Ủy ban nhân dân tỉnh kon tum cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 37.9 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích37.9 Kb.
#19815


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH KON TUM

__________________



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________________



Số: 11 /BC-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 01 năm 2011


BÁO CÁO

Tổng kết thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006

của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010

Thực hiện Công văn số 4186/BNV-ĐT ngày 29/11/2010 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo theo nội dung yêu cầu, cụ thể như sau:



1. Tình hình triển khai thực hiện:

Căn cứ qui chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/08/2003, bám sát các mục tiêu của Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, đồng thời lồng ghép với việc tổ chức thực hiện Đề án 253 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Quyết định 381/QĐ-TU về việc ban hành Đề án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đến năm 2010". Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối nguồn lực, xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước cấp tỉnh, huyện, thành phố và cán bộ cơ sở, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã phê duyệt..

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, thành phố và cán bộ, công chức cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được quan tâm chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định, qua đó đã từng bước trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp tỉnh, huyện, thành phố và cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn mà mục tiêu của kế hoạch đã đề ra trong giai đoạn 2006-2010.

2. Kết quả đạt được:

Giai đoạn 2006-2010, bên cạnh việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo tập trung các trình độ (trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học) tại các trường trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo quy định, tỉnh Kon Tum đã tập trung tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo các nội dung quy định tại kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, cụ thể:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch (chuyên viên chính, chuyên viên và cán sự) cho cán bộ, công chức hành chính các cơ quan, đơn vị trực thuộc; đào tạo chương trình tiền công vụ cho cán bộ, công chức mới tuyển dụng; bên cạnh đó, đã quan tâm cử cán bộ tham dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do các bộ, ngành trung ương mở nhằm cập nhật, nâng cao trình độ cũng như kỹ năng nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức các mặt theo quy định tiêu chuẩn ngạch cho cán bộ, công chức các cấp: bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, kỹ năng cho cán bộ làm công tác tại bộ phận “1 cửa”, bồi dưỡng đạo đức công vụ, kiến thức về phòng chống tham nhũng, đào tạo tin học trình độ A và tiếng dân tộc thiểu số ... cho cán bộ, công chức để phục vụ công tác.

- Đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành Luật kinh tế, Đại học Nông - Lâm, chuyên ngành Nông học, trung cấp chuyên môn (Luật, Nông nghiệp, Quân sự, Công an) tại địa phương để chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho số cán bộ chủ chốt, công chức cấp xã và cán bộ dự nguồn. Bên cạnh đó cũng đã quan tâm cử đi đào tạo trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và số cán bộ nguồn (mở các lớp tại tỉnh cũng như cử đi đào tạo tại các Học viện chính trị).

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN-QLKT cho các chức danh Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND cấp xã trên địa bàn tỉnh; bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp, đào tạo bổ túc văn hóa cho cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn theo quy định và số cán bộ nguồn ở cơ sở; hằng năm đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND cấp huyện thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách cấp xã.

- Ngoài ra, được sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ương, tỉnh đã biên tập và được các bộ, ngành chức năng công nhận cho ban hành Bộ tài liệu Từ điển tiếng dân tộc Xê Đăng (Kinh - Xê Đăng); Bộ tài liệu tiếng dân tộc Xê Đăng, Jẻ Triêng dùng cho việc đào tạo cán bộ, công chức và đào tạo Giáo viên dạy tiếng dân tộc theo khung chương trình tại Quyết định số 02 và 03/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Về hiệu quả sử dụng kinh phí: Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được thực hiện hiệu quả, đảm bảo các nội dung chi theo quy định, đúng đối tượng theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: công tác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh trong thời gian qua đã đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, các lớp được mở đều tuân thủ đúng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 13/2006/QĐ-BNV ngày 06/10/2006 của Bộ Nội vụ .



(Có các biểu thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng theo mẫu gửi kèm)

3. Hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng.

- Đa số cán bộ, công chức sau khi tốt nghiệp trở về cơ quan, đơn vị công tác được bố trí, sử dụng phù hợp với chuyên ngành đào tạo, vị trí công tác; trình độ năng lực được nâng lên, thay đổi phong cách làm việc theo hướng tích cực, đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ, góp phần hoàn thiện trong công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.

- Đáp ứng được yêu cầu quy hoạch cán bộ, đề bạt cán bộ và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

Ngoài ra, các trường hợp tốt nghiệp sau đại học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường phổ thông; nhiều công trình nghiên cứu cấp tỉnh, ngành được công nhận và ứng dụng có hiệu quả.


4. Khó khăn, vướng mắc và tồn tại:

- Từ năm 2006-2010, quy định của trung ương về việc quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập, vướng mắc, trong khi ngân sách tỉnh chưa đảm bảo cân đối để chi bổ sung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cơ sở đã dẫn đến việc triển khai tổ chức một số lớp gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo tiến độ đã đề ra trong kế hoạch hằng năm của tỉnh.

- Số lượng các lớp bồi dưỡng về kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp tron g thực thi công vụ; kỹ năng lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ văn phòng; văn hóa, đạo đức công vụ; kiến thức về phòng chống tham nhũng … đã được mở tại tỉnh, nhưng còn quá ít so với nhu cầu học tập của cán bộ, công chức.

- Nội dung, chương trình của các lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính và Tiền công vụ còn trùng lắp, nặng về lý thuyết, gây lãng phí về thời gian và kinh phí.



5. Những thuận lợi và khó khăn.

* Thuận lợi.


- Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh trong việc xây dựng, triển khai thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và có sự đầu tư kinh phí phù hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm.

- Các cơ sở đào tạo đã chủ động nghiên cứu các chuyên ngành đào tạo mới được các Bộ, ngành chủ quản phê duyệt.

- Cơ quan được phân công quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

* Khó khăn:

- Do cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo (hội trường, phòng học, khu ký túc xá...) còn thiếu hoặc một số chương trình, giáo trình Trung ương chưa tổ chức tập huấn chuyển giao cho giảng viên của tỉnh, ... từ đó chưa đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức như: lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính.

- Một số địa phương thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã chưa sâu sát; bố trí sau khi tốt nghiệp chưa bám sát theo quy hoạch, chưa phù hợp chuyên ngành đào tạo, chưa quan tâm tuyển dụng cán bộ nguồn; một số trường hợp cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo trung cấp, đại học, sau khi tốt nghiệp chuyển sang cơ quan, đơn vị khác công tác, địa phương tiếp tục tuyển dụng đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông và đưa đi đào tạo, cho nên việc chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã còn bất cập.

- Một số cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ bồi hoàn kinh phí đào tạo chưa nghiêm.



6. Bài học kinh nghiệm.

- Các cơ quan và địa phương có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, cho thấy kết quả đào tạo, bồi dưỡng tốt.

- Sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng gồm: Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính ... cùng với các cơ sở đào tạo của tỉnh trong xây dựng kế hoạch đào tạo, kinh phí, liên kết mở lớp, tổ chức chiêu sinh, … đã tham mưu UBND Tinh ban hành quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thì công tác đào tạo, bồi dưỡng mang lại hiệu quả và đi vào nề nếp.

7. Kiến nghị.

- Đề nghị Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, biên soạn ban hành chương trình đào tạo lồng ghép các lớp có cùng trình độ trung cấp, để sau khi tốt nghiệp có thể có cả bằng chuyên môn và chính trị cho cán bộ, công chức cấp xã như các lớp trung cấp: chính trị - hành chính, chính trị - công tác Hội Nông dân …, bổ sung một số chuyên đề theo quy định lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên vào nội dung, chương trình giảng dạy lớp đào tạo Tiền công vụ, để sau khi tốt nghiệp học viên được cấp đồng thời Chứng chỉ đào tạo Tiền công vụ và bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên; nội dung các lớp bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính còn trùng lắp như phần Nhà nước và pháp luật, Hành chính Nhà nước và Công nghệ hành chính … cần bổ sung, sửa đổi nhằm tiết kiệm thời gian và kinh phí.

- Đổi mới, cập nhật, bổ sung nội dung, chương trình các lớp bồi dưỡng kỹ năng về chuyên môn, quản lý Nhà nước theo hướng tăng thời lượng thực hành, giảm lý luận.

8. Phương hướng.

- Các cơ quan, đơn vị phải điều tra, khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 và hàng năm cho phù hợp.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã sau khi tốt nghiệp phù hợp chuyên ngành đào tạo, đảm bảo theo quy hoạch; ưu tiên tuyển dụng cán bộ nguồn.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Đề án “Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức tỉnh Kon Tum từ nay đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và các quy định khác có liên quan.


Trên đây là báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo Bộ Nội vụ biết, chỉ đạo./.


Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH




- Bộ Nội vụ (b/cáo);

- TT Tỉnh ủy (b/cáo);

- TT HĐND tỉnh (b/cáo);

- Ban TCTU;

- CQTT BNV tại miền Trung;

- Sở Nội vụ;



- Lưu: VT-TCCB(Lâm).

CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Nguyễn Văn Hùng

CHỦ TỊCH





tải về 37.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương