Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠng o0o quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hải dưƠng giai đOẠN 2011- 2020



tải về 0.6 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.6 Mb.
#21577
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC

1. Trạng thái hoạt động của nhân lực


Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm (từ 2,4% năm 2009 xuống 2,3% năm 2010) và là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước (từ 81% năm 2006 lên 85% năm 2010).

2. Trạng thái việc làm của nhân lực

2.1. Số lượng và cơ cấu trạng thái làm việc của nguồn nhân lực


Năm 2010, tổng số lao động đang làm việc toàn tỉnh là 971.600 người. So với năm 2005, tổng số lao động tăng 3,1%; tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 0,62%; tốc độ này đã chậm hơn tốc độ tăng tương ứng là 1,22% của chu kỳ 5 năm trước (2001-2005). Lý do là quy mô kinh tế cũng như quy mô sử dụng lao động tương ứng của tỉnh đã ở mức khá lớn, do vậy, tốc độ tăng không thể liên tục với tốc độ cao như thời kỳ trước. Tuy vậy, tốc độ tăng này vẫn đang cao hơn tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng lao động trong độ tuổi hằng năm của tỉnh những năm gần đây, kết quả là có nhiều chỗ làm mới cho người lao động.

Từ năm 2006 đến năm 2009, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 132.263 lao động, ước đến hết năm 2010 giải quyết việc làm cho 157.263 lao động. Trong đó, ước tính số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế công nghiệp - xây dựng là 68.757 người; nông - lâm - ngư nghiệp là 38.075 người; dịch vụ và các hoạt động khác là 30.965 người; xuất khẩu lao động là 19.466 người. Ngoài ra, tạo việc làm ổn định cho 515.000 lao động ở nông thôn. Từ năm 2006 đến hết tháng 9 năm 2009, toàn tỉnh có 15.608 người đi lao động ở nước ngoài. Ước đến hết năm 2009 là 16.466 và năm 2010 là 19.466 người9. Trong 5 năm, tư vấn việc làm, đã tư vấn nghề nghiệp cho 257.568 lượt người và giới thiệu việc làm cho 74.268 lượt người.


2.2. Đánh giá phân tích tương quan giữa biến động quy mô nhân lực với phát triển sản xuất dịch vụ


Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động ở khu vực có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm lớn như công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 68,9% - 18,1% - 12,9% (năm 2005) sang 54,5% - 27,3% - 18,2% (năm 2010); năng suất lao động xã hội được nâng lên, tăng từ 13,94 triệu đồng (năm 2005) lên 29,68 triệu đồng (năm 2010), tăng 16,3%/năm10.

Biểu 8: Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất

Đơn vị tính : (%)




2005

2006

2007

2008

2009

ước 2010

Tổng

100

100

100

100

100

100

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

70,5

67,5

63,4

60,7

27,8

54,5

Công nghiệp, xây dựng

15,8

17,8

20,8

22,3

24,6

27,3

Dịch vụ

13,7

14,7

15,8

17,0

17,6

18,2

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương

Lao động làm việc trong các khu vực (theo ngành kinh tế) có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:

- Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là các ngành có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao, người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn. Đặc biệt, khi ruộng đất cánh tác có xu hướng thu hẹp, sản xuất được đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao năng suất. Phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, quy mô nhân lực trong ngành kinh tế này giảm nhanh.

Trong 5 năm qua, số lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm 16,8%, bình quân mỗi năm giảm 3,36%, tốc độ giảm này nhanh hơn tốc độ giảm thời kỳ 5 năm trước (tương ứng: 5 năm giảm 11,8% và bình quân 1 năm giảm 2,36%). Tuy nhiên, cũng trong khu vực 1, ngành thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành nông, lâm nghiệp nhưng có xu hướng tăng quy mô nhân lực không cao. Trong 5 năm, số lao động của ngành này tăng 0,02%. Số lao động của ngành này chủ yếu được bổ sung từ lao động ngành nông, lâm nghiệp và nguồn lao động mới. Quy mô lao động của ngành này hiện cũng chỉ chiếm tỷ trọng 0,89% trong tổng số lao động.



- Ngành công nghiệp chế biến: Đây là ngành kinh tế đang tạo ra giá trị gia tăng cao trong kinh tế của tỉnh và cũng là ngành thu hút đông nhân lực thứ 2 sau nhóm các ngành ngành nông và lâm nghiệp. Toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp, trong đó nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn.

Sau 5 năm, lao động ngành này tăng 42,7%, bình quân 1 năm tăng 8,54%. Tốc độ này đã giảm so với chu kỳ 5 năm trước (tương ứng: 5 năm tăng 109,8% và bình quân 1 năm tăng 21,96%). Với nhiều mức thu nhập khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khoẻ, kinh nghiệm làm việc, … đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường nghề, trường chuyên nghiệp.



- Ngành công nghiệp dệt may là ngành thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy thu nhập không cao, nhưng tương đối ổn định, do vậy đã giúp Hải Dương giải quyết được phần nào vấn đề lao động dư thừa. Nguồn cung lao động chủ yếu là học sinh mới tốt nghiệp thông qua đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp. Hiện nay, việc tuyển dụng lao động có tay nghề trong ngành dệt may trên địa bàn tỉnh bắt đầu gặp khó khăn.

- Một số ngành kinh tế khác cũng có quy mô nhân lực tăng cao như: ngành thương nghiệp, xây dựng, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, … là những ngành có số lao động tăng hằng năm ở mức trên 2,9%. Đáng chú ý là ngành giáo dục và đào tạo, ngành đòi hỏi nhân lực chất lượng cao cũng nằm trong nhóm này. Trong 5 năm vừa qua, tốc độ tăng lao động của ngành này là 16,0%, gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng của 5 năm trước đó.


tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương