiểm tra là 31,67m; lưu lượng ứng với tần suất này Q=118,35 m3/s chính là lưu lượng khi nước trản qua đập của hồ chứa. Dòng nước qua tràn dễ dàng chảy về phía sông Vệ do chênh lệch độ cao. Chế độ thủy văn này rõ ràng không tạo điều kiện cho những loài thủy sinh nhạy cảm sinh sống. Vì vậy, hiện nay hệ sinh thái của đoạn hạ lưu sông Rau không có giá trị về mặt kinh tế và mặt sinh học. Lưu vực sông Rau đoạn hạ lưu đập làng chủ yếu là các cây cỏ mọc trên bờ và cánh đồng lúa

Mặt khác hồ chứa đã cung cấp môi trường thủy sinh cho nhiều loài, trong đó có nhiều loài có giá trị thương mại cao. Các loài được tìm thấy trong hồ cũng như các kênh tiếp nhận bao gồm cá nước ngọt truyền thống như cá mè, cá trắm cỏ, cá rô phi và các động vật giáp xác như tôm, cua nhỏ.

Khi hồ vận hành, mực nước dao động từ DWL (+ 24m) để MWL (+ 29.19m). Mực nước sẽ luôn thấp ở những tháng đầu tiên của mùa lũ và hồ chứa sẽ đạt (+ 29.19m vào những tháng cuối mùa lũ. Trong suốt mùa khô, nước của hồ sẽ giảm dần tới DWL (+ 24m). Do đó, biên độ của mực nước trong năm sẽ dao động từ 5-7m. Mực nước cao MWL sẽ duy trì trong khoảng thời gian là 2-3 tháng. Trong những tháng mùa khô, dao động của mực nước trong hồ chứa là lớn hơn so với mực nước của các sông tự nhiên. So sánh với chế độ dòng chảy trước khi thực hiện công trình, mực nước sau khi thực hiện TDA sẽ ổn định. Không có các loài cá đặc hữu, quý hiếm, hoặc các loài trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Dựa trên kết quả phân tích mẫu trong hồ chứa, chất lượng nước hồ đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia giành cho mục đích thủy lợi (Mục 4.4)
4.2. Khí hậu và khí tượng

Khu vực công trình thuộc xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh QuảngNgãi là một tỉnh thuộc trung Trung Bộ nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa.. Các tài liệu về khí hậu, khí tượng, thủy văn vùng dự án được lấy từ hai trạm An Chỉ và Quảng Ngãi là các trạm khí tượng gần khu vực công trình nhất. Đặc trưng khí hậu vùng dự án như sau:



  • Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm T = 25,7oC nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 với T=41,4oC. Nhiệt độ thấp nhất: T = 12oC th­ường xảy ra vào các tháng 12, 1.

  • Độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao vào mùa đông và thấp vào mùa hạ. Độ ẩm cực đại thường xảy ra vào tháng XI và XII, độ ẩm thấp nhất xảy ra tháng VII, VIII. Độ ẩm trung bình nhiều năm U=85,3% và độ ẩm thấp nhất Umin = 34%.

  • Số giờ nắng: Số giờ nắng khu vực công trình thuộc diện trung bình cao của khu vực, tổng số giờ nắng hàng năm vùng đồng bằng đạt trung bình khoảng 2300 giờ. Vùng miền núi và trung du đạt trung bình khoảng 2000 giờ.

  • Gió: Hàng năm phân biệt được hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Hướng gió thay đổi thường xuyên theo mùa. Tại Quảng Ngãi từ tháng IX đến tháng III năm sau hướng gió chủ yếu là Bắc đến Tây Bắc, từ tháng IV đến tháng VIII là Đông đến Đông Nam. Tốc độ gió thay đổi theo vùng, vùng đồng bằng thường đạt 1÷1,5m/s, vùng miền núi đạt 1÷1,2m/s, vùng ven biển đạt 4,5m/s.

  • Bốc hơi: Lượng bốc hơi mặt nước trung bình hàng năm Zpa = 1256 mm, Lượng bốc hơi lưu vực trung bình hàng năm: Zlv = 1000 mm, Bốc hơi tăng thêm Ztt = 256 mm.

  • Mưa năm: Mùa mưa tập trung vào bốn tháng cuối năm, từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Mùa khô kéo dài và gần trùng với sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt. Mùa mưa tập trung trong bốn tháng cuối năm, lượng mưa chiếm 70%-80% tổng lượng mưa năm. Mùa mưa trùng với mùa hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc. Khi có sự tổ hợp của các loại hình thái thời tiết thường gây mưa với cuồng độ lớn, gây lũ trên diện rộng, phá hoại mùa màng và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sinh hoạt của nhân dân khu vực.

Kết quả phân tích thống kê lượng mưa năm (tính đến năm 2013) tại trạm An Chỉ theo bảng sau:

Bảng 4-1: Mưa năm theo tần suất



Xo

(mm)

Cvx

Cs

P%

25%

50%

75%

85%

2.566,7

0.27

0.81

2.968

2.475

2.065

1.876

- Đặc điểm mạng lưới sông suối:

Mật độ mạng lưới sông ngòi trong lưu vực tương đối nhỏ (D=1,34km/km2), các suối trong khu vực thường có dòng chảy lớn về mùa mưa và rất ít nước về mùa khô. Đặc biệt những suối nhỏ có khi không có dòng chảy mặt. Lòng suối nông và dốc, dòng chảy có tốc độ lớn về mùa lũ dễ gây hiện tượng sạt lở núi và cuốn trôi tất cả các vật cản trên đường đi.
4.3. Địa hình và địa chất

Địa hình:

Địa hình khu vực công trình là địa hình đồi núi trung du của huyện Nghĩa Hành với độ cao chuyển tiếp từ 100÷1000m.

Khu vực công trình thuộc vùng lưu vực sông Rau được bao quanh dãy núi có cao độ chuyển tiếp từ 500÷100m. Thảm thực vật che phủ trên lưu vực chủ yếu là rừng tái sinh như keo, bạch đàn và một phần rừng nguyên sinh. Lòng hồ mở rộng ở thượng lưu và thắt nhỏ tại cụm đầu mối đập đất; lòng hồ tạo thành bởi các dãy núi bao quanh lưu vực phía tây. Cao độ đáy lòng hồ biến động từ 18,50m đến 28,50m. Bề rộng lòng hồ trung bình 200 đến 400m, chiều dài lòng hồ trung bình 500m.

Khu tưới nằm về hạ lưu đập, dọc hai bên bờ sông Rau và một phần bờ tả trải dài lên hướng bắc giáp suối Sậy; khu tưới trải dài từ chân núi ra đến bờ sông Vệ, có diện tích đến hàng trăm ha. Tổng thể khu tưới dự án tương đối rộng và bằng phẳng. Hướng dốc địa hình thay đổi cao ở phía tây và thấp dần về phía đông. Hướng địa hình thuận lợi cho việc bố trí hệ thống kênh tưới chính cho toàn dự án. Tuy nhiên khu tưới bị chia cắt mạnh bởi hệ thống đường giao thông, sông suối, khe lạch, làng mạc nên phải bố trí nhiều công trình như cống qua đường, cầu máng, xi phông trên hệ thống kênh tưới. Đặc biệt khu tưới bờ tả phân bố khá rộng và không tập trung, khó bố trí hệ thống kênh tưới tự chảy.

Địa chất

Căn cứ vào kết quả thăm dò, lấy mẫu đất nền thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý. Địa tầng, tính chất cơ lý các lớp đất nền của công trình cụm đầu mối, từ trên xuống sau đây:



Lớp 1: Đất đắp đập cũ: Cát bụi xen lẫn dăm mảnh phong hóa, dẻo trung bình (SICMC-G) màu nâu nâu đỏ - tím gan gà. Thành phần chủ yếu cát bụi sét và một số dăm mảnh phong hóa mềm bở. Ở điều kiện tự nhiên, đất ẩm - bão hòa hơi nước, độ ẩm và trạng thái thay đổi theo chiều sâu từ nửa cứng – dẻo cứng, thấm vừa – yếu k=4,6*10-5 cm/s. Lớp phân bố dọc theo thân đập cũ, bề dày khoan qua 12,0m.

Lớp 2: Cát bụi xen lẫn sỏi, dẻo thấp (SIMC – G) màu nâu vàng. Thành phần chủ yếu là cát, bụi, sét và ít sỏi thạch anh. Ở điều kiện thiên nhiên, đất bão hòa hơi nước, trạng thái dẻo cứng, thấm yếu k=3,7*10-5 cm/s. Nguồn gốc bồi tích – tích tụ lòng suối aQ23. Lớp phân bố rộng trong phạm vi lòng suối và nền đập đất cũ, bề dày trung bình là 1,0m.

Lớp 3: Hỗn hợp cuội sỏi chứa cát ngấm hữu cơ (CoGS – O) màu xám xanh – xám sẫm. Thành phần chủ yếu là cuội sỏi, cát hạt thô và ít hòn lăn tròn cạnh kích thước nhỏ từ 0,1m đến 0,15m phân bố không đều trong tầng. Ở điều kiện thiên nhiên, đất bão hòa nước, kết cấu chặt vừa, thấm rất mạnh k=8,3*10-2cm/s. Nguồn gốc bồi tích – tích tụ lòng suối aQ23.Lớp phân bố dọc lòng, thềm suối nền tuyến đập, bề dày thay đổi tại tuyến đập 3,0m và đuôi tràn 3,9m.

Lớp 4: Cát bụi xen lẫn dăm mảnh phong hóa, dẻo thấp (SLMC-G) màu nâu đỏ đốm nâu vàng. Thành phần chủ yếu là cát, bụi, sét và dăm mảnh phong hóa mềm bở. Ở điều kiện thiên nhiên, đất bão hòa nước, trạng thái dẻo cứng, thấm vừa k=5,6*10-5cm/s. Nguồn gốc sườn tàn tích aQ23.Lớp phân bố chủ yếu trên bề mặt sườn đồi (vai đập, ngưỡng tràn), bề dày 4,2m.

Lớp 5: Đới phong hóa hoàn toàn (C.W) hầu hết đá biến thành đất dạng cát bụi sét xen lẫn dăm sỏi, dẻo thấp (SLMC-G) màu nâu nâu đỏ- tím gan gà. Trạng thái dẻo mềm, thấm vừa k=7,2*10-5cm/s.Lớp phân bố phổ biến trong khu vực (nền đập và vai hữu đập), bề dày 3,8m.

Lớp 6: Đới phong hóa mạnh (H.W) đá bị biến màu, thành đất dạng cát bụi sét lẫn dăm sỏi, dẻo thấp (SLMC-G), mức độ phong hóa không đều, đôi chỗ còn sót lại một số dăm cục bở hoặc hơi cứng. Nhưng còn giữ nguyên kiến trúc cấu tạo của đá mẹ, thấm vừa k=2,6*10-4cm/s.Lớp phân bố phổ biến trong khu vực, bề dày lớn chưa xác định, do chiều sâu thăm dò còn hạn chế.

Lớp 7: Đá phiến thạch anh biotit phong hóa vừa (M.W) đá bị biến màu, đá cứng, nứt nẻ mạnh, màu xám xanh – xanh đen. Cấu trúc của đá nguyên thủy hoàn chỉnh, các khe nứt phát triển đa phương, có độ dốc từ 100 – 200 và 400. Đá giòn thường các khe nứt dễ bị tách rời, các khe nứt hở thường từ vài mm đến 3mm bị lấp nhét bởi các oxyt sắt và cát sét.

- Tiềm ẩn rủi ro chủ yếu trong khu vực dự án là sạt lở và xói mòn đất.

4.4. Môi trường nước

- Nước mặt

Hồ chứa nước đập Làng có dung tích khoảng 413.357 m3 nước theo quy hoạch ban đầu tưới cho khoảng 100 ha đất canh tác tuy nhiên chỉ đủ tưới cho 60 ha lúa trong vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu thường không đủ nước. Trong vùng dự án qua điều tra – đánh giá hiện trạng thủy lợi có tổng cộng 3 công trình thủy lợi đang tưới cho một phần khu tưới. Do nguồn nước ít, kênh tưới chủ yếu là đất nên tình trạng khô hạn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt về mùa khô tất cả các đập đều không có nước. Hiện tại đập, kênh và diện tích tưới được trình bày trong bảng 4-2:



Bảng 4-2:Bảng kê hiện trạng các công trình thủy lợi vùng dự án

TT

Tên đập

Diện tích tưới (ha)

Hình thức

Hiện trạng tưới

1

Đập Làng

60

Đập đất

Thiếu nước 2 vụ

2

Đập Đồng Cau

Thuộc Đập Làng

Đập bê tông




3

Trạm bơm thôn Tân Hòa

5

Trạm bơm 1 máy

Kênh tưới quá thấp







65







Bảng 4-3: Diện tích thực tưới của toàn xã và khu hưởng lợi vùng TDA

Cơ cấu cây trồng

Lúa Đông Xuân

Lúa Hè Thu

Màu

D.tích (ha)

Năng suất (Tấn/ha)

D.tích (ha)

Năng suất (Tấn/ha)

D.tích (ha)

Năng suất (Tấn/ha)

Toàn xã

185

62

160

62

220

7,0

Khu hưởng lợi

52

62

40

62

30

7,0


tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương