Ủy ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 84.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích84.4 Kb.
#19497


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 02 /BC-UBND Quảng Nam, ngày 04 tháng 01 năm 2013




BÁO CÁO


Tổng kết công tác quản lý địa giới hành chính các cấp

giai đoạn từ năm 1991 đến nay


Thực hiện Công văn số 4068/BNV-CQĐP ngày 07/11/2012 của Bộ Nội vụ về việc báo cáo tổng kết công tác quản lý địa giới hành chính các cấp; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam báo cáo công tác quản lý địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 1991 đến nay như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỊA GIỚI

HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
1. Về số lượng đơn vị hành chính các cấp

a) Lịch sử hình thành: Ngày 01/01/1997, tỉnh Quảng Nam được tái lập theo Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 về tách tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Khi mới chia tách, tỉnh Quảng Nam có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 02 thị xã và 12 huyện với 211 đơn vị hành chính cấp xã; gồm 189 xã, 10 phường và 12 thị trấn; toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 10.406,34 km2, và dân số là 1.364.599 người.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, để phù hợp với trình độ, khả năng quản lý và dựa trên tình hình thực tế của các địa phương (huyện, xã) nhất là về đặc điểm địa hình, các yếu tố về lịch sử, dân số, diện tích…, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tiến hành lập các thủ tục và được Chính phủ cho phép chia tách địa giới hành chính để thành lập thêm các huyện, các xã. Đến nay, theo các Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã thì tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện (16 huyện, 02 thành phố) với 244 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 213 xã, 18 phường và 13 thị trấn).

b) Diễn biến (tăng, giảm) số lượng đơn vị hành chính các cấp:

Từ năm 1997 đến nay, Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, cụ thể là:

Năm

Đơn vị hành chính cấp huyện

Đơn vị hành chính cấp xã

1997

14

211

1998

14

212

1999

14

217

2002

14

222

2003

16

222

2004

16

225

2005

17

233

2007

17

236

2008

18

240

2009

18

241

2011

18

244

c) Hiện trạng đơn vị hành chính các cấp:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 02 thành phố và 16 huyện), 244 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 18 phường, 13 thị trấn và 213 xã).

2. Công tác lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp

Thực hiện Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp; Thông tư số 28/TT-TCCP-ĐP ngày 17/3/1995 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/NĐ-CP; Công văn số 205/CV-ĐC ngày 24/02/1997 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn lập mới, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp sau khi tách, nhập tỉnh, huyện, xã; UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý và sử dụng hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính (ĐGHC) cụ thể như sau:

a) Kết quả lập hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC theo Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), gồm:

- Số lượng hồ sơ của tỉnh gồm có: 01 bản hồ sơ, 01 bộ bản đồ, 24 mốc giới hành chính.

- Số lượng hồ sơ của cấp huyện gồm có: 14 bản hồ sơ, 14 bộ bản đồ, 30 mốc giới hành chính.

- Số lượng hồ sơ của cấp xã gồm có: 211 bản hồ sơ, 211 bộ bản đồ, 405 mốc giới hành chính.

b) Công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC các cấp



- Văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC các cấp:

+ Nghị định số 43/1998/NĐ-CP ngày 22/6/1998 của Chính phủ về việc thành lập xã Trà Vinh thuộc huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 71/1999/NĐ-CP ngày 16/8/1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường, xã thuộc thị xã Hội An, huyện Hiên và đổi tên huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 27/2002/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh ĐGHC để thành lập phường, xã thuộc thị xã Tam Kỳ, các huyện Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ về việc chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 20/2004/NĐ-CP ngày 12/01/2004 của Chính phủ về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Hội An và các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 05/01/2005 của Chính phủ về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Tam Kỳ; điều chỉnh ĐGHC thị xã Tam Kỳ để thành lập huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 85/2005/NĐ-CP ngày 07/7/2005 của Chính phủ về việc thành lập xã thuộc huyện Núi Thành và Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về thành lập Thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 33/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn; thành lập xã, phường, mở rộng thị trấn thuộc các huyện Đại Lộc, Bắc Trà My, Thăng Bình và thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 10/2008/NĐ-CP ngày 29/01/2008 của Chính phủ về việc thành lập Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Quế Sơn, huyện Phước Sơn; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quế Sơn để thành lập huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 21/12/2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Tam Vinh để thành lập thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam;

+ Nghị quyết Số 03/NQ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.


II. HIỆN TRẠNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ HỒ SƠ, BẢN ĐỒ

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
1. Hiện trạng địa giới hành chính các cấp

a) Các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC cấp tỉnh

Thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính huyện, xã; hiện trạng tình hình quản lý, sử dụng mốc địa giới và đường ĐGHC giữa Quảng Nam với các tỉnh như: Quảng Ngãi, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng vẫn còn rải rác xảy ra tranh chấp về đường ĐGHC; hiện nay vẫn còn xảy ra tranh chấp một số nơi như sau:

- Khu vực tranh chấp ĐGHC giữa huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum: Theo cơ sở hồ sơ 364 và hồ sơ chia tách các xã đã tiến hành đối chiếu và xác minh đường ĐGHC gồm có 14 tuyến, trong đó đã thống nhất được 11 tuyến, còn lại 3 tuyến chưa thống nhất như sau:

+ Đường ĐGHC giữa xã Trà Vân, huyện Nam Trà My và xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi: Qua kiểm tra thực địa tại khu vực thôn 3 xã Trà Vân (giáp với xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) và đối chiếu với hồ sơ, đoàn công tác nhận thấy đất canh tác của nhân dân thôn 3 xã Trà Vân nằm ngoài ranh giới hành chính của tỉnh Quảng Nam theo hồ sơ ĐGHC 364 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (tức là thuộc xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) nhưng người dân địa phương tại đây cũng khẳng định khu vực này là đất của xã Trà Vân từ bao đời nay.

+ Đường ĐGHC giữa xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và xã Đăk Nên, huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum: Qua kiểm tra thực địa tại thôn 3 và thôn 4 xã Trà Vinh đã xác định toàn bộ diện tích đất mà nhân dân thôn 3 và thôn 4 xã Trà Vinh (184 hộ, 891 khẩu), huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đang sinh sống và làm ăn nằm trong khu vực thuộc phạm vi quản lý của xã Đăk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum theo hồ sơ 364.

+ Đường ĐGHC giữa xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My.

- Tình hình ĐGHC giữa huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam với huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi: Theo cơ sở hồ sơ 364 và hồ sơ chia tách các xã đã tiến hành đối chiếu và xác minh đường ĐGHC, trong đó có 02 tuyến tranh chấp, cụ thể như sau:

+ Đường ĐGHC giữa xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam với xã Trà Thanh, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi: Qua kiểm tra thực tế đối chiếu với bản đồ địa giới hành chính 364 thì toàn bộ diện tích đất thôn 1, xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My với diện tích 1.071 ha, gồm 77 hộ và 397 nhân khẩu nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính xã Trà Thanh và xã Trà Khê, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. Theo lịch sử định cư thì từ thời Pháp thuộc đến nay nhân dân thôn 1, xã Trà Giáp vẫn sinh sống làm ăn, canh tác sản xuất, chôn cất mồ mã ông bà và xây dựng các công trình dân sinh, công cộng như nhà ở, Trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, ruộng nương ổn định nhưng không được cấp giấy quyền sử dụng đất ở và đất lâm nghiệp. Đề nghị điều chỉnh đường địa giới hành chính 364 theo hiện trạng hiện nay.

+ Đường ĐGHC giữa xã Trà Ka huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam với xã Trà Xinh huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi: Qua kiểm tra thực tế khu vực tranh chấp: từ ngã ba Sông Tang, Sông Lon đến ngã ba Sông Tang, suối Hpoc. Trước đây nhân dân xã Trà Ka sinh sống tại khu vực từ ngã ba sông Tang và suối Hpoc đến đỉnh Vân Ret nhưng do bị dịch bệnh xảy ra nên nhân dân xã Trà Ka đã di dân đến khu vực ngã ba sông Tang và suối Lon để sinh sống, làm ăn nhưng vẫn tiến hành sản xuất và chôn cất mồ mả ông bà tại khu vực đất cũ. Đến năm 1994 khi phân chia ranh giới 364 thì khu vực này thuộc ranh giới xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi nên dẫn đến việc tranh chấp ranh giới và đất sản xuất giữa nhân dân thôn 3, xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam và nhân dân thôn Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.

b) Tình hình tranh chấp ĐGHC trong tỉnh

Đối với các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra tranh chấp ở một số nơi, phần lớn là do sau khi xác lập bản đồ địa giới hành chính 364 với đường địa giới hành chính theo lịch sử để lại và biên bản hiệp thương ban đầu không trùng khớp, cụ thể như sau:



- Cột mốc ĐGHC và đường ĐGHC giữa huyện Bắc Trà My và huyện Tiên Phước:

Qua kiểm tra thực tế tại mốc và đường ĐGHC giữa xã Tiên Hiệp huyện Tiên Phước và xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My cho thấy cột mốc 2H1 và đường địa giới hành chính giữa xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My và xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước được thiết lập theo Biên bản xác nhận mô tả địa giới hành chính ngày 14/6/1994 (gọi tắt là biên bản 1) và Biên bản xác nhận mô tả địa giới hành chính ngày 15/6/1994 (gọi tắt là biên bản 2), do Đoàn khảo sát và Ban Chỉ đạo 364 giữa 2 địa phương xác lập. Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về địa giới hành chính theo hồ sơ ĐGHC 364 đã nảy sinh tranh chấp giữa 2 địa phương là do biên bản xác nhận mô tả ngày 14/6/1994 (biên bản 1), không trùng khớp với nội dung biên bản xác nhận mô tả địa giới hành chính ngày 15/6/1994 (biên bản 2). Theo nội dung mô tả tại biên bản 1 thì đường địa giới hành chính giữa 2 xã đi qua dốc Đá Bắn nhưng nội dung mô tả tại biên bản 2 và bản đồ ĐGHC 364 thì đường địa giới hành chính giữa 2 xã đi qua dốc Đá Bàn (Dốc tờn). Mốc 2H1 giữa xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My và xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước được cắm cách dốc Đá Bắn khoảng 500 m về hướng Bắc.

Sau khi xác lập các giải pháp kỹ thuật chuyển toàn bộ 2 đường ĐGHC không đồng nhất theo nội dung mô tả trên ra thực địa thì diện tích đất chồng lấn nằm giữa 2 đường ĐGHC khoảng 40 ha do nhân dân xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước sản xuất từ năm 1975 đến nay. Hiện có 6 hộ với 34 nhân khẩu đang sinh sống và được chính quyền xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Sau khi thực hiện cắm mốc ĐGHC 364 nói trên, giữa 2 địa phương gặp khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về ĐGHC (huyện Bắc Trà My quản lý mốc ĐGHC, huyện Tiên Phước quản lý đất đai, đời sống, sản xuất của nhân dân), từ đó 2 huyện đã có văn bản đề nghị tỉnh giải quyết, Sở Nội vụ tỉnh cùng với các địa phương và các ngành liên quan đã nhiều lần bàn bạc giải quyết nhưng chưa thống nhất chung.



- Về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa huyện Đông Giang và huyện Nam Giang:

Qua kiểm tra thực tế để xác định địa giới hành chính giữa hai huyện Đông Giang và Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, thì:

+ Theo Báo cáo của UBND huyện Đông Giang: Về mặt lịch sử thì toàn bộ diện tích 2.114 ha, thuộc 2 tiểu khu: gồm tiểu khu 222 (với 1.184 ha) và tiểu khu 288 (với 930 ha) trước đây thuộc huyện Hiên (trên cơ sở lấy dòng Sông Buong làm ranh giới) cho đến khi xác định lại ĐGHC theo Chỉ thị 364 thì cắt chuyển cho huyện Nam Giang (lấy theo suối Pa nal làm ranh giới là không phù hợp). Toàn bộ diện tích 2.114 ha này là núi đá vôi, thuộc rừng phòng hộ; dân cư không có; cách thị trấn Thành Mỹ (Nam Giang) 35km, cách UBND xã Mà Cooih (Đông Giang) 15km và khu dân cư mới của xã Mà Cooih khoảng 5km; tình hình khai thác rừng trái phép tại khu vực này luôn diễn ra và rất phức tạp. UBND huyện Đông Giang đề nghị điều chỉnh ĐGHC chuyển toàn bộ diện tích 2.114 ha về huyện Đông Giang (đặc biệt là rừng phòng hộ) và sẽ giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương quản lý để giao khoán cho cộng đồng dân cư Khu tái định cư Cutchrun bảo vệ để tạo thuận lợi cho sự quản lý của 2 huyện, nhất là trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, UBND huyện Nam Giang đề nghị giữ nguyên hiện trạng ranh giới hành chính đã được xác lập năm 1994 (theo Chỉ thị 364). Nếu thực hiện việc điều chỉnh lại ĐGHC theo yêu cầu của huyện Đông Giang sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân, tạo tiền lệ không tốt trong việc quản lý nhà nước về ĐGHC và sẽ gây phức tạp thêm tình hình.



- Đường ĐGHC giữa huyện Quế Sơn với huyện Duy Xuyên:

Qua kiểm tra thực tế cho thấy đường ĐGHC giữa xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn với xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên cho thấy đường địa giới hành chính trong biên bản xác nhận mô tả ĐGHC lập ngày 15/4/1994 do lãnh đạo 2 xã Quế Hiệp (Quế Sơn) và Duy Trung (Duy Xuyên) xác nhận và đường ĐGHC trên bản đồ hành chính 364 do Xí nghiệp trắc địa bản đồ, thuộc Tổng cục đo đạc bản đồ đo vẽ lập ngày 11/10/1995 có diện tích đất đo vẽ lệch về phía thôn Nghi Sơn xã Quế Hiệp là 80,7 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp do 20 hộ dân thôn Nghi Sơn (Quế Hiệp) sản xuất là: 2,3 ha (đã giao quyền sử dụng đất cho 13 hộ 1.08 ha; đất tạm giao chưa có bìa đỏ 1,22 ha cho 07 hộ). Đất lâm nghiệp là: 78,4 ha (đã giao cho 10 hộ quản lý sử dụng (có bìa đỏ) là: 19,7 ha; nhân dân tự quản lý, khai thác từ lâu nay là 38,7; còn lại nhân dân xã Duy Trung, Duy Xuyên sản xuất khoản 20 ha.



- Đường ĐGHC giữa huyện Quế Sơn với huyện Nông Sơn:

Qua kiểm tra thực tế cho thấy đường ĐGHC giữa xã Quế Long, huyện Quế Sơn với xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn cho thấy vị trí đường ĐGHC trên bản đồ 364 lập ngày 11/10/1995 so với đường ĐGHC trong biên bản hiệp thương mô tả đường ĐGHC được lãnh đạo của 2 xã ký xác nhận ngày 26/02/1994 thì đường ĐGHC trên bản đồ vẽ lệch về phía xã Quế Long (Quế Sơn) 250m, có diện tích đất thuộc xã Quế Long quản lý từ trước đến nay là 12,33 ha. Nay theo bản đồ 364 thì phần đất này thuộc về xã Quế Lộc (Nông Sơn). Ủy ban nhân dân huyện Quế Sơn đề nghị xác định lại ĐGHC theo truyền thống lịch sử; điều chỉnh lại mốc giới theo bản đồ 364 đúng như biên bản hiệp thương mô tả đường ĐGHC được lãnh đạo của các địa phương xã ký xác nhận.



- Cột mốc và đường ĐGHC giữa thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh:

Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 5/01/2005 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ (cũ) thành hai đơn vị hành chính là thị xã (nay là thành phố) Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ và Ủy ban nhân dân huyện Phú Ninh đã tiến hành kiểm tra và thống nhất xác định đường ĐGHC của 2 địa phương. Tuy nhiên, tại thời điểm chia tách, việc xác định các mốc ĐGHC giữa xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ với xã Tam Thái, huyện Phú Ninh chủ yếu theo đường phân thủy (kênh Ba Kỳ và kênh N2-A) mà chưa căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất trên thực tế. Do vậy, có một phần tuyến đường giao thông (đường vào Nghĩa trang Tam Kỳ) do Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ làm chủ đầu tư thuộc địa giới hành chính xã Tam Thái, huyện Phú Ninh.

Trong thời gian vừa qua, một số hộ dân ở xã Tam Thái, huyện Phú Ninh đã lấn chiếm đất trên địa bàn xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ để xây dựng nhà ở trái phép (dựa theo bản đồ ĐGHC 364 và hồ sơ ĐGHC xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ). Khảo sát xác định lại tuyến ĐGHC của 2 xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ và xã Tam Thái, huyện Phú Ninh. Trên cơ sở hồ sơ mô tả tuyến ĐGHC của 2 xã: Từ cột mốc (TN-TT) 2X.1 đến tâm cầu Bà Ngôn (nằm trên đường Tam Kỳ đi Phú Ninh) thì Mốc (BN-TT-TT) 03X.1 còn nguyên hiện trạng. Theo mô tả kỹ thuật trong hồ sơ ĐGHC xã Tam Ngọc, tuyến ĐGHC nêu trên xuất phát từ mốc bê tông 2 mặt có số hiệu (TN-TT) 2X.1 (tại Nghĩa trang thành phố Tam Kỳ) chạy theo hướng Nam 20m đến đường nhựa (Tam Kỳ đi Phú Ninh) chuyển hướng Tây đến cầu nhỏ (cầu Bà Ngôn). Sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ xây dựng Nghĩa trang thành phố, tuyến ĐGHC này cắt ngang đường vào Nghĩa trang thành phố dẫn đến việc khó xác định được ranh giới giữa 2 xã Tam Ngọc và xã Tam Thái. Để tạo sự ổn định, sinh sống và sản xuất của các hộ dân cư tại khu vực xảy ra tranh chấp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý ĐGHC của thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh trong thời gian tới cần phải xác định và điều chỉnh lại mốc giới một số đoạn trong tuyến ĐGHC giữa xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ và xã Tam Thái, huyện Phú Ninh (nằm trên bản đồ D-49-13-B) cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

c) Tình hình tranh chấp ĐGHC trong huyện

- Tranh chấp ĐGHC tại huyện Bắc Trà My (gồm 07 tuyến):

+ Tuyến Trà Đông – Trà Kót; Trà Đông – Trà Nú;

+ Tuyến thị trấn Trà My – Trà Dương;

+ Tuyến thị trấn Trà My – Trà Giang;

+ Tuyến thị trấn Trà My – Trà Sơn;



+ Tuyến Trà Giang - Trà Sơn;

+ Tuyến Trà Tân – Trà Bui;

+ Tuyến Trà Giáp – Trà Ka.

- Tranh chấp ĐGHC tại huyện Nông Sơn (gồm 01 tuyến): Xã Phước Ninh – xã Quế Trung.

- Tranh chấp ĐGHC tại huyện Quế Sơn (gồm 06 tuyến):

+ Tuyến Quế Thuận – Phú Thọ;

+ Tuyến Quế Thuận - Quế Hiệp;

+ Tuyến Quế Long - thị trấn Đông Phú;

+ Tuyến Quế Long - Quế Phong;

+ Tuyến Hương An - Quế Cường;

+ Tuyến Hương An - Quế Phú.

- Tranh chấp ĐGHC tại huyện Điện Bàn (gồm 03 tuyến):



+ Tuyến Điện Nam Bắc - Điện Ngọc;

+ Tuyến Điện Dương - Điện Nam Trung;

+ Tuyến Điện Thắng Bắc - Điện Thắng Trung.

- Tranh chấp ĐGHC tại huyện Tây Giang (gồm 01 tuyến): Xã A Nông – A Tiêng.



Nguyên nhân xảy ra tranh chấp ĐGHC là do:

- Khi triển khai thực hiện việc lập bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC theo Chỉ thị 364, một số địa phương cấp xã không làm kỹ công tác hiệp thương, cán bộ xã chưa nắm và quản lý chắc đường ranh giới của địa phương mình và thực tế tình hình cư trú, sản xuất của nhân dân các bên; vì vậy khi kiểm tra, nghiệm thu không phát hiện sai sót nên đã ký vào hồ sơ 364 để trình cấp trên phê duyệt.

- Đơn vị thi công Xí nghiệp 204 thuộc Cục trắc địa bản đồ thực hiện tác nghiệp Bản đồ và mô tả theo biên bản hiệp thương của các bên một số nội dung thiếu chính xác, không khớp với biên bản hiệp thương và thực tế.

- Sau khi bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC được cấp có thẩm quyền cho phép đưa vào quản lý, sử dụng; cán bộ xã không tuyên truyền hướng dẫn cho nhân dân biết về ranh giới của từng địa phương, do đó trong quá trình tổ chức nơi cư trú, sản xuất làm ăn, đặc biệt những năm gần đây kinh tế vườn, rừng, thủy điện phát triển, việc tranh chấp ngày càng phát sinh lớn.

d) Sự thay đổi về địa giới hành chính, nguyên nhân, kết quả và tác động của việc điều chỉnh ĐGHC trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng:

Sau khi được điều chỉnh, thành lập mới đơn vị hành chính, các địa phương đã làm tốt công tác xây dựng tổ chức bộ máy, công tác cán bộ của các đơn vị hành chính mới; do đó bộ máy chính quyền ở các đơn vị hành chính mới thành lập đã thể hiện rõ vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành về phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương một cách sâu sát, toàn diện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; từ đó từng bước nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Kinh tế ngày càng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển hướng tích cực; huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển; khởi công và hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình có ý nghĩa. Văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến, đạt được kết quả quan trọng, kinh tế miền núi ổn định, phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, xây dựng kế hoạch khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn vững chắc; tăng cường công tác xây dựng đảng và chính quyền, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ cấp xã, thôn...

Trụ sở làm việc của các xã, phường mới thành lập đã được đầu tư xây dựng khang trang. Trường học, trạm y tế xã cũng đã được đầu tư xây dựng để phục vụ cho việc học hành của con, em và khám chữa bệnh cho nhân dân của xã.

Nhìn chung, sau khi được điều chỉnh, chia tách điều kiện kinh tế của các đơn vị mới có phát triển hơn so với trước, đời sống nhân dân ổn định và có bước phát triển; tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quản lý điều hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước ở cơ sở đạt được nhiều kết quả. Việc đi lại giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và công dân được nhanh, gọn và thuận lợi hơn nhiều so với trước.

Tuy nhiên, một số địa phương hiện nay vẫn còn những khó khăn, nhất là các huyện Nông Sơn, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Giang và các xã thuộc các huyện trên đều là những xã còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội... do vậy cần phải được sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương

2. Hiện Trạng hồ sơ, bản đồ và mốc ĐGHC các cấp hiện nay



- Số lượng hồ sơ của tỉnh gồm có: 01 bản hồ sơ , 01 bộ bản đồ, 24 mốc giới hành chính.

- Số lượng hồ sơ của cấp huyện gồm có: 14 bản hồ sơ , 14 bộ bản đồ, 30 mốc giới hành chính.

- Số lượng hồ sơ của cấp xã gồm có: 211 bản hồ sơ , 211 bộ bản đồ, 405 mốc giới hành chính.

3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý ĐGHC

Trong những năm qua, công tác quản lý địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cơ bản đã làm đúng theo quy định. Xác định công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên môn đã phối hợp thực hiện rất tốt công tác này. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện có những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc như sau:



- Ưu điểm: Việc quản lý, sử dụng và lưu trữ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính các cấp được chú trọng và bảo quản, bảo đảm an toàn lâu dài ở địa phương nên khi có sự cố xảy ra tranh chấp ĐGHC đã được cơ quan chức năng giải quyết kịp thời.

- Hạn chế: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên việc thực hiện công tác quản lý địa giới hành chính còn nhiều bất cập, việc giải quyết tranh chấp ĐGHC còn kéo dài chưa dứt điểm.

- Vướng mắc: Một số đường ranh giới, mốc địa giới hành chính trên thực địa so với biên bản ký kết theo Chỉ thị 364 không trùng khớp nên khi xảy ra tranh chấp khó xử lý.

4. Giải pháp hoàn thiện hồ sơ, bản đồ, mốc địa giới hành chính các cấp

- Chỉnh lý toàn bộ nội dung hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo đúng hiện trạng trên thực địa; xây dựng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC và cơ sở dữ liệu về ĐGHC các cấp đảm bảo tính khoa học, đầy đủ, chính xác và thống nhất làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2271/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư: Điều chỉnh hồ sơ địa giới hành chính các cấp tỉnh Quảng Nam; chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức lập mới hồ sơ địa giới hành chính các cấp sau khi chia tách từ năm 2003 đến nay. Đã thi công phần ngoại nghiệp, dự kiến giữa năm 2013 hoàn thành đưa vào sử dụng thêm 93 bộ hồ sơ cấp xã và 09 bộ hồ sơ cấp huyện.

Định hướng, phương án, lộ tình giải quyết các khu vực chưa thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính được lập theo Chỉ thị 364 với thực tế quản lý địa giới hành chính: Hướng điều chỉnh lại ĐGHC theo ĐGHC truyền thống lịch sử (trước khi phân giới hành chính theo Chỉ thị 364).

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ



- Kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ nghiên cứu và từng bước sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản liên quan đến việc chia tách đơn vị hành chính, vì hiện nay những quy định ban hành trước đây (Quyết định 64b/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới hành chính chưa hợp lí; Thông tư 19-BT ngày 30/01/1979 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng về việc điều chỉnh địa giới các huyện, các xã và các đơn vị tương đương thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cần phải bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương nhất là các tiêu chí để tiện cho việc chia tách đơn vị hành chính trong thời gian đến.

- Về giải quyết việc tranh chấp ĐGHC giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh bạn: Đề nghị Bộ Nội vụ đề xuất với Chính phủ giải quyết điều chỉnh lại địa giới hành chính theo hướng trở về với lịch sử truyền thống giữa các địa phương, nhằm tạo điều kiện cho nhân dân an tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

- Về giải quyết việc tranh chấp ĐGHC giữa các xã, huyện trong tỉnh: Theo quy định của nhà nước về thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã; kính đề nghị Bộ Nội vụ cho ý kiến chỉ đạo và sớm có định hướng để Ủy ban nhân dân tỉnh có căn cứ giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đường ĐGHC đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định.

Trên đây là báo cáo công tác quản lý địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 1991 đến nay; kính đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo để tạo điều kiện cho tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt công tác quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến./.




Nơi nhận:

- Bộ Nội vụ (b/c);

- BTV TU, TT HĐND, UBND tỉnh;

- Sở Nội vụ;

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Sở Xây dựng;

- UBND các huyện, thành phố;

- CPVP;


- Lưu VT, KTN, NC.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đã ký


Lê Phước Thanh




Каталог: vbpq quangnam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 1037/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam

tải về 84.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương