Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


Tuyến đường vận chuyển từ vị trí công trình đến mỏ vật liệu: Khoảng cách từ các mỏ đến vị trí đập từ 0.5-1km, do xã Hành Tín Tây quản lý, không có hộ gia đình nào hoặc các công trình công cộng nào tro



tải về 2.09 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Tuyến đường vận chuyển từ vị trí công trình đến mỏ vật liệu: Khoảng cách từ các mỏ đến vị trí đập từ 0.5-1km, do xã Hành Tín Tây quản lý, không có hộ gia đình nào hoặc các công trình công cộng nào trong khu vực này.

Tuyến đường vận chuyển từ công trường đến bãi thải: Khoảng cách từ 2 bãi thải đến vị trí công trường chưa đến 100m, người dân địa phương đang trồng Keo. Không có hộ dân nào sống tại khu vực này.

Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông khá tốt. Các tuyến đường chính là tuyến đường liên tỉnh, 624b, nối thành phố Quảng Ngãi với các huyện lân cận. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông chủ yếu là bê tông và đã đạt tiêu chí của chương trình Nông thôn mới.

.


2.7. Danh sách các thiết bị được huy động

Bảng 2-4 cho thấy các thiết bị và máy móc được sử dụng trong quá trình xây dựng và các yêu cầu chất cho các thiết bị. Tất cả các phương tiện đi lại đều phải có "Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường"phù hợp theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT; nhằm tránh gây tiếng ồn quá mức do máy móc không được bảo dưỡng phù hợp.



  • Giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn an toàn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường áp dụng cho xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ (22 TCN 278 – 01)

  • Giấy chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường áp dụng cho xe có động cơ (22 TCN 224-01)


Bảng 2-4: Danh mục tên các loại máy móc sử dụng

TT

Chủng loại

Số lượng

Tổng

1

Cần trục bánh hơi 6T

1

2

Cần trục ô tô 10T

1

3

Cần trục ô tô 25T

1

4

Đầm bàn 1kW

2

5

Đầm dùi 1,5kW

2

6

Đầm cóc

1

7

Máy cắt gạch đá 1,7kW

1

8

Máy cắt tôn 15kW

1

9

Máy cắt uốn cắt thép 5KW

1

10

Máy cắt uốn cốt thép 5,0kW

1

11

Máy khoan 2,5kW

1

12

Máy khoan 4,5kW

1

13

Máy lốc tôn 5kW

1

14

Máy mài 2,7kW

1

15

Máy đào 1,25 m3

3

16

Máy đầm bánh hơi tự hành 16T

2

17

Máy đầm bánh hơi tự hành 9T

2

18

Máy hàn 23kW

2

19

Máy trộn bê tông 250l

2

20

Máy trộn bê tông 500l

1

21

Máy trộn vữa 80l

1

22

Máy ủi 108CV

2

23

Máy ủi 180CV

1

24

Ô tô tự đổ 7 tấn

8

25

Máy vận thăng 0.8T

1

26

Pa lăng xích 5T

1

27

Tời điện 5T

1


2.8. Tiến độ thực hiện

Đợt 1: Từ 01/02/2016 đến 01/05/2016 (trước lũ tiểu mãn)

Công việc:


  • Đào móng đập bờ tả, đắp đến cao trình 26.50m, đồng thời đào móng tràn xả lũ và cống lấy nước thi công bê tông thân cống lấy nước.

  • Phần đất đào móng đập không sử dụng được để ra ngoài bãi thải (khi thải ra bãi thải cần chừa rãnh để thoát nước).

  • Thi công nhà quản lý.

  • Thi công tràn xả lũ.

  • Hoàn thiện cống lấy nước.

Dẫn dòng:

  • Tận dụng đất đào chân khay đập để đắp đê khay

  • Đặt ống buy D80 cm qua đê quay, dẫn dòng thi công qua 1 bên mương dẫn đào bên cạnh móng cống lấy nước cũ.

Đợt 2: Từ 20/5/năm 1 đến 15/9/năm 1 (sau lũ tiểu mãn)

Công việc:



  • Đào móng chân khay đập phần còn lại.

  • Đào đất vật thoát nước và đào đất mở mái thi công.

  • Làm vật thoát nước

  • Gia cố mái thượng lưu và đắp đập đến cao trình 32,26m

  • Thi công tường chắn sóng đập

  • Trồng cỏ mái hạ lưu, rãnh thoát nước và vật thoát nước.

  • Đường thi công sử dụng lâu dài.

  • Hoàn thiện công trình và bàn giao.

  • Các kênh dẫn dòng sau khi thi công đúng mặt cắt thiết kế được trải bạt nilong trong lòng kênh.

Dẫn dòng:

  • Dẫn dòng thi công qua cống mới làm

  • Kênh dẫn dòng sau khi kết thúc nhiệm vụ dẫn dòng phải bóc lớp đất mặt tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy. Đất đắp trả kênh dẫn dòng sử dụng đất đắp đập và được thi công theo đúng quy trình thi công đập đất. Do kênh dẫn dòng nhỏ cần sử dụng đầm cóc đầm thủ công đạt dung trọng thiết kế.

2.9 Tổ chức và tiến độ thi công

Thời gian thi công: Thi công và hoàn thành trong thời gian 1 năm.

Tiến độ thi công: Tháng I – Tháng IX.

Để đẩy nhanh tiến độ thi công TVTK kiến nghị phân chia thành các gói thầu xây lắp theo các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo thi công đúng tiến độ, mặt khác Chủ đầu tư cần chọn các nhà thầu có đủ năng lực để thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

Bảng 2-5: Thời gian thi công công trình


TT

Các hạng mục công trình

Thời gian thi công (mấy tháng)

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

1

Đập đất+ cống lấy nước

6,5

15/2

30/8

2

Tràn xả lũ

6,5

15/2

30/8


PHẦN iii: KHUNG CHÍNH SÁCH, THỂ CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH

3.1. Luật, chính sách về bảo vệ môi trường, xã hội của Việt Nam

Chương này cung cấp bản tóm tắt của các chính sách môi trường và xã hội có liên quan của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Phụ lục I bao gồm các mô tả chi tiết và thảo luận.



3.1.1. Môi trường

Luật Bảo vệ Môi trường (số 55/2014/QH13) ngày 23 tháng 6 năm 2014 và Nghị định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường (số 18/2015/NĐ-CP) ngày 14 tháng 2 năm 2015 là khung pháp lý quan trọng để quản lý môi trường ở Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) cung cấp các quy định pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường; biện pháp và nguồn lực được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường; quyền, quyền hạn, nhiệm vụ và nghĩa vụ của cơ quan quản lý, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường áp dụng đối với cơ quan quản lý, các cơ quan công cộng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Luật Bảo vệ môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Theo Điều 10, Chương II của Luật BVMT, các trách nhiệm chuẩn bị quy hoạch bảo vệ môi trường như sau:

1) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập quy hoạch cấp quốc gia về bảo vệ môi trường.

2) Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chịu trách nhiệm xây dựng quy trình hoặc chuẩn bị các kế hoạch địa phương về bảo vệ môi trường.

Hơn nữa, pháp luật cũng chỉ ra việc tham vấn, kiểm tra và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường (Điều 11, Chương II) cũng như danh sách các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường trong phụ lục I và II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ:

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham vấn ý kiến ​​với các Bộ, cơ quan quản lý và Ủy ban nhân dân các tỉnh bằng văn bản và giữ một tham vấn chính thức với cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan trong việc chuẩn bị quy hoạch cấp quốc gia về bảo vệ môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham vấn ý kiến ​​với các sở, cơ quan quản lý và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) bằng văn bản và giữ một tham vấn chính thức với cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan trong quá trình chuẩn bị của quy hoạch cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường.

Kiểm tra và phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường được yêu cầu như sau:



  • Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng kiểm tra liên ngành và chuẩn bị quy hoạch cấp quốc gia về bảo vệ môi trường để trình Thủ tướng Chính phủ với mục đích tìm kiếm sự chấp thuận cho kế hoạch đó.

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt các báo cáo về quy hoạch cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường sau khi được tư vấn bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ có trách nhiệm thành lập hội đồng hoặc lựa chọn các tổ chức dịch vụ để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trong phạm vi thẩm quyền quyết định và phê duyệt, trừ các dự án liên ngành, liên tỉnh.

  • Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập hội đồng hoặc tổ chức lựa chọn các tổ chức dịch vụ để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án diễn ra trong phạm vi tỉnh và thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

  • Cơ quan quản lý: Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Tại điều 3 Chương II của Luật BVMT mô tả các yêu cầu đối với đánh giá tác động môi trường. Các chủ dự án thuộc quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình, hoặc thuê tổ chức tư vấn để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm theo luật định cho kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị của dự án. Kết quả thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường được thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chi phí phát sinh từ việc xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án và do chủ dự án chịu trách nhiệm.

Theo Điều 21 của Luật BVMT, tham vấn trong quá trình đánh giá tác động môi trường là nhằm mục đích hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nó nhấn mạnh rằng việc tham vấn giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và con người và đảm bảo sự phát triển bền vững của dự án. Chủ dự án có nghĩa vụ phải tham vấn ý kiến ​​đối với các cơ quan quản lý, tổ chức và cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án.

Điều 22 của Luật BVMT miêu tả phạm vi của báo cáo ĐTM, bao gồm: (i) nguồn gốc xuất của dự án, chủ dự án, và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, phương pháp đánh giá tác động môi trường; (ii) đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án mà có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường; (iii) đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận, và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án; (iv) đánh giá và dự báo các nguồn phát thải, và các tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; (v) đánh giá, dự báo và xác định các biện pháp quản lý rủi ro của dự án gây ra cho môi trường và sức khỏe cộng đồng; (vi) các biện pháp xử lý chất thải; (vii) các biện pháp để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; (viii) Kết quả tham vấn; (ix) Chương trình quản lý và giám sát môi trường; (x) dự toán ngân sách cho việc xây dựng công trình bảo vệ môi trường và các biện pháp được thực hiện để giảm thiểu các tác động môi trường; và (xi) Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Các Điều 23 của Luật BVMT xác định thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau: (a) Các dự án thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; (b) Các dự án liên ngành, liên tỉnh quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 18 của Luật này, trừ dự án thuộc bí mật Quốc phòng, An ninh; và (c) Các dự án do Chính phủ giao thẩm định. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật Quốc phòng, An Ninh. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 26 của Luật BVMT mô tả trách nhiệm của chủ đầu tư sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Bao gồm – Điều 1: thực hiện các yêu cầu quy định trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường. Điều 2: trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo tác động môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật này, các chủ dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 27 của Luật BVMT quy định trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành. Bao gồm - Khoản 1: áp dụng các biện pháp để bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường; và khoản 2: thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Các dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Các Điều 28 của Luật BVMT quy định trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bao gồm - Khoản 1: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khoản 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Điều 13 của Nghị định (số 18/2015/NĐ-CP) quy định điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường. Khoản 1: Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện dưới đây: a) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên; c) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực. Khoản 2: Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành và Khoản 3: Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, các điều khoản sau đây là quan trọng và vì đây là tương đối mới, các chi tiết đã được quy định trong Phụ lục.

Điều 14: Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đối với các quy mô của báo cáo đánh giá tác động môi trường và thời gian thẩm định.

Điều 15: Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 16: Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

Điều17: Kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Điều 21: Chế độ báo cáo.



3.1.2. Khung chính sách về an toàn đập

Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 07/05/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập đã quy định rõ việc xây dựng, quản lý và đảm bảo an toàn đập. Theo nghị định này, đập lớn là đập có chiều cao lớn hơn 15m hoặc tạo ra hồ chứa có dung tích lớn hơn 3.000.000m3. Đập nhỏ là đập có chiều cao thấp hơn 15m. Đập nhỏ là đập với chiều cao tính từ mặt sàn tầng trên cùng của các đập nhỏ hơn 15 mét. Chủ sở hữu đập là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác các lợi ích của hồ chứa nước hoặc được giao quản lý, vận hành và khai thác hồ chứa nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập trong khu vực.

Trong chương 4 của Nghị định số 18/2015 / NĐ-CP ngày 14/02/2015, từ Điều 12 đến Điều 17 đã quy định trong việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, việc thực hiện các dự án và các các biện pháp giảm nhẹ được thiết kế để bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án chính thức hoạt động. Trong Điều 12 của Nghị định này cũng liên quan đến quy trình đánh giá tác động môi trường để thực hiện dự án, chủ dự án phải tổ chức cuộc họp để tham vấn ý kiến cộng đồng, chẳng hạn như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân cấp xã), bị ảnh hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) hoặc các Uỷ ban nhân dân trong phạm vi thực hiện dự án, phân tích các ý kiến ​​phản hồi, ý kiến ​​thu được từ các nhóm bị ảnh hưởng, và xem xét các tác động lợi ích hay bất lợi của dự án đến cộng đồng và để đề xuất các biện pháp giảm thiểu để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, cộng đồng. Theo phụ lục số 2 của Nghị định, dự án phải thực hiện EIA nếu dung tích hồ chứa lớn hơn hoặc bằng 100.000m3. Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, tất cả các tiểu dự án được đề xuất trong dự án DRSIP phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT).

3.1.3. Về việc thu hồi đất

Khuôn khổ pháp lý của Chính phủ Việt Nam: Các khuôn khổ pháp lý liên quan đến thu hồi đất, bồi thường và tái định cư có được dựa trên Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi), và các nghị định / hướng dẫn có liên quan khác. Các văn bản pháp luật chủ yếu áp dụng bao gồm:



  • Hiến pháp Việt Nam năm 2013;

  • Luật Đất đai 45/2013/QH13 đã được áp dụng từ 1 tháng 7 năm 2014;

  • Nghị định số 43/2014 /NĐ-CP ngày 15 Tháng 5 năm 2014 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

  • Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về phương pháp xác định giá đất; khung giá đất được điều chỉnh, bảng giá đất; định giá giá đất cụ thể và các hoạt động tư vấn về giá đất;

  • Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của Nhà nước;

  • Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới;

  • Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

  • Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

  • Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

  • Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014, quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

  • Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

  • Quyết định số 52/2012 / QĐ-TTg, ngày 16 Tháng Mười Một 2012, về các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã được Nhà nước thu hồi;

  • Các văn bản liên quan khác.

Các Luật, Nghị định và các quy định liên quan đến quản lý đất đai, thu hồi đất và tái định cư gồm Luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 quy định các hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân đầu tư vào các công trình xây dựng dân dụng và các hoạt động xây dựng; Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thay thế Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày tháng Hai, 06 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 12 tháng 2 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng và thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng quỹ Hỗ trợ phát triển (ODA), và Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật hôn nhân và gia đình, quy định rằng tất cả các văn bản đăng ký tài sản gia đình và quyền sử dụng đất phải ghi tên của cả vợ và chồng; Quyết định của các tỉnh dự án liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh cũng sẽ được áp dụng cho mỗi tỉnh dự án có liên quan.

3.1.4. Người dân tộc bản địa, dân tộc thiểu số

Việt Nam có một số lượng lớn các chính sách và các chương trình được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số. Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến phúc lợi của các nhóm dân tộc thiểu số. Có một cơ quan chính phủ ngang Bộ là Ủy ban Dân tộc và Miền núi (UBDT) phụ trách các chức năng quản lý người dân tộc thiểu số và miền núi. Hồ sơ quốc gia của Việt Nam được xuất bản bởi các Nhóm công tác quốc tế về các vấn đề bản địa (IWGIA) chỉ ra rằng:

"Người bản địa là công dân đầy đủ của nhà nước Việt Nam và hưởng các quyền hiến pháp bảo đảm với các ngôn ngữ và truyền thống văn hóa .... Ở cấp độ lập pháp, “Hội đồng Dân tộc” có nhiệm vụ tham mưu cho Quốc hội về vấn đề dân tộc thiểu số, giám sát và kiểm soát việc thực hiện các chính sách dân tộc thiểu số của Chính phủ và các chương trình phát triển ở các vùng dân tộc thiểu số".

Tài liệu này cũng báo cáo rằng từ những năm 1960, một số chính sách và các chương trình đã được thiết kế đặc biệt cho các dân tộc thiểu số, nhưng chủ yếu là nhằm mục đích đưa họ vào xã hội chứ không phải là cho phép họ tăng cường các thể chế của họ. Về vấn đề đất đai, báo cáo có nêu: "điều quan trọng là pháp luật hiện nay tại Việt Nam cho phép để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng, và trong năm 2004, Quốc hội đã thông qua một luật đất đai mới, phù hợp nhất cho người dân bản địa, hiện nay bao gồm các loại "đất công". Bằng việc giới thiệu các khái niệm về đất công, luật mới quy định về khả năng của cộng đồng để xin giấy chứng nhận đối với đất công.




tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương