Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 110.74 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích110.74 Kb.
#23170


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH PHÚ YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Số: 569/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 05 tháng 5 năm 2010


QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Phú Yên đến năm 2012



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;

Chỉ thị số 02/2007/CT-BCT ngày 14/11/2007 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 24/TTr-SCT ngày 16 tháng 4 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Phú Yên đến năm 2012 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung.

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công ở nông thôn theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh; từng bước xây dựng, hình thành các doanh nghiệp hạt nhân thúc để đẩy công nghiệp nông thôn phát triển ổn định, bền vững.

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển công nghiệp nông thôn gắn với bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ.

Phấn đấu đến năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nông thôn đạt 4.900 tỷ đồng chiếm 76,8 % trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nông thôn đạt 16,8%/năm. Tham gia giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình là:

- Chú trọng hỗ trợ phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản phục vụ xuất khẩu góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

- Phát huy các tiềm năng lợi thế của địa phương, huy động kịp thời các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thực hiện tốt các dịch vụ khuyến công để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

- Phục hồi, phát triển các làng nghề đã được quy hoạch, từng bước nâng cao giá trị và tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm của làng nghề.

- Du nhập, hình thành và phát triển một số ngành nghề mới trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm cho người lao động trong khu vực nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương”, góp phần ổn định xã hội.

- Hình thành và phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt; khuyến khích thu hút các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

- Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, cung cấp các thông tin liên quan, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.



II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi.

Chương trình này bao gồm các hoạt động khuyến công được quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ, do Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện để hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn với các ngành nghề theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ.

2. Đối tượng.

a) Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại các huyện, thị xã, thị trấn và xã (gọi là cơ sở công nghiệp nông thôn), bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

b) Các tổ chức dịch vụ khuyến công, gồm: Trung tâm Khuyến công, cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ; doanh nghiệp có hoạt động tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.



III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề.

1.1. Mục tiêu:

- Đào tạo nghề cho 2.800 lao động; nâng cao tay nghề cho 250 lao động; đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân cho 60 người.

- Du nhập, phát triển 1 - 2 nghề mới.

1.2. Nội dung:

- Điều tra, khảo sát nhu cầu thực tế về đào tạo nghề của các cơ sở công nghiệp nông thôn, các địa phương để lập kế hoạch đào tạo nghề hàng năm.

- Tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề mới (chủ yếu là đào tạo tại chỗ), ngắn hạn (dưới 1 năm), gắn với các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân để làm nòng cốt hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề của địa phương.

2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.

2.1. Mục tiêu:

- Tập huấn cán bộ khuyến công; đào tạo khởi sự doanh nghiệp, tăng cường khả năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cho 700 lượt người.

- Tổ chức tập huấn kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP) cho 50 hộ làm nghề tại các làng nghề nước mắm.

- Tư vấn, hỗ trợ thành lập 20 doanh nghiệp.

2.2. Nội dung:

- Đào tạo cán bộ của các tổ chức dịch vụ khuyến công để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn.

- Đào tạo, tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp nông thôn.

- Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới, xúc tiến thương mại và các chủ đề khác liên quan cho cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khóa học, hội thảo; tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

- Tư vấn hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp mới thành lập.

3. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

3.1. Mục tiêu:

- Thực hiện 5 mô hình trình diễn kỹ thuật.

- Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới ít nhất là 02 cơ sở.

3.2. Nội dung:

- Tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới cần hỗ trợ đầu tư để phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao.

- Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp nhằm khuyến khích hiện đại hóa công nghệ truyền thống, đặc biệt sản phẩm làng nghề gắn với du lịch; các mô hình trình diễn sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất, sửa chữa máy nông, lâm, ngư nghiệp, sản phẩm cơ khí tiêu dùng và chế biến nông, lâm, thủy sản; mô hình chế biến nguyên liệu có quy mô nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến;

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường nhằm sử dụng hợp lý có hiệu quả sức lao động và góp phần cải thiện môi trường trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

4. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

4.1. Mục tiêu:

- Tạo dựng được thương hiệu cho một số sản phẩm sản xuất tại tỉnh, có chất lượng tốt, mẫu mã, bao bì đẹp đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thông qua việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn từ cấp xã đến cấp quốc gia.

- Hỗ trợ cho khoảng 160 cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ triển lãm.

- Tổ chức và hỗ trợ cho 20 cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường nước ngoài.

4.2. Nội dung:

- Tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh phù hợp với các tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến công nghệ, mẫu mã, bao bì đóng gói, mở rộng thị trường để tạo ra những sản phẩm đạt được cấp cao hơn.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hội chợ triển lãm, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Tạo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở xây dựng, đăng ký thương hiệu và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

5. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin.

5.1. Mục tiêu:

- Tư vấn lập dự án đầu tư cho 15 doanh nghiệp.

- Kịp thời tuyên truyền, giới thiệu các cơ chế chính sách của nhà nước, các thông tin liên quan đến các cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tư vấn khuyến công từ cấp tỉnh đến cấp xã.

5.2. Nội dung:

- Hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư, marketing, quản lý sản xuất tài chính - kế toán - nhân lực, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói, đất đai, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm công tác tư vấn khuyến công với các hình thức tư vấn trực tiếp; tư vấn qua mạng Internet, tờ tin khuyến công và các hình thức truyền thông khác.

- Xây dựng trang thông tin điện tử của Trung tâm Khuyến công tỉnh để kết nối thông tin với cơ quan Khuyến công Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước, khuyến công của các huyện, xã và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng, thực hiện các chương trình khuyến công phát trên đài truyền hình, truyền thanh, phát hành các ấn phẩm về hoạt động khuyến công tỉnh.

6. Chương trình hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp.

6.1. Mục tiêu:

- Xây dựng mô hình liên kết cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề với các doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư kết cấu hạ tầng cho 2 cụm công nghiệp.

6.2. Nội dung:

- Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các làng nghề với các doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề.

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp tại các địa bàn khó khăn, chậm phát triển hoặc đang có nhu cầu thu hút đầu tư theo định hướng của tỉnh.

7. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện.

7.1. Mục tiêu:

Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh.

7.2. Nội dung:

- Kiện toàn tổ chức hoạt động khuyến công: củng cố Trung tâm Khuyến công tỉnh về biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, cộng tác viên theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm xây dựng và quản lý thực hiện tốt các đề án khuyến công.

- Xây dựng hệ thống mạng lưới khuyến công cấp huyện, xã; xây dựng mạng lưới cộng tác viên khuyến công, thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân… tham gia tư vấn các lĩnh vực hoạt động khuyến công phù hợp với yêu cầu của địa phương.

- Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản có liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công.

- Xây dựng quy chế hợp tác, phối hợp trong hoạt động khuyến công giữa cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị thực hiện, các tổ chức kinh tế có liên quan tạo sự nhất quán trong triển khai thực hiện chương trình khuyến công ở địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn hoạt động khuyến công để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công từ tỉnh đến cơ sở.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.

Kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách nhà nước Trung ương và của tỉnh dành cho các hoạt động khuyến công do Sở Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện. Hàng năm, căn cứ vào chương trình, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện trình Bộ Công Thương (đối với kinh phí khuyến công quốc gia), trình Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với kinh phí khuyến công địa phương) để bố trí kinh phí thực hiện Chương trình theo khả năng cân đối ngân sách tỉnh và các quy định hiện hành.

2. Dự toán kinh phí thực hiện.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công từ năm 2010-2012 của tỉnh dự kiến là 48.082 triệu đồng; trong đó:

- Từ nguồn ngân sách quốc gia (khuyến công quốc gia) hỗ trợ cho Chương trình khuyến công của tỉnh là 7.090 triệu đồng.

- Từ nguồn ngân sách địa phương: 3.127 triệu đồng.

- Các đơn vị thụ hưởng đóng góp: 37.865 triệu đồng.



Cụ thể, phân theo từng năm và theo nguồn kinh phí như sau:


STT

Chương trình

Kinh phí thực hiện

(Triệu đồng)

2010

2011

2012

Tổng cộng

1

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

1.725

1.635

1.197

4.557

 

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia

750

540

420

1.710

 

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

80

255

257

592

 

Nguồn đóng góp từ đơn vị thụ hưởng

895

840

520

2.255

2

Chương trình nâng cao năng lực quản lý

540

200

250

990

 

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia

230

130

150

510

 

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

60

70

100

230

 

Nguồn đóng góp từ đơn vị thụ hưởng

250

-

-

250

3

Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ KHKT

32.540

610

250

33.400

 

Nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia

700

-

50

750

 

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

5

250

70

325

 

Nguồn đóng góp từ đơn vị thụ hưởng

31.835

360

130

32.325

4

Chương trình phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

320

3.100

150

3.570

 

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia

-

700

50

750

 

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

170

1.200

50

1.420

 

Nguồn đóng góp từ đơn vị thụ hưởng

150

1.200

50

1.400

5

Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin

211

680

800

1.690

 

Nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia

50

420

150

620

 

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

151

160

150

460

 

Nguồn đóng góp từ đơn vị thụ hưởng

10

100

500

610

6

Chương trình hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển cụm công nghiệp

75

350

3.350

3.775

 

Nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia

-

350

2.350

2.700

 

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

50

-

-

50

 

Nguồn đóng góp từ đơn vị thụ hưởng

25

-

1.000

1.025

7

Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện

30

70

-

100

 

Nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia

-

50

 

50

 

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

30

20

 

50

 

Nguồn đóng góp từ đơn vị thụ hưởng

-

-

 

-

 

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7)

35.441

6.645

5.997

48.082


Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình này.

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến hoạt động khuyến công phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Hàng năm, căn cứ vào Chương trình khuyến công quốc gia và Chương trình khuyến công của tỉnh, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí khuyến công trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để có cơ sở bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước theo quy định.

- Thực hiện Chương trình nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Khuyến công tỉnh, xây dựng mạng lưới khuyến công huyện, xã trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực đảm bảo đáp ứng được yêu cầu theo hướng chuyên nghiệp hóa, kết nối với các cơ quan triển khai thực hiện để từng bước xã hội hóa hoạt động khuyến công.

- Thực hiện việc tổng hợp, báo cáo định kỳ, hàng năm về tình hình triển khai thực hiện Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan theo quy định.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến công của tỉnh.

2. Sở Tài chính:

- Căn cứ khả năng nguồn vốn ngân sách địa phương; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương tham mưu nguồn vốn thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để bố trí kinh phí thực hiện.

- Phối hợp Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện các nguồn kinh phí khuyến công theo quy định của nhà nước.

3. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo; Liên minh HTX tỉnh, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh; các hội, đoàn thể: Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chủ động phối hợp với Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, nguồn kinh phí, thực hiện lồng ghép các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình khuyến công trên địa bàn.

- Chỉ đạo Phòng Công thương/Phòng Kinh tế khảo sát, điều tra nhu cầu, xây dựng và đăng ký kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương gửi Sở Công Thương làm căn cứ xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí khuyến công hàng năm. Phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công triển khai thực hiện hiệu quả các đề án khuyến công trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan thực hiện lồng ghép các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề.

- Phối hợp cùng Sở Công Thương, Sở Nội vụ kiện toàn mạng lưới khuyến công (bộ máy quản lý, cộng tác viên khuyến công, cơ sở vật chất) trên địa bàn phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu của hoạt động khuyến công.

- Định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) báo cáo tình hình thực hiện Chương trình khuyến công của địa phương, kể cả các kiến nghị, đề xuất có liên quan cho Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định.

5. Đài Phát Thanh, Báo Phú Yên, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên: phối hợp với Trung tâm Khuyến công tổ chức tuyên truyền các cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước và các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

6. Các đơn vị, cơ sở thực hiện các đề án, kế hoạch khuyến công:

- Lập đề án và dự toán chi tiết kinh phí khuyến công theo quy định.

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, nhu cầu và các thông tin có liên quan đến việc xây dựng, đăng ký thực hiện đề án, kế hoạch khuyến công để làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí khuyến công đúng mục đích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện đề án của đơn vị.

- Phối hợp với Trung tâm khuyến công và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí đề án sau khi hoàn thành.



- Định kỳ báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện đề án, kế hoạch khuyến công gửi cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Tuy Hòa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Hà




tải về 110.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương