Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠng o0o quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hải dưƠng giai đOẠN 2011- 2020


V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG MẶT MẠNH, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG



tải về 0.6 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.6 Mb.
#21577
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG MẶT MẠNH, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

1. Những điểm mạnh

1.1. Về số lượng và chất lượng lao động


Về số lượng, nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, cơ cấu dân số với lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao, đang ở mức rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 năm tới. Tính đến năm 2010, quy mô dân số tỉnh là 1,712 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 64,6% tổng dân số

Lực lượng lao động ở khu vực thành thị và làm việc trong các ngành công nghiệp – dịch vụ của tỉnh ngày càng tăng phù hợp với qúa trình phát triển đô thị hoá và công nghiệp hóa của tỉnh. Cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo có việc làm khá cao so với nhiều tỉnh, thành phố. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động đã từng bước được nâng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh. Lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh nhìn chung có chất lượng cao, được đào tạo bài bản và đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh được cải thiện khá rõ nét về chất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới.

1.2. Về giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Hải Dương là một thế mạnh trong việc phát triển nhân lực. Người Hải Dương có truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo. Hải Dương là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng. Sự hiếu học của người dân kết hợp với việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học đã mang tới kết quả là trình độ học vấn chung của nguồn nhân lực ở mức cao so với các tỉnh cùng trình độ phát triển.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được củng cố và nâng cao. Các mục tiêu phổ cập bậc trung học đang từng bướt được thực hiện. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ và chất lượng hường nghiệp có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất trường lớp được phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện đạt tiêu chuẩn tăng. Trong thiết bị ngày càng đáp ứng tốt hơn cho dạy học. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu. Công tác quản lý giáo dục không ngừng đổi mới được nâng cao. Công tác xã hội hoá được đẩy mạnh. Mô hình xã hội học tập ở đại phương đang từng bước được hiện thực hoá.

1.3. Về việc làm và thị trường lao động


Việc làm tăng cao, vượt tốc độ tăng của lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm. Hải Dương là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thị trường lao động tại Hải Dương đã phát triển khá tốt tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước. Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lương tiếp tục được cải thiện.

Nhìn chung, giai đoạn 2006-2010, nguồn nhân lực của tỉnh không chỉ duy trì được tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lượng mà còn được cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới.

2. Những điểm yếu


2.1. Về số lượng và chất lượng lao động

Phần lớn dân số và lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như chất lượng cuộc sống có sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, cơ cấu lao động chưa hợp lý. Tỷ trọng lao động nông nghiệp, nông thôn ở mức cao sẽ gây áp lực chuyển đổi lao động sang khu vực công nghiệp- dịch vụ và thành thị trong thời gian tới.

Năng suất lao động thấp so với một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Lực lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là lao động nữ và làm các công việc có kỹ năng thấp.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao do chưa được đào tạo theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Thể chất của người lao động còn nhiều hạn chế (cả về chiều cao, sức mạnh và sức bền); tính kỷ luật, chuyên nghiệp của người lao động chưa cao.

Khó khăn lớn nhất hiện tại của ngành y tế là số cán bộ chuyên môn giỏi thiếu và chưa đồng bộ ở các tuyến và các khu vực trong tỉnh; ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm và thói quen có hại cho sức khỏe đó là sử dụng thuốc lá, rượu bia...còn nhiều trong cộng đồng

Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh…

Chính sách thu hút lao động chất lượng cao làm việc tại tỉnh chưa thật tốt. Hầu hết cán bộ, công chức đều là người Hải Dương. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh đã có những đóng góp đáng kể cho hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, tuy nhiên, đội ngũ này chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, thiếu cán bộ đầu đàn có trình độ cao về khoa học và công nghệ. Phân bố đội ngũ cán bộ khoa học còn bất cập, chủ yếu tập trung ở thành phố; địa bàn nông thôn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là các vùng xa có nhiều khó khăn; phân bố không đồng đều ở các ngành kinh tế.

2.2. Về giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chất lượng dạy nghề phổ thông, chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục thường xuyên, giáo dục tại chức và các cơ sở dân lập, tư thục. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh còn nhiều điểm hạn chế.

Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhất là giáo dục mầm non. Các cơ sở giáo dục phổ thông còn thiếu phòng học để đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày; nhiều trường học chưa đủ diện tích khuôn viên tối thiểu, thiếu nhiều phòng học bộ môn và thiết bị dạy học. Số lượng, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, nhất là mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông còn thấp so với yêu cầu thực tiễn và so với mục tiêu đã đặt ra tại Đề án phát triển giáo dục Hải Dương giai đoạn 2006-2015. Chưa có huyện đạt mục tiêu 50% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; mới chỉ có 5/12 huyện có 20% số trường trung học cơ sở trở lên đạt chuẩn quốc gia (mục tiêu đã đặt ra là năm 2010 mỗi huyện có 20% số trường đạt chuẩn quốc gia); mới chỉ có 4/12 huyện có ít nhất 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia (mục tiêu đã đặt ra là mỗi huyện có 1 trường đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập giáo dục bậc trung học không đảm bảo mục tiêu đã đặt ra trong đề án; chưa có xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học và chưa có huyện đạt chuẩn phổ cập trung học.

Công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành. Đặc biệt là vấn đề tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục và đào tạo. Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên còn ít, chưa đáp ứng kịp yêu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Những bất cập và yếu kém trên đây của lực lượng lao động đã dẫn đến một thực tế là: Thị trường lao động còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chưa qua đào tạo. Công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên chưa được chú trọng đủ mức.

Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, việc liên kết giữa đào tạo với cơ sở sản xuất còn hạn chế, hiệu quả thấp. Chưa có chiến lược đào tạo lâu dài, chậm triển khai xây dựng trường đại học theo quy hoạch.

2.3. Về việc làm và thị trường lao động

Nhu cầu việc làm đối với lực lượng lao động trẻ trong tỉnh đang bức xúc đối với lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn đang bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và công nghiếp hóa. Trong khi đó, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm liên tục tăng nhưng chưa bền vững, giải quyết việc làm ở những địa phương đã thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quá trình đô thị hoá còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác quản lý nhà nước về lao động việc làm và dạy nghề còn nhiều thiếu sót, các doanh nghiệp và người lao động chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong công tác giải quyết việc làm và dạy nghề chưa được phát huy, hiệu quả thấp. Công tác nắm bắt thông tin và dự báo về thị trường lao động và đào tạo còn chưa phát triển xứng tầm. Số liệu về nguồn nhân lực và đào tạo, nhất là đối với lực lượng lao động ngoài khu vực nhà nước, còn chưa được theo dõi và cập nhật thường xuyên.

Các chương trình đào tạo nghề đôi khi còn bị chồng lấn gây lãng phí và chồng chéo trong việc đào tạo. Ví dụ trong việc đào tạo cho làng nghề, bị chồng chéo về chương trình giữa Sở Công nghiệp và Sở Lao động Thương bình và Xã hội. Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nặng nề lề lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành, chưa tạo được nhiều chương trình liên thông giữa TCCN với cao đẳng và đại học. Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu, năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới còn hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy và tra cứu tài liệu còn yếu, thiếu kinh nghiệp thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo còn thiếu.

Nhân lực phát triển không đồng đều, ở các đô thị, các vùng kinh tế trong điểm, các khu vực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh có xu hướng phát triển mạnh. Nguồn nhân lực nông thôn, nhất là vùng thuần nông phát triển chậm hơn. Trình độ nguồn nhân lực còn diễn ra khác nhau giữa các loại hình kinh tế (khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài).

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân của điểm mạnh


Những kết quả đạt được về phát triển nhân lực của tỉnh Hải Dương bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây :

- Sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, cùng các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm và tham gia tích cực vào việc phát triển nhân lực của tỉnh.

- Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Hải Dương mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác trong nước và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, vị trí nằm quá gần trung tâm kinh tế-chính trị cũng khiến Hải Dương gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Tốc độ GDP bình quân 5 năm gần đây ở mức cao so với mức tăng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng GDP công nghiệp- xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đã dần ổn định và hoạt động mang lại hiệu quả.

- Cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện.

- Tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng hình thành và phát triển.

- Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng cho kinh tế thị trường và thị trường lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả.

- Các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.


5.2. Nguyên nhân của điểm yếu


Nguyên nhân của các điểm yếu bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn có hạn chế. Công tác chỉ đạo điều hành về phát triển nhân lực đồi khi còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thấp.

- Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc phát triển nhân lực còn quá phụ thuộc vào các nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục còn thấp chủ yếu chi cho con người (khoảng 90%). Tỷ lệ chi cho hoạt động chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra. Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn.

- Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này. Việc đầu tư cho các trường THPT bán công còn quá thấp (định mức chi theo đầu học sinh bán công chỉ bằng 60% học sinh công lập).

- Cung - cầu về lao động vẫn mất cân đối (cung lớn hơn cầu); số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mô nhỏ chưa thu hút nhiều lao động vào làm việc.

- Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh còn một số chồng chéo và bất cập, sự phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan như Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Ban Quản lý khu công nghiệp và các cấp chính quyền địa phương, còn có nhiều điểm cần cải thiện. Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý địa phương thiếu năng lực quản lý và điều phối các chương trình giáo dục thường xuyên.

- Bộ phận lực lượng lao động có tâm lý chạy theo bằng cấp nên tập trung thi và vào học tại các trường đại học sau khi đã tốt nghiệp phổ thông. Một số lao động sau khi tốt nghiệp đại học ra trường đã không tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đã học nên gây ra tình trạng vừa thừa lao động vừa thiếu lao động kỹ thuật.

- Việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn dàn trải, lãng phí. Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, thể thao, bảo vệ môi trường,…còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Hệ thống bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã và đội ngũ cán bộ y tế còn không đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh vẫn còn xảy ra. Y đức và thái độ phục vụ của một số ít thầy thuốc ở một số bệnh viện chưa tốt.Việc quản lý hành nghề y tế tư nhân ở một số nơi trên địa bàn còn lỏng lẻo, chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn của Trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá, cá biệt có chính sách qua thực hiện bộc lộ những bất hợp lý nhưng chưa được sửa đổi kịp thời, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

- Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn mới; cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện; chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hệ thống pháp luật lao động chưa hoàn thiện.



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương