Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 85/TTr-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 56.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích56.83 Kb.
#14600

powerpluswatermarkobject3


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BẮC NINH
Số: 85/TTr-UBND


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 19 tháng 6 năm 2013.



TỜ TRÌNH

V/v nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị tỉnh Bắc Ninh

đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kính gửi: Bộ Xây dựng.

Căn cứ Luật Xây dựng số16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2009 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông báo số 161/TB-VPCP ngày14/6/2010 của Văn phòng Chính phủ V/v lập quy hoạch tỉnh Bắc Ninh, đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị loại II vào năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết 01/NQ-ĐH của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII;

Căn cứ Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 08/01/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông báo số 2175/VPCP-KTN ngày 21/03/2012 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh;

Căn cứ Kết luận tại phiên họp Ban thường vụ Tỉnh ủy ngày 23/5/2013 và của Thường trực HĐND tỉnh khóa 17 tại văn bản số 82/TTHDDND17 ngày 12/6/2013, về nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh kính trình Bộ Xây dựng xem xét thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chính như sau:



I. Sự cần thiết lập quy hoạch

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 14/6/2010 của Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo, tổ chức lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã phê duyệt tại Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 08/01/2013. Quy hoạch đã xác định 05 mục tiêu, đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu “ Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn, trong đó đô thị lõi Bắc Ninh chủ yếu được hình thành trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du giữ vai trò là “đầu tầu và hạt nhân” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương ".

Để triển khai thực hiện đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 08/02/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 16/UBND-XDCB báo cáo Thủ tướng chính phủ xin chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày 21/03/2013, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2175/VPCP-KTN, thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Đồng ý chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Việc lập Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết, nhằm khắc phục tình trạng bó hẹp, hạn chế sự phát triển của đô thị chỉ trong địa giới hành chính của thành phố Bắc Ninh hiện hữu, chủ động đón trước thời cơ kết nối tất yếu về không gian giữa thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du theo quy luật đô thị hóa; nhờ đó sẽ tạo ra một thành phố mới hiện đại có quy mô dân số, kinh tế và có cơ sở hạ tầng đủ lớn, có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho Thủ đô Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng là giải pháp có tính đột phá tập trung nguồn lực thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh, theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực tế, phương thức quy hoạch và phát triển đô thị tại các vùng đô thị hóa tập trung không bị lệ thuộc vào địa giới hành chính, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép như: Đô thị Lào Cai - Cam Đường, đô thị Bình Dương, đô thị Vĩnh Phúc và đô thị Ninh Bình, vv..., nhờ đó có thể tạo ra động lực phát triển quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực đẩy mạnh tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi địa phương và cả nước trong thế kỷ XXI. Đô thị Bắc Ninh có vị trí chiến lược và là nơi hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để quy hoạch và phát triển theo mô hình này.

II. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch

1. Phạm vi lập quy hoạch

Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh gồm: Thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn và 3 xã của Quế Võ (Hán Quảng, Yên Giả, Chi Lăng). Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 25.940 ha.

2. Ranh giới lập quy hoạch

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Phong;

- Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và huyện Thuận Thành;

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ và huyện Gia Bình;

- Phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội.



III. Mục tiêu lập quy hoạch

1. Xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành thành phố văn hóa, sinh thái, hướng tới kinh tế tri thức và đô thị thông minh.

2. Phấn đấu xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị loại I vào năm 2030, trong đó thành phố Bắc Ninh hiện hữu sẽ trở thành đô thị loại II vào năm 2020, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Tăng cường quản lý, thu hút đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển bền vững, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.



IV. Tính chất đô thị

1. Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo của tỉnh Bắc Ninh;

2. Là một trọng tâm kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại và kinh tế tri thức của vùng Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ;

3. Là một đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, có ý nghĩa quốc tế; gắn kết với hai hành lang kinh tế: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ.

4. Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.

V. Các chỉ tiêu phát triển đô thị

1. Quy mô dân số

- Hiện trạng năm 2011: Dân số trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là 452.697 người, trong đó dân số đô thị khoảng 267.000 người, chiếm tỷ lệ khoảng 59 %.

- Dự báo:

+ Năm 2020: Dân số toàn đô thị là 608.000 người, trong đó dân số nội thị là 408.000 người, chiếm tỷ lệ 67 %.

+ Năm 2030: Dân số toàn đô thị là 890.000 người, trong đó dân số nội thị là 735.000 người, chiếm tỷ lệ 83%.

+ Dân số dự báo trên được xác lập trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, có tính đến các yếu tố tăng tự nhiên, tăng cơ học, khách tạm trú và dân cư giao thông con lắc từ đô thị Bắc Ninh về thủ đô Hà Nội và ngược lại, khi hệ thống giao thông công cộng được cải thiện.



2. Quy mô đất đai

- Tổng diện tích đất tự nhiên là: 259,40 km2­ (25.940 ha)

- Nhu cầu sử dụng đất đô thị:

+ Năm 2020: 150 m2/người, trong đó đất dân dụng (60 ÷ 100) m2/người. Tổng diện tích dất xây dựng và phát triển đô thị là: 6.120 ha;

+ Năm 2030: (120 ÷ 150) m2/người, trong đó đất dân dụng (60 ÷ 80) m2/người. Tổng diện tích đất xây dựng và phát triển đô thị khoảng (8.820 ÷ 11.025) ha.

- Chỉ tiêu đất xây dựng khu dân cư nông thôn: (100 ÷ 200) m2/người.



3. Lựa chọn các chỉ tiêu cơ sở hạ tầng đô thị: Tính theo quy chuẩn đô thị loại I.

VI. Nội dung nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu

1. Nội dung nhiệm vụ nghiên cứu: Thực hiện theo quy định của Luật quy hoạch đô thị năm 2009 và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

2. Các yêu cầu nghiên cứu

2.1. Yêu cầu chung:

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng về: Kinh tế xã hội, dân số lao động, sử dụng đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị, rà soát các quy hoạch, các dự án đã được phê duyệt, đánh giá tổng hợp đất đai;

- Đánh giá tổng hợp, xác định các vấn đề cần giải quyết theo ma trận SWOT;

- Luận chứng xác định: Tầm nhìn đến năm 2050; tính chất, quan điểm, mục tiêu và động lực phát triển; quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030;

- Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 gồm:

+ Đề xuất mô hình và hướng phát triển đô thị Bắc Ninh;

+ Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị;

+ Xác định các chỉ tiêu về mật độ dân cư, sử dụng đất đai, định hướng và các nguyên tắc phát triển đối với từng khu vực chức năng;

+ Hệ thống các trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên cây xanh, không gian mở và các trung tâm chuyên ngành cấp đô thị và vùng, trong đó có một số công trình cấp vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng;

+ Định hướng quy hoạch các khu vực dân cư nông thôn.

- Quy hoạch sử dụng đất gồm:

+ Xác định nhu cầu phát triển và sử dụng đất cho từng giai đoạn quy hoạch;

+ Các chỉ tiêu sử dụng đất đối với các phân khu chức năng của đô thị.

- Thiết kế đô thị:

+ Xác định các nguyên tắc thiết kế đô thị;

+ Đề xuất các vùng kiến trúc cảnh quan; các khu vực bảo tồn di sản văn hóa lịch sử và định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan trong tương lai;

+ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bố cục không gian kiến trúc cảnh quan cho các khu trung tâm, quảng trường lớn, các cửa ngõ đô thị, đặc biệt là khu trung tâm mới Nam Sơn. Các trục không gian dọc QL1, QL18, QL38 và các trục kết nối thành phố Bắc Ninh - Từ Sơn - Lim và Nam Sơn;

+ Nghiên cứu các quy định quản lý kiến trúc, cảnh quan đối với các khu vực trọng điểm.

- Định hướng phát triển hạ tầng xã hội:

+ Xác định nhu cầu xây dựng nhà ở, trong đó đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở chung cư;

+ Xác định nhu cầu xây dựng hệ thống các công trình phục vụ công cộng và các trung tâm chuyên ngành;

+ Hình thành hệ thống cây xanh, mặt nước đáp ứng tiêu chí cho một đô thị sinh thái, đô thị xanh;

- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:

+ Giao thông: Quy hoạch hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông đô thị; vị trí và quy mô các công trình đầu mối giao thông; xác định các chỉ giới đường đỏ cho các trục đường chính và hệ thống tuynel kỹ thuật gắn kết với giao thông quốc gia và tỉnh Bắc Ninh.

+ Chuẩn bị kỹ thuật đất đai: Quy hoạch các cao độ xây dựng toàn đô thị và từng khu vực; nghiên cứu các giải pháp thoát nước mưa và các giải pháp phòng tránh thiên tai, lũ lụt, giảm thiểu các tác động biến đối khí hậu;

+ Cấp nước: Xác định chỉ tiêu nhu cầu cấp nước, nguồn cung cấp nước, các công trình cấp nước và mạng lưới phân phối nước chủ yếu, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn nước; giảm thiểu thất thoát;

+ Cấp điện và chiếu sáng đô thị: Tính toán các chỉ tiêu và phụ tải, xác định nguồn và các trạm biến thế, quy hoạch mạng lưới phân phối chính, đề xuất sử dụng các nguồn cung cấp năng lượng xanh; nghiên cứu chiếu sáng đô thị đảm bảo yêu cầu sử dụng, mỹ quan đô thị và kinh tế;

+ Thông tin liên lạc: Xác định các chỉ tiêu, các nhu cầu; quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc phù hợp các yêu cầu phát triển của đô thị văn minh, du lịch quốc gia và quốc tế;

+ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Xác định chỉ tiêu nhu cầu thoát nước thải, các giải pháp thu gom và xử lý nước thải, quy hoạch hệ thống thoát nước thải tách biệt với hệ thống thoát nước mưa; xác định chỉ tiêu nhu cầu thu gom chất thải rắn, quy hoạch hệ thống các công trình xử lý theo hướng hiện đại và bố trí các bãi chôn lấp chất thải rắn ở địa điểm thích hợp; quy hoạch địa điểm, quy mô các nghĩa trang, nhà hỏa táng và nhà tang lễ.

+ Tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật: Ngầm hóa trong hệ thống tuynel, hào kỹ thuật dùng chung; xác định các khu vực xây mới, khu vực cải tạo, nâng cấp và sự kết nối giữa các khu vực.

- Đánh giá môi trường chiến lược:

+ Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường;

+ Dự báo các tác động và diễn biến của môi trường những tác động tích cực, tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị; trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường đối với việc phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật đô thị;

+ Kiến nghị các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục các tác động và rủi ro đối với dân cư, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước, không khí, tiếng ồn trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị;

+ Xây dựng lộ trình bảo đảm phát triển bền vững giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

- Quy hoạch đợt đầu đến năm 2020:

+ Các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện;

+ Các biện pháp thực hiện quy hoạch;

- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh.

2.2. Một số yêu cầu cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển của đô thị Bắc Ninh

- Gắn kết đô thị Bắc Ninh với vùng thủ đô Hà Nội, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế;

- Làm rõ nội hàm của đô thị Bắc Ninh là “thành phố văn hóa, sinh thái, hướng tới kinh tế tri thức và đô thị thông minh”;

- Phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và xây dựng không gian đô thị có bản sắc riêng về văn hóa, lịch sử, sinh thái trong tương lai; xác định mối liên hệ gắn kết mật thiết giữa các trung tâm đô thị hiện hữu với trung tâm đô thị mới Nam Sơn, vành đai xanh sông Đuống và các khu làng xóm cải tạo, chỉnh trang;

- Xác định chi tiết nhu cầu sử dụng đất các loại theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2030 một cách hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo đô thị phát triển hiệu quả và bền vững;

- Nghiên cứu không gian phát triển đô thị hài hòa và cân đối với cảnh quan thiên nhiên, trong đó, chú ý nghiên cứu xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên được xác lập trong đồ án quy hoạch chung nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả vì đây là những khu vực có tiềm năng và giá trị rất cao của đô thị Bắc Ninh:

+ Các núi sót;

+ Các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp;

+ Các vành đai xanh dọc theo sông Đuống, sông Cầu;

+ Các hành lang xanh dọc các trục cảnh quan đô thị theo QL 1, QL 18, QL 38, đường vành đai 4 và dọc hai bờ sông, kênh, mương, ven hồ điều hòa khác trong đô thị;

+ Các khu quảng trường trung tâm và các công viên, vườn hoa;

+ Cảnh quan thiên nhiên các khu chức năng đô thị.

- Khai thác các thế mạnh: Làng nghề, văn hóa, lịch sử truyền thống, cảnh quan thiên nhiên của Bắc Ninh trong tổ chức không gian đô thị, chú trọng tôn tạo cấu trúc không gian xanh, các hệ sinh thái; đề xuất các mô hình phát triển các khu vực nông thôn trong đô thị;

- Quy hoạch hệ thống trung tâm đô thị tương xứng với quy mô, và hình ảnh mới đặc trưng của thành phố trung tâm tỉnh Bắc Ninh;

- Quy hoạch hệ thống giao thông, thông tin liên lạc đảm bảo vai trò là đầu mối giao lưu, giao thông, cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, mối liên hệ vùng, với cả nước và quốc tế;

- Đánh giá vai trò, vị trí của các cảng sông tại đô thị Bắc Ninh hiện nay, đề xuất quy hoạch cảng đáp ứng nhu cầu vể giao thông đường thủy của đô thị và khai thác không gian ven sông;

- Nghiên cứu đề xuất khai thác các đường cao tốc, đường sắt qua đô thị, đề xuất giải pháp kết nối và khai thác cảng hàng không trên địa bàn, hệ thống các công trình ngầm và giao thông công cộng;

- Rà soát việc triển khai các dự án phát triển đô thị và công nghiệp hiện có, đề xuất các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ phát triển đô thị.



VII. Thành phần hồ sơ

Theo quy định tại Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.



VIII. Tổ chức thực hiện

1. Tiến độ

Dự kiến hoàn thành trong 09 tháng kể từ khi Nhiệm vụ quy hoạch chung được phê duyệt.



2. Trách nhiệm

- Cơ quan tổ chức lập Quy hoạch: Sở Xây dựng Bắc Ninh.

- Cơ quan trình phê duyệt: UBND tỉnh Bắc Ninh.

- Đơn vị tư vấn: Tư vấn nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.

- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh Bắc Ninh kính trình Bộ Xây dựng xem xét thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (có hồ sơ thuyết minh nhiệm vụ kèm theo)./.

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Văn phòng Chính phủ (b/c);

- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);

- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Sở Xây dựng;

- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, PVP KTTH;

- Lưu: HCTC, KTTH, NNTN, XDCB.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Tiến Nhường



Каталог: documents -> 20182
20182 -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1256/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1284/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1298/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1357/qd-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> V/v khắc phục những bất cập trong tổ chức giao thông trên tuyến ql18 và tl. 295B
20182 -> V/v chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải
20182 -> TL. chủ TỊch chánh văn phòNG
20182 -> TL. chủ TỊch kt. Chánh văn phòng phó Chánh văn phòNG
20182 -> V/v tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01
20182 -> Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-cp ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

tải về 56.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương