Ủy ban nhân dân tỉnh đIỆn biêN (Dự thảo)



tải về 1.01 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.01 Mb.
#19254
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN


(Dự thảo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 









NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định /QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh)
I. Căn cứ xây dựng Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng

Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ VHTT nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn một số điều của quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Nhu cầu đặt tên đường của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Điện Biên, để quản lý hành chính, đô thị và góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của Điện Biên.



II. Mục đích

1. Sưu tầm, tập hợp có hệ thống, ngắn gọn, đầy đủ và khoa học về tiểu sử (quê hương, thân thế, sự nghiệp) của các danh nhân, tướng lĩnh, anh hùng là những người con của Điện Biên hoặc từng sống và cống hiến cho quê hương Điện Biên nói riêng và dân tộc nói chung;

2. Tạo sự thống nhất, khoa học trong công tác đặt và đổi tên đường phố, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Góp phần phục vụ công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.Thông qua việc xây dựng và ứng dụng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trong công tác đặt và đổi tên đường phố, công trình công cộng góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của Điện Biên; truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

4. Đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân trong tỉnh, góp phần quan trọng xây dựng Điện Biên ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng an ninh.

III. Yêu cầu

1. Đối với danh nhân

- Là người có những đóng góp lớn, tiêu biểu trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam … để lại cho đời sau những tác phẩm, những công trình khảo cứu, những tư tưởng có giá trị khoa học và thực tiễn cao, góp phần hình thành truyền thống tốt đẹp của quê hương Điện Biên và đất nước;

- Là những người được nhân dân, dân tộc truyền tụng, được nhân dân tôn vinh từ này đời sang đời khác, với nhiều hình thức khác nhau, được thờ phụng tại các di tích, được truyền tụng trong nhân gian.

- Tôn vinh người Điện Biên hoặc từng sống và cống hiến cho quê hương Biên nói riêng và dân tộc nói chung được lịch sử, dân tộc, nhân dân ghi nhận và lưu danh;

2. Đối với địa danh

Là những địa danh lịch sử, những tên gọi đã trở thành truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân.

3. Đối với sự kiện

Các sự kiện tiêu biểu nổi bật của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung để làm cơ sở dữ liệu cho việc đặt, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

IV. Nguồn tư liệu

- Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam.

- Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb KHXH, Hà Nội, 1971.

- Những sự kiện lịch sử Đảng tập 1, 2, 3.

- Từ điển Bách khoa Việt Nam.

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Điện Biên.

- Từ điển Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, 1993.

- Căn cứ Kỷ yếu phong trào Thi đua yêu nước thời kỳ đổi mới tỉnh Điện Biên lần thứ II (2001-2005), do Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy biên soạn tháng 6/2005.

- Căn cứ Kỷ yếu Hội thảo Thái học Việt Nam lần thứ V, năm 2009.

- Căn cứ vào đề xuất của các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

V. Nội dung của Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng chia làm hai phần

Phần A: Đường, phố và công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Phần B: Dữ liệu Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Điện Biên

I. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu và một số địa danh tiêu biểu của đất nước.

II. Các sự kiện lịch sử, cách mạng trong lịch sử Việt Nam.

III. Các địa danh lịch sử, cách mạng, di tích, danh thắng, danh nhân, cán bộ tiền khởi nghĩa , lão thành cách mạng tỉnh Điện Biên.

IV. Sự kiện, địa danh, các anh hùng trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

V. Các danh nhân, tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng.



PHẦN A

ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT TÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Những công trình đã được đặt tên trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ

1. Đường Võ Nguyên Giáp

Đường Võ Nguyên Giáp có chiều dài 6.965,4m, mặt đường rộng 32m. Điểm đầu của đường được tính từ cầu Huổi Phạ - lý trình 71+286 và điểm cuối của con đường là cầu bê tông giáp ranh với huyện Điện Biên – lý trình 78+251,4.

2. Đường Nguyễn Hữu Thọ

Chiều dài: 4.836m, chiều rộng: 32m từ Công ty Điện ảnh đến hết địa phận thành phố theo quốc lộ 12 đi thị xã Mường Lay.



3. Đường Tô Vĩnh Diện

Chiều dài: 524m, chiều rộng 10,5m từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường số 33 (110m cuối cùng đường Tô Vĩnh Diện).



4. Đường Hoàng Văn Thái

Kéo dài từ ngã Tư đường Võ Nguyên Giáp cạnh đồi A1 đến ngã tư Sân vận động.



5. Đường Trường Chinh

Nối từ đường Võ Nguyên Giáp đến ngã tư sân vận động.



6. Đường Bế Văn Đàn

Kéo dài từ Đường Võ nguyên Giáp đến cầu Mường Thanh cũ.



7. Đường Tôn Thất Tùng

Kéo dài từ đường Hoàng Văn Thái đến bệnh Viện Y học dân tộc tỉnh.



8. Đường Lò Văn Hặc

Kéo dài từ đường Trần Đăng Ninh đến ngã tư thuộc tổ dân phố 5,6,7 phường Thanh Bình và đến Trụ sở UBND phường Thanh Bình.



9. Đường 13/3

Kéo dài từ đường Võ Nguyên Giáp (đường vào bản Him lam 1, cạnh sân quảng trường thành phố) đến hết khu dân cư Biên Phòng.



10. Đường Trần Văn Thọ

Kéo dài từ đường Võ Nguyên Giáp đến quốc lộ 12.



11. Đường Sùng Phái Sinh

Kéo dài từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường 27m.



12. Đường Lê Trọng Tấn:

Kéo dài từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Trần Văn Thọ.



13. Đường Hoàng Công Chất

Kéo dài từ đường Võ Nguyên Giáp đến ngã Tư trường Hà Nội – ĐBP.



14. Đường Trần Can

Từ Sở Xây dựng đến ngã ba nối vào Sân Vận động.



15. Đường Phan Đình Giót

Kéo dài từ UBND tỉnh đến chợ trung tâm 3 thuộc địa bàn phường Mường Thanh.



16. Đường Trần Đăng Ninh

Kéo dài từ đường Võ Nguyên Giáp đến Bến xe khách.



17. Đường Nguyễn Chí Thanh

Kéo dài từ đường Trần Đăng Ninh đến Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh.



18. Quảng Trường 7/5

Thuộc địa bàn phường Mường Thanh, Quảng 7/5 gắn liền với Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh.

Thành phố được chia thành 07 phường: Mường Thanh, Him Lam, Tân Thanh, Nam Thanh, Thanh Bình, Noong Bua, Thanh Trường và 02 xã; các phường chia thành các tổ dân phố được đánh theo số tự nhiên.

II. Các huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh

Hầu hết chưa đặt tên đường trong thị trấn, thị xã; thị trấn thường được chia thành tổ dân phố theo số và tổ dân phố theo tên thường gọi, cụ thể:

- Thị trấn Tủa Chùa chia thành các tổ dân phố: Thành Công, Đồng Tâm, Thống Nhất, Thắng Lợi1, Thắng Lợi 2, Quyết Thắng.

- Thị trấn Điện Biên Đông: Đặt tên tổ dân phố theo tên gọi truyền thống Na Son từ Na Son 1 đến Na Son 5, các tổ dân phố còn lại đặt tên theo số.

- Thị trấn Tuần Giáo đặt tên thành các khối: Huổi Củ, Thắng Lợi, Tân Tiến, Tân Giang, Tân Thủy, Trường Xuân, Đoàn kết, 20/7, Thống Nhất, Đồng Tâm, Sơn Thủy.

- Các thị trấn còn lại của các huyện chia và đặt tên tổ dân phố theo số và có 02 huyện là Điện Biên và Mường Nhé chưa có thị trấn.



Phần B

DỮ LIỆU NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu và một số địa danh tiêu biểu của đất nước

1. Độc lập: là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Khái niệm “Độc lập” có ý nghĩa tương phản với “Nô dịch” (sự khuất phục).

2. Đồng Tâm: thể hiện sự đoàn kết cùng hướng về một hướng.

3. Giải phóng: là làm cho được tự do, thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc; là thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng.

4. Hòa bình: là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa bình đối lập với chiến tranh.

5. Thanh niên: là lực lượng to lớn, là nguồn lực dồi dào, mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước.

6. Thành công: Sự thắng lợi, thành quả đạt được sau quá trình nỗ lực, cố gắng.

7. Thống nhất: Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước và dân tộc ta, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giang sơn thu về một mối, cả nước cùng đi lên xây dựng CNXH theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lực chọn cho toàn dân tộc.

8. Tự do: Là trạng thái một dân tộc, một xã hội và các thành viên không bị cấm đoán, hạn chế vô lý trong các hoạt động chính trị - xã hội.

9. Hà Nội: trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và thủ đô của đất nước, là thành phố đã kết nghĩa với tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) vào ngày 1/10/1967.

10. Lai Châu: tỉnh Lai Châu tách ra thành 02 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, tên gọi cũ của tỉnh Điện Biên.

11. Thái Bình: là tỉnh đồng bằng sông Hồng, quê hương của nghĩa quân Hoàng Công Chất người có công giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) khỏi sự thống trị của quân xâm lược; thực hiện theo lời hiệu triệu của Trung ương Đảng nhiều người dân quê hương Thái Bình đã lên Điện Biên xây dựng kinh tế mới và lập nhiều thôn, làng trên mảnh đất Điện Biên.

12. Hoàng Sa (có nghĩa là cát vàng hay bãi cát vàng): là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng.

13. Trường Sa: là hệ thống các đảo thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa.



II. Các sự kiện lịch sử, cách mạng trong lịch sử Việt Nam

STT

Tên sự kiện

Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện

Tóm tắt nội dung sự kiện


Tên dự kiến đặt

Ghi chú

1

Thành lập Nhà nước Âu Lạc

Khoảng nửa sau thế kỷ III tr CN


Do sự suy yếu của triều đại Hùng Vương, vào nửa sau thế kỷ III tr CN, Thục Phán - thủ lĩnh người Âu đã lãnh đạo nhiều đội quân đánh đổ triều đại Hùng Vương, lập nên nước Âu Lac.

- Thục Phán xưng là An Dương Vương, rời đô xuống Cổ Loa. Như vậy sự ra đời của nhà nước Âu Lạc không chỉ hợp nhất các thành phần dân tộc mà lãnh thổ của người Lạc Việt và Âu Việt cũng được thống nhất và phát triển cao hơn về mọi mặt so với quốc gia Văn Lang.



- Âu Lạc

- Cổ Loa




2

Hội nghị Bình Than

- Năm 1282

- Địa bàn: Trên sông Đuống đổ vào sông Lục Đầu (nay là xã Đại Than, Gia Lương, Bắc Ninh)



Đứng trước nguy cơ chiến tranh lần thứ 2 chống lại quân xâm lược Nguyên Mông, nhà Trần đã gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Tháng 11 năm 1282, vua Trần ra Bình Than mở hội nghị các vương hầu quan lại. Đây là hội nghị quân sự vô cùng quan trọng để bàn kế sách đánh giặc, trong đó có sự kiện Hoài văn hầu Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì uất ức không được tham dự vì tuổi còn nhỏ.


Bình Than





3

Chiến thắng trận Chương Dương (trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân xâm lược Nguyên Mông)

- Năm 1285

- Địa bàn: Tại bến Chương Dương (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội)



Sau khi thắng trong trận Hàm Tử - Tây Kết, Trần Quốc Tuấn mang toàn quân ra Bắc đánh Thoát Hoan để lấy lại Thăng Long. Bằng kế sách ngăn chặn không cho Toa Đô hợp binh với Thoát Hoan, trong khi đó đại quân của Thoát Hoan ở Thăng Long cũng đang trong tình trạng thiếu thốn mọi mặt, các chiến thuyền đều đóng ở Chương Dương. Trần Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản tấn công quân Nguyên ở Chương Dương. Quân giặc bị bất ngờ nên đã tan tác bỏ chạy. Trên đà chiến thắng đó quân ta tiến vào Thăng Long, quân của Thoát Hoan không chống cự được buộc phải rút khỏi kinh thành Thăng Long.


Chương Dương




4

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

- Năm 1940

- Địa bàn: tại Lạng Sơn



Khi quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, ngày 22/9/1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Ngày 27/9/1940, Đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước khí giới của quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 3/10/1940 tại rừng Tân Hương quyết định thành lập đơn vị du kích Bắc Sơn. Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa.

Bắc Sơn




5

Sự kiện Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

Năm 938


Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền tiến quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn hoảng sợ cầu cứu vua Nam Hán. Cuối tháng 11 năm 938, đoàn thuyền Nam Hán vượt biển Quảng Châu, tiến dần tới cửa sông Bạch Đằng.Theo lệnh Ngô Quyền, quân dân ta đã đóng cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn ngang sông Bạch Đằng, nơi hiểm yếu gần cửa biển thành một trận địa ngầm. Quân thủy, bộ của ta mai phục ở phía trong. Khi nước triều xuống, bãi cọc gần nhô lên, quân ta được lệnh cũng nhất tề xông ra đánh vào sườn quân địch. Đội hình địch tan tác, nhiều thuyền bị vỡ, bị đắm, tướng sĩ hoảng loạn, phần bị giết, phần chết đuối, phần lớn quân Nam Hán bị tiêu diệt trong đó có cả chủ tướng Hoằng Thao.

Trận chiến Bạch Đằng (938) là một trận quyết chiến chiến lược lớn trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, một bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ phát triển quốc gia phong kiến độc lập.



Bạch Đằng




6

Phong trào Cần Vương do Vua Hàm Nghi phát động

Từ tháng 7/1885 đến năm 1896.

Tháng 7/1885, vua Hàm Nghi khởi nghĩa ở kinh thành Huế và sau đó ban chiếu Cần Vương. Phong trào thu hút được một số quan lại trong triều đình và văn thân, tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ tháng 7/1885 đến năm 1896.

Cần Vương





7

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang

- Năm 1427

- Địa bàn: Tại Lạng Sơn



Sau một loạt thất bại nặng nề của địch, nhà Minh cử viện binh (khoảng 15 vạn quân) chia làm 2 đạo do Liễu Thăng và Mộc Thạch chỉ huy tiến sang Đại Việt. Sau khi Liễu Thăng cầm đầu 10 vạn quân vượt biên giới tiến vào vùng Lạng Sơn, quân ta vừa đánh vừa rút lui để nhử địch vào trận địa mai phục ở Ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Tại đây toàn bộ đội quân tiên phong của địch bị tiêu diệt gọn. Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên. Sau khi chỉnh đốn lại đội ngũ, quân địch tiến về Đông Quan. Tiếp đó quân địch lại bị chặn đánh ở Cần Trạm (Hà Bắc), phó tướng Lương Minh bị giết cùng hàng vạn quân địch. Chúng cố gượng về thành Xương Giang nhưng căn cứ này cũng đã bị quân ta chiếm giữ từ 10 ngày trước. Cuối cùng chúng phải đóng quân tại cánh đồng Xương Giang. Tại đây, ngày 3/11/1427 quân địch đã bị quân ta tiêu diệt gọn.

- Chi Lăng

- Xương Giang




8

Chiến dịch Hồ Chí Minh

- Từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975

- Địa bàn: tại Sài Gòn



Ngày 26/4/1975, với 5 cánh quân, ta đã bao vây và nổ súng tấn công Sài Gòn. Ngày 29/4/1975, quân ta tổng công kích trên các mặt trận. 10h 45 phút ngày 30/4/1975, các đơn vị của Quân đoàn II bằng xe tăng và pháo binh tiến thẳng vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ chính quyền Trung ương Sài Gòn. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Chiến Thắng

- 30/4





9

Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) đặt tên nước là Đại Cồ Việt

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, dựng đô ở Hoa Lư

Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, năm 968 ông đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Hai năm sau ông bỏ niên hiệu của các hoàng đế phong kiến phương Bắc, tự đặt niên hiệu riêng là Thái Bình. Đó là những biểu hiện mới của tinh thần tự chủ, quyết tâm giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc và cũng là sự phủ định quyền bá chủ của các hoàng đế phương Bắc.

Đại Cồ Việt





10

Sự kiện Lý Công Uẩn rời Đô ra Thăng Long

Năm 1010


Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp (Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh) làm Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ dưới triều Tiền Lê. Làm vua lập ra triều Lý - triều đại phong kiến độc lập tự chủ đầu tiên của nước ta, năm 1010 Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long. Mục đích, ý nghĩa của việc này được thể hiện rõ ràng, đầy đủ trong chiếu rời đô của Lý Thái Tổ. Việc Lý Thái Tổ Công Uẩn rời đô ra Thăng Long đã phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền, đồng thời chứng tỏ khả năng, lòng tin, quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập.

- Đại La

- Thăng Long




11


Đổi tên nước là Đại Việt

Năm 1054


Sau khi rời đô, củng cố và xây dựng bộ máy chính quyền, năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Nước Đại Việt lúc đó tuy đất hẹp, dân thưa nhưng là một nước độc lập hoàn toàn. Tên nước cũng thể hiện một niềm tự tôn và ý thức bình đẳng của cả dân tộc Việt Nam với các dân tộc xung quanh.

Đại Việt




12


Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

- Từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954

- Địa bàn: tại thung lũng Mường Thanh, Điện Biên Phủ



Ngày 13/3/1954, quân ta được lệnh nổ súng tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 3 đợt chiến đấu, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã tung bay trên nắp hầm tướng Đờ Caxtori. Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã toàn thắng buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Giơnevơ, trao trả độc lập cho 3 nước Đông Dương.

- Điện Biên Phủ

- 7/5




13


Hội nghị Diên Hồng

- Năm 1288

- Địa bàn: Tại điện Diên Hồng Thăng Long (Hà Nội)



Đất nước vừa được giải phóng không lâu, thì nguy cơ một cuộc xâm lược mới của đế quốc Nguyên Mông lại tới. Trong không khí khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, hội nghị Diên Hồng lại được tổ chức. Đây là hội nghị thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm “Đánh” của triều đình và quân dân nhà Trần quyết tâm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Diên Hồng




14


Ngày Quốc khánh

- Ngày 2/9/1945

- Địa bàn: tại Thủ đô Hà Nội



Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- 2/9

- Ba Đình




15

Chiến thắng Ngọc Hồi, Khương Thượng

- Năm 1789

- Địa bàn: Thăng Long - Hà Nội



Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta, chiếm được Thăng Long. Nhận được tin cấp báo, ngày 22-12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức ra quân. Các đồn tiêu biểu của địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi bị diệt gọn. Nhận được tin, địch đã lập tức tăng viện, củng cố đồn Ngọc Hồi – một vị trí then chốt ở mặt Nam Thăng Long. Ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu (30-1-1789), đội tượng binh của Quang Trung bất thần tiến công và hạ đồn.Cũng đúng vào lúc Quang Trung cho quân đánh vào Ngọc Hồi, theo kế hoạch đã định, đạo quân của đô đốc Đặng Tiến Đông tấn công như vũ bão vào đồn Khương Thượng – Đống Đa. Quân giặc bất ngờ, thua trận. Thừa thắng đô đốc Đông hô quân đánh về trung tâm Thăng Long.


tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương