Ủy ban nhân dân tỉnh lạng sơN



tải về 40.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích40.09 Kb.
#10493




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH LẠNG SƠN

_________

Số: 38/2001/QĐ-UB






CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________________ Th

Lạng Sơn, ngày 16 tháng 8 năm 2001


QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành

về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg.

_____

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp, ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ vê giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,


QUYẾT ĐỊNH


Điều 1. Quyết định này nhằm quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Nay giao cho các ngành chức năng của tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước vê rừng:

a) Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ đạo hướng dẫn UBND huyện, thị theo dõi diễn biến tài nguyên rừng (về cơ cấu, diện tích và trữ lượng rừng), tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

b) Lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Hướng dẫn chỉ đạo UBND huyện, thị xã lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đó.

Xét duyệt thiết kế khai thác rừng tự nhiên của các chủ rừng, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt, cấp giấy phép khai thác sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ tổng hợp và ra quyết định mở cửa rừng khai thác.

c) Đề xuất trình UBND tỉnh xác lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng bảo tồn thiên nhiên, các khu rùng di tích văn hóa, lịch sử, cảnh quan, du lịch ở địa phương, sau khi có sự nhất trí bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các ngành có liên quan và giao cho các tổ chức trực thuộc UBND tỉnh quản lý, xây dựng.

d) Tổ chức quản lý theo thẩm quyên được giao các khu rừng phòng hộ trận địa bàn tỉnh.

đ) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền đồ chỉ đạo UBND huyện, thị xã, xã, thị trấn, các tổ chức hộ gia đình và cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước về xây dựng và phát triển rừng.

2. Sở Địa chính

Là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước vê đất lâm nghiệp:

a) Lập quy hoạch kế hoạch vê sử dụng đất lâm nghiệp.

b) Tổ chức việc điều tra, phân loại thống kê, lập bản đồ đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính. Chỉ đạo hướng dẫn UBND huyện, thị xã theo dôi diễn biến đất lâm nghiệp, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

c) Giao đất lâm nghiệp, thu hồi đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức theo quy định tại Khoản 4, Điều 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện, thị xã giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình. cá nhân.

Giao diện tích đất lâm nghiệp chưa có chủ quản lý cho UBND các xã, thị trấn quản lý và có kế hoạch từng bước đưa vào sử dụng.

d) Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

đ) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo UBND huyện, thị xã, xã, thị trấn, các tồ chức, hộ gia đình và cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về quản lý đất lâm nghiệp.

3. Chi cục Kiểm lâm

Là cơ quan thực hiện trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật vê quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức phù hợp với lực lượng Quân đội, Công an trên địa bàn để tuần tra truy quét bọn lâm tặc để bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng:

a) Tiếp nhận kết quả diều tra, thống kê phân định rừng và đất lâm nghiệp do cơ quan quản lý có thẩm quyền công bố, thường xuyên theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

b) Tổ chức phòng cháy, chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng ở địa phương.

c) Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động các lực lượng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rừng trên phạm vi toàn tỉnh.

d) Tổ chức quản lý theo thẩm quyền các Khu rừng đặc dụng.

đ) Tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và khởi tố các vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng...

e) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo UBND huyện, thị xã, xã thị trấn, và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng.

Điều 3. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, thị xã.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng Địa chính. Hạt Kiểm lâm là các cơ quan giúp UBND huyện, thị xã thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

1. Phòng Nông nghiệp và PTNT

Là cơ quan giúp UBND huyện, thị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng:

a) Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, thị xã trình ủy ban nhân dân huyện, thị xã duyệt để thông qua Hội đồng nhân dân trước khi trình UBNĐ tỉnh xét duyệt.

Hướng dẫn lập và thẩm định quy hoạch: kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của UBND xã, thị trấn trực thuộc.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã theo dõi kiểm tra các quy định về hợp đồng giao đất, giao và khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

c) Tham mưu cho UBND huyện, thị xã ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền đề chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về phát triển rừng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi huyện, thị xã.

2. Phòng Địa chính

Là cơ quan giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp:

a) Tổ chức giao đất lâm nghiệp, thu hồi đất lâm nghiệp, cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của huyện theo quy định tại khoản 4, Điều 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Giải quyết việc tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

c) Tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về quản lý đất lâm nghiệp trên phạm vi huyện. .

3. Hạt kiểm lâm

Là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, thị:

a) Căn cứ vào số liệu đã được công bố tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và biến động đất lâm nghiệp, định kỳ báo cáo về Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện, thị xã.

b) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của Chi cục Kiểm lâm, tổ chức mạng lưới quản lý bảo vệ rừng, huy động mọi lực lượng trên địa bàn phối hợp để ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rùng, cùng với chủ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng, phông trừ sâu bệnh hại rừng.

c) Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật. chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về quản lý bảo vệ, phát triển rùng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành và khởi tố các vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.

d) Tham mưu cho UBND huyện, thị xã ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng trên phạm vi huyện, thị xã.



Điều 4. Chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, thị xã trong việc bảo vệ và phát triển, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, thị trấn.

a) Quản lý rùng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, thị trấn về các mặt: Danh sách chủ rừng, diện tích ranh giới các khu rừng, các bản khế ước giao rừng, các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng giũa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã, thị trấn.

b) Chỉ đạo các thôn bản xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.

c) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển, sử dụng rộng và đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và đất lâm nghiệp trình Hội đông nhân dân là thông qua trước khi trình UBND huyện, thị xã xét duyệt.

Tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức , hộ gia đình và cá nhãn theo sự chỉ đạo của UBND huyện, thị xã; xác nhận ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa.

d) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. biến động đất lâm nghiệp và báo cáo UBND huyện. thị xã thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức. hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã. thị trấn.

đ) Phối hợp với cán bộ Kiểm lâm và các lực lượng Công an, Quân đội và các lục lượng khác trên địa bàn, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã. thi trấn phát hiện và ngân chặn kịp thời, những hành vi lâm phạm hủy hoại rừng.

e) Tuyên truyền vận động hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy. chữa cháy rừng, huy động các lực lượng giúp chủ, rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã. thị trấn.

g) Xử phạt vi phạm hành chính trung lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo thẩm quyền.

h) Hòa giải các tranh chấp về rùng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã. thị trấn.



Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng UBNĐ tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./








T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

CHỦ TỊCH
Đã ký
Đoàn Bá Nhiên


Каталог: vbpq.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> PHỤ LỤc danh sách khu vực khoáng sản khai thác tận thu
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1174/2004/QĐ-ub long Xuyên, ngày 01 tháng 7 năm 2004 quyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh an giang
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1175/2004/QĐ-ub long Xuyên, ngày 01 tháng 7 năm 2004 quyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh an giang
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1176/2004/QĐ-ub long Xuyên, ngày 01 tháng 7 năm 2004 quyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh an giang
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 40.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương