Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠng o0o quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hải dưƠng giai đOẠN 2011- 2020


II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020



tải về 0.6 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.6 Mb.
#21577
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

1. Quan điểm phát triển nhân lực


Trong quá trình phát triển, tỉnh Hải Dương luôn coi con người vừa là mục tiêu trọng tâm, vừa là công cụ chủ chốt, của quá trình phát triển, việc nâng cao chất lượng con người là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh. Tỉnh luôn xác định con người có trình độ và khả năng lao động cao là nguồn lực quý nhất của đất nước, của địa phương.

Phát triển nhân lực một cách toàn diện là sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sức khỏe, giáo dục - đào tạo, dạy nghề đến tạo việc làm, quản lý và sử dụng nhân lực. Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút nhân lực.

Quan điểm phát triển nhân lực của tỉnh dựa trên các nguyên tắc chính là kế thừa, đổi mới và đột phá, được cụ thể hóa như sau:

- Quan điểm 1: Phát triển toàn diện nguồn nhân lực về các mặt trí lực, thể lực (bao gồm cả thể trạng, tầm vóc con người), và các yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần của nguồn nhân lực là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội của tỉnh Hải Dương.

- Quan điểm 2: Phát triển nhân lực phải thực hiện song song 2 nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đi đôi với sử dụng lao động, tạo việc làm, ổn định cho đại bộ phận lao động trong tỉnh. Ưu tiên phát triển nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà tỉnh có thế mạnh.

- Quan điểm 3: Phát triển nhân lực của tỉnh phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực của tỉnh cùng với cả nước phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp cận trình độ quốc tế.

- Quan điểm 4: Phát triển nhân lực là sự nghiệp vì dân, do dân, vì vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, các khu vực chậm phát triển tham gia. Phát triển nhân lực phải đặt trong mối quan hệ gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất.

- Quan điểm 5: Kết hợp giữa phát triển nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương khác trong cả nước; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số.


2. Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực


Phát triển nhân lực của tỉnh Hải Dương phải đạt các mục tiêu sau:

- Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả những yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020.

- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa -hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và đất nước, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

- Cùng với phát triển toàn diện, phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm. Trong từng thời kỳ, xác định và tập trung ưu tiên đầu tư cho phát triển các nhóm nguồn nhân lực trọng điểm có ý nghĩa quyết định đến phát triển KT-XH của tỉnh và phát triển chính bản thân nguồn nhân lực. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

- Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nước; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, khai thác các tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và xoá đói giảm nghèo bền vững.


3. Phương hướng và chỉ tiêu phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020

3.1. Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề về trình độ học vấn để nâng cao chất lượng nhân lực


Tập trung nâng cao trình độ dân trí của người dân, với những phương hướng và mục tiêu như sau:

- Quan tâm phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục từ trẻ 5 tuổi đến trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu 50% số huyện đạt chuẩn về phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến năm 2020, 100% số huyện đạt chuẩn về phổ cập giáo dục bậc trung học. Huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Giữ vững mục tiêu 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (6% học ngoài công lập) ; 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học ngoại ngữ và 65% được học tin học ; 80% trẻ khuyết tật được ra lớp. Củng cố vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS (8% học ngoài công lập) ; 30% số trường học 2 buổi/ngày. Củng cố vững chắc các tiêu chuẩn phổ cập THCS. Huy động 98% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, các trường TCCN và dạy nghề (trong đó tỷ lệ học sinh TCCN và trường dạy nghề đạt 10-15%) ; huy động 10% học sinh tốt nghiệp THCS dưới 21 tuổi và cán bộ cơ sở, 80-85% người lao động ra học bổ túc THPT ; 100% trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả về chuyển gia kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ.

- Tới 2015, 100% trường mầm non triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; 70% số trẻ được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt 50-60% (đối với THCS), trên 30-35% đối với THPT. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97-98%. Nâng cao số lượng học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng (48-50%) và giữ vững vị trí tốp đầu toàn quốc về xếp hạng tỉnh thành phố; giữ vững và nâng cao thành tích học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mầm non đạt 50%, trường tiểu học 80%, trường THCS 50%, THPT là 24 trường;

- Quy mô đào tạo đến năm 2015 của các trường chuyên nghiệp của tỉnh đạt 16.000 học sinh sinh, các trường của trung ương là 40.200 học sinh sinh viên, đào tạo và dạy nghề cho khoảng 71.500 loa động, thu hút từ 10-15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và dạy nghề đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng từ 8.000-11.00 sinh viên; mở mới các ngành nghề mũi nhọn như: cơ khí, điện tử-công nghệ thông tin, công nghiệp dệt may-da giầy, chế biến nông sản, lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, thương mại... ; 100% các trường đại học, cao đẳng thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Tập trung nguồn đầu tư vào việc nâng cấp các cơ sở giáo dục nhằm đạt đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt ở cấp mẫu giáo và cấp trung học phổ thông là hai cấp đang có số trường đạt chuẩn quốc gia ở mức rất thấp11.

- Tiếp tục phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục cộng đồng, đồng thời bổ sung chương trình dạy nghề cho trung tâm đào tạo nghề ở bậc THPT. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp trong các trường học cấp trung học. Gắn học tập với thực hành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán sản xuất của từng địa phương trong tỉnh (hướng vào phát triển các ngành, lĩnh vực chủ chốt của tỉnh).

- Triển khai cải cách, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện trong các cấp học từ mầm non đến hết trung học phổ thông theo Chương trình chung của Quốc gia và phù hợp với đặc điểm của tỉnh, đảm bảo phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Phấn đấu có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế. Chú trọng bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo đủ nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.2. Nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn - kỹ thuật và kỹ năng làm việc của nhân lực


Nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động với những phương hướng và mục tiêu như sau:

- Mở rộng quy mô của hệ thống dạy nghề nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 55% và năm 2020 đạt 75-80%. Tăng quy mô tuyển sinh học nghề 8,0 - 10%/năm.

- Đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo dạy nghề theo các cấp trình độ (3 cấp trình độ chính là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và kỹ sư thực hành). Coi trọng chất lượng của dạy nghề hơn là số lượng, chú ý gắn kết dạy nghề với trình độ công nghệ của nền kinh tế tỉnh và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích tối đa sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề. Tăng cường dạy nghề cho nông dân bằng những hình thức linh hoạt và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (gồm từ cấp trung nghiệp trở lên). Nâng cấp một số trường cao đẳng đủ điều kiện lên trường đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở trường đại học trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao khả năng nghiên cứu – triểu khai, ứng dụng, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của đội ngũ khoa học và công nghệ của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

3.3. Nâng cao thể lực và tầm vóc nhân lực


Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như để nâng cao mức sống của người dân, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động cần được coi là ưu tiên hàng đầu.

Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các CTMTQG, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, mục tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng đến năm 2015 xuống dưới 16%. Làm tốt công tác sức khỏe học đường cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi năm 2015 và đạt 76 tuổi năm 2020.

Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo máy móc, nhà xưởng khi nhân lực tiến hành làm việc được sạch sẽ, vệ sinh, an toàn, đảm bảo về môi trường…

Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân lực sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho người lao động.

Tiếp tục phát huy thế mạnh về thể thao của tỉnh Hải Dương, xây dựng tỉnh Hải Dương thành trung tâm thể thao của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Phấn đấu 100% các huyện, thị xã, thị trấn có đủ các công trình như: sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi,... 100% xã phường dành ưu tiên về vốn, mặt bằng cho hoạt động thể dục – thể thao.

3.4. Phát triển các nhóm nguồn nhân lực trọng điểm


Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là nhân lực lãnh đạo quản lý, hành chính công: Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan đảng, bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Cập nhật các chủ trương, đường lối, pháp luật và chính sách mới nhất của đảng và nhà nước, cung cấp một cách thường xuyên những thông tin mới nhất về chính trị, kinh tế, tiến bộ khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin..., trang bị những kiến thức, phương pháp quản lý Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tăng cường đào tạo chính quy (chủ yếu là đào tạo sau đại học) cho đội ngũ cán bộ tham mưu và chuyên gia tại các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chú trọng đào tạo sau đại học tại nước ngoài. Các chuyên ngành cần tập trung là tài chính, đầu tư, thương mại quốc tế và pháp luật kinh tế.

Đối với nhân lực khu vực sự nghiệp: tiếp tục phát huy chính sách thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học công nghệ. Khai thác hiệu quả các đề án đào tạo nhân lực trình độ cao của Trung ương và tỉnh. Khuyến khích việc mời các chuyên gia nước ngoài, Việt kiều hợp tác làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu.

Đối với nhân lực khu vực sản xuất, kinh doanh: Tổ chức các lớp tập huấn, đâò tạo, bổ sung kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất, quản trị cho doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, pháp luật kinh doanh... cho các doanh nhân, cán bộ quản lý. Khuyến khích các tổ chức đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh được thành lập và hoạt động. Phát triển và đào tạo đội ngũ doanh nghiệp địa phương, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp: Đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển các khu công nghiệp và các ngành trọng điểm: cơ khí, điện tử, may, da giầy, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm và thương mại, du lịch. Hỗ trợ kinh phí cho những doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề hoặc thành lập cơ sở đào tạo nghề để cung cấp nhân lực cho chính doanh nghiệp.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên

4.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực


a. Về hệ thống cơ sở giáo dục

Các chương trình, dự án ưu tiên để hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở giáo dục tập trung vào:

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đề án phổ cập giáo dục phổ thông. Phát triển cơ sở vật chât, thiết bị trường học theo hướng hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ và xã hội hóa. Phấn đẫu mỗi năm xây dựng mới khoảng 450-500 phòng học kiên cố cao tầng, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng toàn tỉnh đạt 85-90% vào năm 2015; tỷ lệ thư viện đạt chuẩn các cấp học từ 80% trở lên, có đủ phòng học để thực hiện học 2 buổi/ngày của tiểu học và một phần ở THCS, THPT. 100% các trung tâm học tập cộng đồng được hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên (10 triệu/trung tâm). 100% các trường phổ thông đảm bảo đủ quỹ đất theo tiêu chuânt 10m2/1 học sinh, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề đạt 3m2/1 học sinh, sinh viên; đảm bảo tối thiểu 5 ha/1 trường đại học, cao đẳng; 50-60% học sinh sinh viên được ở trong ký túc xá của trường hoặc tập trung của tỉnh.

- Xây dựng Đề án phát triển hệ thống trường học ngoài công lập, các trung tâm học tập cộng đồng và hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh của mình.

- Liên tục rà soát, đánh giá chất lượng và những điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của tỉnh. Gắn đào tạo với sử dụng. Thực hiện Đề án nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương và trường Cao đẳng Hải Dương thành các trường đại học đa ngành trước năm 2015.

b. Về hệ thống cơ sở đào tạo dạy nghề

Triển khai lập và thực hiện quy hoạch về phát triển mạng lưới đào tạo dạy nghề của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2020.

Phấn đấu đến năm đến năm 2020, đạt 75-80% lao động công nghiệp đã qua đào tạo chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu về lao động cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống trường dạy nghề bao gồm cả trường dạy nghề trong các KCN và KCX, cung ứng lao động qua đào tạo không chỉ cho nhu cầu về lao động trong tỉnh, mà cả trong vùng ĐBSH và lao động cho xuất khẩu.

Đẩy mạnh dạy nghề trong các làng nghề, dạy nghề và tạo cơ hội học nghề và việc làm cho lao động nông thôn, người học nghề là người nghèo, bộ đội xuất ngũ, học sinh vùng xa.

Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch dạy nghề tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến 2020; Đề án nâng cấp và đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho 4 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hiện có; hình thành các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện chưa có, đảm bảo 100% huyện có trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề trước năm 2015.

Phát triển các trường ngoài công lập, các trung tâm học tập cộng đồng và hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người có thể học ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.

Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp phục vụ các khu công nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế chủ đạo của tỉnh, bao gồm các ngành như (i) Ngành cơ khí, điện tử; (ii) Ngành công nghiệp dệt may – da giầy; (iii) Ngành chế biến thực phẩm; (iv) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; (v) Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống; (vi) Ngành du lịch, khách sạn và (vii) Ngành thương mại (tập trung cho mạng lưới các siêu thị và trung tâm thương mại chuyên ngành cao cấp).

Xây dựng các chương trình, dự án đào tạo nghề trọng điểm phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các chương trình, dự án này gồm :

- Chương trình đào tạo công nhân bậc cao ;

- Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn ;

- Chương trình dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động ;

- Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn sau giải phóng mặt bằng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.2. Đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp


Triển khai thực hiện đào tạo, phát triển nhân lực trong linh vực hành chính, sự nghiệp tập trung vào:

- Xây dựng và triển khai Đề án: “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước tỉnh” gắn với thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài phù hợp. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo – những người ra quyết định ở cấp tỉnh, huyện và xã.

- Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ tham mưu và chuyên gia trong các lĩnh vực tại các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh. Chú trọng đào tạo sau đại học tại nước ngoài. Phấn đấu đến 2020, tỷ lệ người có trình độ sau đại học trong tổng số cán bộ tham mưu và chuyên gia quản lý trong bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh đạt trên 20%.

- Xây dựng và triển khai Đề án đào tạo cán bộ, viên chức ngành giáo dục đào tạo và y tế


4.3. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp


Tiến hành xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp theo hướng:

- Cơ chế, chính sách đối với người lao động: có chế độ cụ thể về lương và các khoản thu nhập khác đối với các loại lao động có trình độ kỹ năng nghề khác nhau.

- Cơ chế, chính sách đối với đơn vị, tổ chức doanh nghiệp sử dụng lao động: Nhà nước có quy định cụ thể yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo phải trả tiền cho đơn vị đào tạo. Ngoài ra các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phối hợp với trường nghề trong quá trình đào tạo nghề.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và sinh viên có giải ở các trường THPT của các trường bằng việc tỉnh đầu kinh phí học tập cho các sinh viên này trong suốt thời gian học tại trường đại học, nhằm bổ sung nguồn nhân lực của tỉnh trong tương lai.

- Có cơ chế chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với cơ sở đào tạo nhân lực trong xây dựng cơ bản, sử dụng dịch vụ thông tin quảng cáo của Đài, Báo tỉnh...

4.4. Thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tài


Chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác, bao gồm cả việc cấp học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc với yêu cầu phải quay lại Hải Dương làm việc sau khi tốt nhiệp.

Các cơ chế, chính sách khuyến khích khác : ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại dành cho người có bằng cấp cao, nghệ nhân ..

Thuê nghệ nhân từ bên ngoài (kể cả Việt kiều và người nước ngoài)

4.5. Phát triển đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và lao động nông nghiệp


Tiến hành xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật theo hướng :

- Xây dựng và thực hiện Đề án “Đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp phục vụ các khu công nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế chủ đạo của tỉnh”, bao gồm các ngành như sau: (i) Ngành cơ khí, điện tử; (ii) Ngành công nghiệp dệt may – da giầy; (iii) Ngành chế biến thực phẩm; (iv) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; (v) Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống; (vi) Ngành du lịch, khách sạn và (vii) Ngành thương mại (tập trung cho mạng lưới các siêu thị và trung tâm thương mại chuyên ngành cao cấp).



- Tăng cường đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn với ngành, nghề đa dạng, nhằm phát huy nguồn nhân lực tại chỗ.



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương