Ủy ban nhân dân tỉnh khánh hòA



tải về 387.8 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích387.8 Kb.
#8561
  1   2   3

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH KHÁNH HÒA


Số: 1513/QĐ-UBND





CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung

áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1223/VPCP-TCCV ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện đề án 30 tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Xử lý chuyển tiếp việc áp dụng văn bản như sau:

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 3. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này, Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố.



Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Trần Công Phàn


BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1513/QĐ-UBND

ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)




PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG

TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA


II. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

1.

Cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

2.

Cấp bằng tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở

3.

Điều chỉnh nội dung bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở

4.

Cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở

5.

Cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà trường

6.

Gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà trường

7.

Cấp giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

8.

Gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

9.

Cấp giấy phép trông giữ và quản lý việc học tập của học sinh tiểu học

10.

Cấp giấy giới thiệu chuyển trường cho học sinh cấp trung học cơ sở đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

11.

Tiếp nhận chuyển trường cho học sinh cấp trung học cơ sở đến từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác

12.

Tiếp nhận học sinh Việt Nam cấp trung học cơ sở về nước

13.

Tiếp nhận học sinh nước ngoài cấp trung học cơ sở

14.

Cho phép thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập, tư thục

15.

Cho phép sáp nhập trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập, tư thục

16.

Cho phép chia, tách trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập, tư thục

17.

Cho phép trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập, tư thục hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ

18.

Cho phép giải thể trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập, tư thục (theo đề nghị của nhà trường, nhà trẻ)

19.

Công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập, tư thục

20.

Cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

21.

Cho phép sáp nhập trường tiểu học tư thục

22.

Cho phép chia, tách trường tiểu học tư thục

23.

Cho phép trường tiểu học tư thục hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ

24.

Cho phép giải thể trường tiểu học tư thục (theo đề nghị của trường)

25.

Công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học tư thục

26.

Cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục

27.

Cho phép sáp nhập trường trung học cơ sở tư thục

28.

Cho phép chia, tách trường trung học cơ sở tư thục

29.

Cho phép trường trung học cơ sở tư thục hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ

30.

Cho phép giải thể trường trung học cơ sở tư thục (theo đề nghị của trường)

31.

Công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở tư thục

32.

Chuyển đổi trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông) bán công, dân lập sang trường mầm non tư thục



PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC

ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Thủ tục cấp bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở

a) Trình tự thực hiện:

- Các trường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

- Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét cấp bằng tốt nghiệp.

- Các trường nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập hội đồng xét tốt nghiệp THCS tại trường THCS (bản sao).

- Danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đã được xét duyệt.

- Ảnh học sinh (1 tấm 3x4/HS).

- Phôi bằng được cấp theo số lượng học sinh đã được xét tốt nghiệp hằng năm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xét tốt nghiệp.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được đồng ý): Bằng tốt nghiệp.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Quyết định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở;

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục.

2. Thủ tục cấp bằng tốt nghiệp Bổ túc Trung học cơ sở

a) Trình tự thực hiện:

- Các trường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

- Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét cấp bằng tốt nghiệp.

- Các trường nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập hội đồng xét tốt nghiệp bổ túc THCS tại trường THCS (bản sao).

- Danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp bổ túc THCS đã được xét duyệt.

- Ảnh học sinh (1 tấm 3x4/HS).

- Phôi bằng được cấp theo số lượng học sinh đã được xét tốt nghiệp hằng năm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xét tốt nghiệp.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được đồng ý): Bằng tốt nghiệp.

h) Lệ phí: Không .

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Quyết định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục.

3. Thủ tục điều chỉnh nội dung bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở, Bổ túc Trung học cơ sở

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu được điều chỉnh nội dung văn bằng, chứng chỉ có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến cơ quan quản lý sổ gốc qua bưu điện (Không hạn chế số lượng bản sao).

- Người yêu cầu điều chỉnh nội dung văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác chứng minh nội dung đúng trong hộ tịch.

- Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ qua bưu điện thì phải gửi kèm bản chính hoặc bản sao có chứng thực các loại giấy tờ đã nêu ở trên.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra, đối chiếu nội dung cần điều chỉnh đúng với nội dung sổ gốc và các giấy tờ chứng minh khác đảm bảo tính hợp pháp của việc yêu cầu trước khi điều chỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản yêu cầu điều chỉnh nội dung sai trong văn bằng, chứng chỉ;

- Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ chứng minh hộ tịch của cá nhân người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ;

- Bản gốc bằng tốt nghiệp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: ngay trong ngày làm việc

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được đồng ý): Bằng tốt nghiệp đã được điều chỉnh.

h) Lệ phí: Theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục.



4. Thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở, bổ túc Trung học cơ sở

a) Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến cơ quan quản lý sổ gốc qua bưu điện (Không hạn chế số lượng bản sao).

- Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.

- Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ qua bưu điện thì phải gửi kèm bản chính hoặc bản sao có chứng thực các loại giấy tờ đã nêu ở phần b.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao, đối chiếu nội dung bản sao đúng với nội dung sổ gốc trước khi cấp cho người yêu cầu.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản yêu cầu cấp bản sao.

- Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ chứng minh hộ tịch của cá nhân người yêu cầu cấp bản sao văn bằng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: ngay trong ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được đồng ý): bản sao Bằng tốt nghiệp.

h) Lệ phí: theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục.
5. Thủ tục cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà trường

a) Trình tự thực hiện:

- Trường học chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

- Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, thẩm định cấp giấy phép.

- Trường học nhận giấy phép tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình xin phép dạy thêm học thêm trong nhà trường;

- Kế hoạch tổ chức quản lý việc dạy thêm học thêm;

- Dự kiến số lượng học sinh học thêm, số lớp, số học sinh/lớp;

- Mức thu học phí.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được đồng ý): Giấy phép.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở vật chất, lớp học: theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

- Tiêu chuẩn người dạy: Theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

- Thời gian dạy thêm, học thêm: Theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

- Số lượng học sinh học thêm: Theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

l) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm;

- Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

6. Thủ tục gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà trường

a) Trình tự thực hiện:

- Trường học chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

- Trước khi giấy phép hết hạn 30 ngày, Trường học nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

- Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, gia hạn giấy phép.

- Trường học nhận giấy phép tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình xin gia hạn dạy thêm học thêm trong nhà trường.

- Báo cáo về tình hình cơ sở vật chất, tiêu chuẩn người dạy.

- Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế.

- Bản sao giấy phép đã được cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được đồng ý): Giấy phép.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn của giấy phép trước đó không bị xử lý vi phạm, hoàn thành nghĩa vụ thuế; tiếp tục bảo đảm được các điều kiện về cơ sở vật chất và tiêu chuẩn người dạy.

l) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm;

- Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.



7. Thủ tục cấp giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

- Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, cấp giấy phép.

- Cá nhân nhận giấy phép tại Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả nếu thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp phép dạy thêm của tổ chức hoặc cá nhân, kèm theo lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa điểm và hiệu trưởng nơi đang công tác.

- Báo cáo tình hình cơ sở vật chất, phòng học, mức thu học phí, số lượng học sinh học thêm, số lớp, số học sinh/lớp.

- Kế hoạch dạy học.

- Danh sách người dạy, các giấy chứng nhận liên quan đến tiêu chuẩn người dạy.

- 02 ảnh 3x4.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được đồng ý): Giấy phép.

h) Lệ phí: Không .

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không .

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở vật chất, lớp học: theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

- Tiêu chuẩn người dạy: theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

- Thời gian dạy thêm, học thêm: theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

- Số lượng học sinh học thêm: theo quy định tại Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.

l) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm;

- Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định về dạy thêm học thêm.



Каталог: userfiles -> file -> V%C4%83n%20b%E1%BA%A3n
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
V%C4%83n%20b%E1%BA%A3n -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
V%C4%83n%20b%E1%BA%A3n -> Ubnd tỉnh khánh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
V%C4%83n%20b%E1%BA%A3n -> Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
V%C4%83n%20b%E1%BA%A3n -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
V%C4%83n%20b%E1%BA%A3n -> Ubnd tỉnh khánh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 387.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương