Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 202.88 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích202.88 Kb.
#98
1   2   3

- Đối với hệ thống cấp nước xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy:

Đây là công trình các tuyến ống cấp nước nối mạng với hệ thống cấp nước của Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế. Kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước của xã Thuỷ Bằng là phải tiến hành cải tạo toàn bộ ống nhánh hộ gia đình, hạ độ sâu chôn ống, thay mới toàn bộ 122 đồng hồ đo đếm. Hiện nay, Công ty đang tính toán cân đối các nguồn vốn để tiến hành cải tạo. Trong quý II năm 2005, Công ty sẽ triển khai cải tạo và tiếp nhận, quản lý hệ thống cấp nước Thủy Bằng.



- Đối với hệ thống cấp nước xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy:

Đây là công trình các tuyến ống cấp nước do Nhân dân xã Thủy Vân huyện Hương Thủy đầu tư từ năm 1996; khoảng 1.200 hộ sử dụng chung 1 đồng hồ tổng, được nối mạng với hệ thống cấp nước của Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế. Hiện nay công ty Cấp thoát nước đang khảo sát hiện trạng hệ thống cấp nước xã Thuỷ Vân, để cải tạo và nhận quản lý, vận hành trong tháng 4/2005.



24. Cử tri huyện Hương Thuỷ kiến nghị tỉnh có giải pháp để hạn chế ô nhiễm dòng sông Phú Bài do nước thải của Khu Công nghiệp Phú Bài gây nên; đề nghị các ngành chức năng của tỉnh nghiên cứu và có giải pháp chống sét để hạn chế sét đánh chết người khi có mưa giông ở các cánh đồng của xã Thuỷ Tân, Thuỷ Phù.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

- Hiện nay có 24 dự án đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài, trong đó: dự án đã đi vào hoạt động: 12; dự án đang xây dựng: 3; dự án sắp triển khai xây dựng: 6. Trên thực tế 12 dự án đã đi vào hoạt động tại khu công nghiệp có tới 6 dự án sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án còn lại sản xuất nhựa, bao bì, thiết bị inox, sợi... đều rất ít nước thải và mức độ ảnh hưởng đến nguồn nước không lớn.

Theo quy định về bảo vệ môi trường, hai công trình quan trọng, cần thiết của Khu Công nghiệp đó là: Hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp và Khu xử lý chất thải công nghiệp đều chưa được đầu tư xây dựng. BQL các Khu công nghiệp của tỉnh và Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng đã cam kết với Bộ Tài nguyên và Môi trường đầu tư xây dựng trước khi Khu công nghiệp Phú Bài đi vào hoạt động.

UBND tỉnh sẽ yêu cầu Ban quản lý các khu Công nghiệp của tỉnh, công ty xây lắp Thừa Thiên Huế thực hiện đúng các nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án Khu công nghiệp Phú Bài đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, cấp Quyết định phê duyệt; nhanh chóng xây dựng Hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp và Khu xử lý chất thải công nghiệp.

- Giải pháp hạn chế sét đánh chết người khi có mưa giông trên các cánh đồng của xã Thuỷ Tân, Thuỷ Phù: hiện nay chưa có giải pháp kỹ thuật để hạn chế sét khi có mưa giông ngoài tự nhiên; do vậy để hạn chế sét đánh chết người thì những người hoạt động ở vùng thường có sét khi có mưa giông phải tìm nơi để tránh sét.



25. Cử tri các huyện, thành phố Huế phản ánh việc giáo dục về phòng chống tội phạm và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong trường học, trong thanh, thiếu niên còn rất hạn chế, cần có biện pháp đồng bộ trong quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường học, phát huy truyền thống của một vùng đất văn hóa.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc triển khai đưa công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý vào chương trình hoạt động của Nhà trường và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục dưới nhiều hình thức:



+ Thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục phòng chống tội phạm, ma tuý và các tệ nạn xã hội theo chương trình, tài liệu của Bộ Giáo dục - đào tạo ban hành, đồng thời lồng ghép trong các tiết dạy ở các môn như Giáo dục công dân, Sinh học...

+ Phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để theo dõi, kịp thời uốn nắn, giáo dục, ngăn ngừa các biểu hiện xấu.

+ Tổ chức ký cam kết giữa học sinh - phụ huynh - nhà trường về thực hiện nề nếp, nội quy, kỷ cương trường học; cam kết về phòng chống tội phạm - ma tuý - an toàn giao thông - tệ nạn xã hội.

+ Tổ chức hội thảo, thuyết trình, nói chuyện về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý.

+ Tổ chức Đố vui để học, sáng tác, vẽ tranh... về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, phòng chống AIDS...

+ Thành lập “Hòm thư vì bè bạn” để kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm trong cũng như ngoài trường.

+ Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh cá biệt để ngăn ngừa có hiệu quả về các biểu hiện vi phạm.

+ Phối hợp với chính quyền và Công an địa phương để nắm bắt, cung cấp và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, ngăn ngừa tình trạng tiến đến các tội phạm nguy hiểm.

+ Thông báo kịp thời về trường những trường học sinh vi phạm. Yêu cầu trường thông báo cho gia đình học sinh và có những hình thức xử lý thoả đáng (xem xét xếp loại hạnh kiểm, có hình thức kỷ luật đối với những vi phạm trầm trọng, vi phạm nhiều lần. Xác định trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường.

+ Chấn chỉnh công tác bảo vệ an ninh trật tự trong trường học.

+ Khuyến khích các trường có điều kiện mở website cung cấp tình hình học tập, đạo đức của học sinh để phụ huynh tiện theo dõi và cùng phối hợp quản lý.

26. Nhiều cử tri kiến nghị việc học phí tăng sẽ gây nhiều khó khăn cho học tập và sinh hoạt của con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đề nghị, tỉnh xem xét giải quyết.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Hiện nay mức thu học phí của các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn chưa có điều chỉnh, cơ sở công lập vẫn thực hiện theo Quyết định số 1625/1998/QĐ-UB ngày 20/8/1998 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh; cơ sở bán công vẫn thực hiện theo quyết định số 1882/2001/QĐ-UB ngày 9/8/2001 của UBND tỉnh. Riêng cơ sở giáo dục mầm non, mức thu học phí đã được điều chỉnh theo Nghị quyết số 1c/2004/NQBT-HĐND5 ngày 07/9/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 3601/QĐ-UB ngày 15/10/2004 ngày 8/10/2004 UBND tỉnh, nhưng mức thu này vẫn nằm trong khung thu học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ Tướng Chính phủ. Đối với học sinh thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc học sinh có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn ở vùng núi và các xã được hưởng phụ cấp vùng sâu vùng xa từ mức 0.5 trở lên thì được miễn giảm học phí theo chế độ.

Ngoài ra, căn cứ vào Nghị quyết số 1d/2004/NQBT-HĐND5 ngày 07/09/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND đã có quyết định số 3480/QĐ-UB về việc quy định chế độ thu tiền học 2 buổi một ngày ở các cơ sở giáo dục phổ thông và mầm non. Hiện nay, kinh phí Ngân sách chưa cân đối nguồn kinh phí cho việc dạy 2 buổi/ ngày. Do đó, đây là khoản thu nhằm trang trải các chi phí phát sinh cho buổi học thứ hai trong ngày, cụ thể chi trả tiền giảng dạy cho giáo viên, quản lý lớp, công tác quản lý của trường, mua sắm tài liệu, trang thiết bị, tài sản, điện nước...

Vì vậy với mức thu hiện tại (qui định từ năm 1998) là vẫn còn thấp, chưa đủ bù đắp chi phí do tăng giá và nhà trường vẫn còn khó khăn.



27. Cử tri thành phố Huế kiến nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan làm tốt công tác quản lý Trung tâm Thi đấu TDTT tỉnh, tránh tình trạng để chăn thả trâu, bò trong khuôn viên và việc thanh, thiếu niên tụ tập uống rượu vào ban đêm làm tình hình an ninh, trật tự không được đảm bảo; cử tri cũng bày tỏ sự mong muốn tỉnh có giải pháp đầu tư hợp lý và nâng cao chất lượng cho đội bóng đá của tỉnh, quyết tâm đưa đội bóng đá tỉnh lên hạng.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

Sau 5 tháng hoạt động, Trung tâm Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế từ lúc đi vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu tập luyện thường xuyên của nhân dân như là một công viên mở vừa đảm bảo công tác vệ sinh, môi trường, mỹ quan, vừa đảm bảo cho mọi người dân vào tập luyện tự do theo nhu cầu và sở thích.

- Việc cử tri phản ánh có trâu bò vào khu vực Trung tâm:

Trong toàn khu vực được quy hoạch xây dựng Trung tâm thi đấu: khu A đã hoàn thành, riêng khu B chỉ mới san lấp mặt bằng giai đoạn 2 và hoàn thành hệ thống đường nội thị, điện chiếu sáng nối liền với các trục đường khác của thành phố. Trong đó phần đất phía nam của khu B đã bàn giao cho Công ty Cổ phần Bất động sản sông Đà đầu tư xây dựng các sân Tennis theo phương thức xã hội hóa. Phần đất phía Bắc khu B chưa hoàn thành công tác giải tỏa nên chưa thi công được hàng rào bảo vệ khu vực. UBND Tỉnh đã có công văn số 2623/XD-UB ngày 20/10/2004, về việc cho chuẩn bị đầu tư các sân tập ngoài trời và sẽ hoàn thành trong năm 2006. Từ thực tế trên, tại các bãi đất trống của khu B và sân vận động Xuân Phú, một số bà con phường Xuân Phú thường thả 2-3 con bò tại đây. Việc chăn thả này không ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, việc tập luyện của nhân dân và hoàn toàn ngoài hàng rào của Trung tâm Thi đấu đã xây dựng xong.

- Việc cử tri phản ánh tình trạng thanh thiếu niên tụ tập uống rượu vào ban đêm tại Trung tâm Thể thao làm tình hình an ninh trật tự không được đảm bảo: Theo quy hoạch thiết kế có 02 tuyến đường nối đường Dương Văn An với đường dọc cống số 7, đường nối từ đường Bà Triệu vào Trung tâm, đây là hai tuyến đường đô thị nằm trong hệ thống đường giao thông của thành phố đi qua khu vực Trung tâm. Hai tuyến đường này đã đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 2004 tạo nên cảnh quan môi trường rất đẹp cho khu Trung tâm Thể thao và trường Chu Văn An. Hai tuyến đường này nằm ngoài khu vực hàng rào của Trung tâm Thi đấu đã hoàn chỉnh. Do mặt đường mới xây dựng, vỉa hè rộng, sạch sẽ, các đường lại chưa nối liên hoàn nên mật độ xe đi lại ít, điện chiếu sáng ban đêm sáng, vì vậy hàng ngày các em thiếu niên, học sinh đá bóng dưới lòng đường gây cản trở giao thông. Thanh thiếu niên tụ tập uống rượu vào ban đêm trên vỉa hè tại các trục đường trên là có. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND thành phố Huế có biện pháp thực hiện công tác quản lý ban đêm tại khu vực này tốt hơn.

- Các giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng đội bóng: Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với ngành Thể dục Thể thao đẩy mạnh phong trào TDTT và hoạt động bóng đá trong trường học, phường xã; Kiên trì xây dựng phong trào thể thao cơ sở để tạo môi trường tốt cho phát triển tài năng bóng đá, tạo điều kiện cho việc lựa chọn tài năng bổ sung cho bóng đá đỉnh cao tỉnh nhà; sẽ xem xét bố trí ngân sách riêng cho đội bóng tỉnh Thừa Thiên Huế và bố trí đủ nguồn kinh phí ổn định theo đúng quy định của Tỉnh và kế hoạch đào tạo được Tỉnh duyệt nhằm tránh tình trạng kế hoạch ngân sách không gắn liền với kế hoạch đào tạo và chế độ đào tạo trong nhiều năm liền, làm cho hiệu quả đào tạo không có và từ đó vừa lãng phí đào tạo, vừa không ổn định trong bóng đá cũng như trong thể dục thể thao nói chung; sẽ xem xét xây dựng đội bóng Thừa Thiên Huế theo hướng chuyên nghiệp và giao đội bóng cho doanh nghiệp quản lý, có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước để bóng đá Thừa Thiên Huế thực sự được vận hành và bắt kịp với xu hướng hiện nay.

28. Cử tri các huyện Phú Vang, Hương Trà, Nam Đông, Phú Lộc kiến nghị tỉnh có kế hoạch phân bổ nguồn vốn để xây dựng thêm một số phòng học, đảm bảo đủ phòng học cho các Trường Tiểu học Phú Xuân 2 (xã Phú Xuân); Trường Trung học cơ sở và Tiểu học Vinh Thanh (xã Vinh Thanh); Trường Tiểu học Dương Nổ. Đề nghị quan tâm đầu tư xây dựng mới các trường Trung học phổ thông cho các xã Phú Lương, Phú An (huyện Phú Vang); trường Trung học cơ sở Hương Hoà ( Nam Đông ); triển khai thi công Trường Phổ thông trung học Hương Vinh, Trường Phổ thông trung học Tứ Hạ (Hương Trà); nâng cấp Trường Phổ thông trung học Thừa Lưu, Vinh Lộc (Phú Lộc); đề nghị xây dựng Trung tâm Giáo dục Thường xuyên ở xã Phú Đa và xây dựng Trung tâm dạy nghề ở xã Phú Đa, Phú Thuận để giúp nâng cao trình độ dân trí.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Theo phân cấp quản lý hiện hành, UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn. Do vậy, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện, thành phố Huế xây dựng thêm phòng học của các trường tiểu học, THCS phù hợp với từng điều kiện thực tế của địa phương.

- Đối với việc xây dựng các trường Trung học phổ thông:

+ UBND tỉnh giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư các trường THPT Hương Vinh, THPT Vinh Lộc, THPT bán công Tứ Hạ trong năm 2005. Vì vậy, việc xây dựng các trường này sẽ triển khai trong năm 2006. Trường THPT Thừa Lưu đã được triển khai xây dựng và dự kiến hoàn thành nhà học 18 phòng, khu hiệu bộ trong năm 2005.

+ Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Vang đã có 4 trường THPT là Phan Đăng Lưu, Thuận An, Vinh Xuân, Nguyễn Sinh Cung. Do vậy, việc đặt vấn đề xây dựng trường THPT tại xã Phú lương, Phú An là không phù hợp vì số lượng học sinh tại 2 xã không đủ để thành lập trường. Trong qui hoạch ngành Giáo dục đến 2010 cũng không chưa có trường PTTH cho 2 xã này.

+ Về việc xây dựng trung tâm giáo dục thường xuyên ở xã Phú Đa và Trung tâm dạy nghề ở xã Phú Đa, Phú Thuận: hiện nay Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề Phú Vang đã được xây dựng cơ sở khang trang, ổn định tại 2 xã Phú Mỹ và Phú Dương. Vì vậy, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Phú Vang qui hoạch bố trí mặt bằng tại xã Phú Đa để xây dựng cơ sở lẻ cho 2 trung tâm này.



29. Cử tri xã Hương Xuân, huyện Hương Trà phản ánh, hiện nay, con của các gia đình thuộc diện chính sách (con thương binh, liệt sĩ) đầu năm học phải nộp đủ học phí và các khoản đóng góp, cuối năm học mới được nhận lại các khoản được miễn giảm tại phòng Tổ chức - Lao động, Thương binh và Xã hội, đã gây phiền hà cho các đối tượng chính sách, đề nghị tỉnh nghiên cứu điều chỉnh.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

+ Về việc thực hiện thu nộp các khoản đóng góp: Học sinh là con của gia đình chính sách (con thương binh, liệt sĩ) đã được trường miễn, giảm thu xây dựng trường, lệ phí tuyển sinh ngay từ đầu năm học. Đối với các khoản thu do Hội cha mẹ học sinh huy động thì mức miễn giảm do Hội quyết định.

+ Về việc thực hiện thu nộp học phí: Đối với các cơ sở công lập, học sinh thuộc đối tượng con của gia đình chính sách (con thương binh, liệt sĩ) được miễn hoặc giảm học phí từ đầu năm học theo khoản 2.2 mục II của Thông tư số 26/1999/TTLT/BLĐTB & XH-BTC-BGD&ĐT ngày 2/11/1999 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ đang học tại các trường. Đối với cơ sở ngoài công lập, học sinh thuộc đối tượng con gia đình chính sách thì thực hiện chế độ miễn giảm học phí theo khoản d mục 2 của Thông tư 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTB-XH ngày 6/4/2001, cụ thể học sinh phải nộp học phí đầy đủ tại trường đang theo học, cuối mỗi học kỳ những học sinh này được phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố cấp hỗ trợ học phí (học kỳ 1 trả vào tháng 11 hoặc tháng 12; học kỳ 2 trả vào tháng 4 hoặc tháng 5). Nguồn kinh phí hỗ trợ này do Ngân sách Trung ương đảm bảo. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh mốc thời gian hỗ trợ học phí để tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.



30. Cử tri huyện Quảng Điền, Phú Lộc kiến nghị hiện nay, ngành học mầm non đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp, chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhất là đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo của tỉnh. Đề nghị, tỉnh sớm ban hành chính sách phù hợp để giải quyết một phần khó khăn cho ngành học này, cần quy định cụ thể về mức lương cho giáo viên, tăng biên chế giáo viên cho vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống trường, lớp.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Ngày 15/11/2002 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giáo dục Mầm non. Tỉnh đang xây dựng đề án phát triển ngành học mầm non đến 2010. Nếu đề án được HĐND tỉnh thông qua sẽ giải quyết cơ bản về cơ sở vật chất, chế độ chính sách, đội ngũ giáo viên.



31. Cử tri các huyện Quảng Điền, Phong Điền đề nghị có kế hoạch thực hiện tốt hơn công tác xã hội hoá giáo dục nhưng cần xem xét mức huy động đối với các hộ nghèo. Thực hiện việc điều hòa hỗ trợ cho các trường gặp khó khăn do đối tượng miễn giảm nhiều, tăng mức để lại cho các trường từ 40% lên 60% tổng thu để tăng cường cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy, học.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Hàng năm, ngành Giáo dục đã nghiêm túc thực hiện chính sách miễn giảm các khoản đóng cho con của hộ có thẻ đói, nghèo, các học sinh có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn ở vùng núi và các xã được hưởng phụ cấp vùng sâu vùng xa từ mức 0,5 trở lên.

Việc điều hoà hỗ trợ đối với các đơn vị mầm non, tiểu học, THCS thuộc trách nhiệm, quyền hạn của huyện, thành phố Huế. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện và thành phố Huế làm tốt công tác này.

32. Cử tri huyện Hương Thuỷ kiến nghị, hiện nay, trên địa bàn tỉnh các xã, phường, thị trấn tổ chức thu nhiều loại quỹ do nhân dân đóng góp nên gặp nhiều khó khăn trong việc đôn đốc thu và quản lý, sử dụng. Đề nghị tỉnh nghiên cứu để gộp lại thành một quỹ chung gọi là quỹ phúc lợi xã hội.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Thực hiện chủ trương của Trung ương, các Nghị quyết của HĐND tỉnh về huy động sức dân thông qua việc huy động các quỹ nhân dân đóng góp bao gồm: Quỹ Quốc phòng an ninh; quỹ lao động công ích; quỹ đóng góp xây dựng trường; các khoản thu nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố hóa kênh mương, bê tông giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng khác; huy động nhân dân đóng góp khi nhà nước thu hồi đất và tài sản phục vụ mục đích công cộng. Có thể nói trong thời gian qua thu huy động sức dân đã đóng góp một phần quan trọng góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách và thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh ta phát triển.

Qua thực tế cho thấy việc huy động sức dân đều theo từng chương trình cụ thể, mỗi quỹ đều có đối tượng, phương thức quản lý và mục đích sử dụng khác nhau và được điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy của trung ương và địa phương riêng. Do vậy, không thể nhập tất cả các quỹ nói trên thành một quỹ .

33. Cử tri thành phố Huế kiến nghị tỉnh cần quan tâm hơn nữa chính sách đối với người già, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người về hưu sớm có hưởng hưu thấp; người nghèo và gia đình chính sách; cán bộ tiền khởi nghĩa chưa có chổ ở ổn định.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Đối với người già cô đơn đã có chế độ trợ cấp thường xuyên theo Nghị định 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ với mức 65.000đồng/người/tháng; riêng các cụ cao tuổi từ đủ 90 tuổi trở lên nếu không có nguồn thu nhập được trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ.

Nếu địa phương nào giải quyết chưa hết, yêu cầu UBND các huyện, thành phố Huế chỉ đạo phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp phòng Tài chính làm thủ tục theo qui định và UBND huyện, thành phố quyết định trợ cấp theo phân cấp tại hai Nghị định nói trên. Tuy nhiên, mức trợ cấp nói trên so với tình hình hiện nay chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ xem xét nâng lên khoản 100.000đồng/người/tháng như thành phố Huế hiện nay đang thực hiện.

Đối với hộ nghèo nhà ở còn tạm bợ, rách nát từng bước sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ giải quyết theo đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2005-2008.



34. Cử tri các huyện Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Nam Đông kiến nghị tỉnh sớm phân bổ vốn để đầu tư, xây dựng, nâng cấp phòng khám đa khoa Bình Điền (Hương Trà); xây dựng mới Trạm xá xã Phú Dương (Phú Vang); nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Nam Đông, Hương Thuỷ để phục vụ việc khám, chữa bệnh cho nhân dân được thuận tiện, chu đáo hơn.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

- Đối với phòng khám Đa khoa Bình Điền: là công trình cấp 4, đã xuống cấp không thể sử dụng được nên đã tạm thời di chuyển sang trạm y tế Bình Thành (trạm y tế 2 tầng do dự án Tái định cư Bình Thành xây dựng) để tiếp tục duy trì hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực. Công trình nâng cấp và cải tạo Phòng khám chữa bệnh Bình Điền đã được ghi vốn đầu tư và lập thủ tục triển khai trong năm 2005.

- Trung tâm y tế huyện Hương Thủy và Nam Đông: Năm 2005 hai công trình này đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư 20 triệu đồng/1 công trình; ngành Y tế đang chỉ đạo lập dự án đầu tư và các thủ tục cần thiết khác để dự án sớm được triển khai thực hiện.

- Trạm y tế xã Phú Dương - huyện Phú Vang: Ngành Y tế đã tiến hành làm việc với UBND xã Phú Dương để chuẩn bị mặt bằng xây dựng mới trạm y tế xã Phú Dương và sẽ triển khai xây dựng khi bố trí được nguồn kinh phí.

35. Cử tri huyện Quảng Điền kiến nghị, việc triển khai, thực hiện Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (đã giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31/12/1960 trở về trước. Ở huyện, hồ sơ đã hoàn thành từ đầu năm 2003 và đã gửi về tỉnh (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh). Nhưng gần 2 năm, vẫn chưa được trả lời và có được giải quyết chế độ hay không. Đề nghị tỉnh đôn đốc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có văn bản trả lời cho nhân dân rõ việc giải quyết chế độ nói trên.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Sau khi được Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn triển khai Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (đã giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31/12/1960 trở về trước vào đầu tháng 11/2002, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã lập Ban chỉ đạo và tổ chức tập huấn triển khai về cơ sở ngay trong tháng 11/2002.

Đến nay, tổng số tiền dành cho đối tượng được hưởng khoản trợ cấp là trên 2 tỷ đồng, riêng huyện Quảng Điền tính đến tháng 11/2004 đã báo cáo đề nghị 05 đợt với tổng số 180 trường hợp. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã báo cáo lên Quân khu và Bộ quốc phòng xét và đã có quyết định 2 đợt (đợt 1 vào tháng 9/2003 có 9 trường hợp, đợt 2 vào tháng 7/2004 có 121 trường hợp) với số tiền trợ cấp là: 272.000.000đ số tiền trợ cấp trên Ban Chỉ huy quân sự huyện Quảng Điền đã chi trả cho đối tượng kịp thời theo quy định.

Trong quá trình thụ lý hồ sơ có 59 hồ sơ chưa bảo đảm thủ tục nên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã trả về đơn vị và đã được Ban Chỉ huy quân sự huyện Quảng Điền hướng dẫn đối tượng hoàn thiện, bổ sung và báo cáo tỉnh trong tháng 11/2004. Hiện nay toàn bộ số hồ sơ chưa bảo đảm thủ tục này đang đề nghị quân khu và Bộ Quốc phòng xem xét quyết định. Như vậy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã thực hiện đúng trình tự theo quy định, nhằm giải quyết dứt điểm chế độ nói trên.



36. Cử tri huyện Hương Thuỷ đề nghị tỉnh quan tâm giải quyết ranh giới giữa xã Thuỷ Phù (huyện Hương Thuỷ) với xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc), đặc biệt là 4 ha đất thuộc ranh giới xã Thuỷ Phù nhưng một số hộ nông dân thuộc xã Lộc Bổn sang sản xuất.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Ranh giới hai xã thống nhất là không có sự tranh chấp giữa hai xã Thủy Phù và Lộc Bổn mà chủ yếu 18 hộ dân của xã Lộc Bổn đang xâm canh sản xuất 4,25 ha ruộng nằm trong ranh giới của xã Thủy Phù đã nhiều năm nhưng không đóng thủy lợi phí. UBND tỉnh sẽ yêu cầu UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo UBND xã Lộc Bổn nắm danh sách các hộ có diện tích sản xuất lúa trên đất của xã Thủy Phù để có biện pháp thu thủy lợi phí.



37. Cử tri ở Trung đoàn 176 đề nghị tỉnh có biện pháp để giải quyết dứt điểm việc đào ngũ của một số ít thanh niên đang thực hiện nghĩa vụ quân sự (ở thành phố Huế và huyện Quảng Điền); chỉ đạo các huyện, thành phố Huế có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Trung đoàn 176, để trao đổi thông tin, phối hợp xử lý.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Tháng 12 năm 1995 UBND tỉnh quyết định thành lập trại K95 do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trực tiếp quản lý, giáo dục, cải tạo lao động bắt buộc đối với quân nhân đào ngũ theo Nghị định 191/CP của Chính phủ và quyết định số 223/QĐ-UB của Chủ tịch UBND tỉnh. Từ đó hằng năm quân nhân đào ngũ trên địa bàn giảm đáng kể, tỷ lệ đào ngũ hàng năm chỉ còn 0,01%, phong trào tuyển quân đã thực sự có nề nếp, số thanh niên chống lệnh gọi khám và lệnh gọi nhập ngũ giảm đáng kể. Tỉ lệ thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ hàng năm đạt 100%. Chất lượng tuyển quân ngày càng được nâng cao.

Đối với đơn vị E176: Năm 2002 có 02 quân nhân đào ngũ và năm 2003 có 02 quân nhân đào ngũ về địa phương là xã Quảng Vinh huyện Quảng Điền và phường Phú Bình, thành phố Huế. Như vậy trong 2 năm cả 4 quân nhân đào ngũ trên đều rơi vào 01 xã của huyện Quảng Điền và 01 phường của Thành phố Huế. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo cơ quan quân sự huyện Quảng Điền và thành phố Huế phối hợp với chính quyền địa phương xã, phường và gia đình để thuyết phục giáo dục vận động quân nhân đào ngũ trở lại đơn vị.

Trong thời gian tới cơ quan quân sự các cấp phối hợp với các ngành liên quan và địa phương tiếp tục theo dõi, vận động số quân nhân đào ngũ trên trở về địa phương để xem xét, xử lý nghiêm túc từng trường hợp.

Năm 2005, UBND tỉnh ra Chỉ thị khảo sát, phúc tra, tiếp tục xử lý quân nhân đào ngũ còn tồn đọng trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phong trào tuyển quân ngày càng đi vào chiều sâu, đảm bảo số lượng và có chất lượng cao.

38. Cử tri các huyện, thành phố tiếp tục đề nghị tỉnh xem xét nâng mức phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng cho trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ, cấp phó các cơ quan Mặt trận, đoàn thể ở xã, phường, thị trấn và có chính sách động viên cán bộ thuộc các chức danh Phó Xã đội và Phó Công an xã nhằm khuyến khích anh em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND Tỉnh đã có Quyết định số 4318/QĐ-UB ngày 21/12/2004 về quy định chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách, theo đó tỉnh đã có một bước điều chỉnh lớn, cụ thể:

- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận cấp xã: nâng từ 100.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng.

- Phó Đoàn thể cấp xã: nâng từ 100.000 đồng/tháng lên 200.000 đồng/tháng.

- Phó Công an xã, Phó Xã đội: 423.000 đồng/tháng

- Bí thư thôn, Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố: nâng từ 80.000 đồng/tháng lên 150.000 đồng/tháng.

Hiện nay, trong điều kiện ngân sách địa phương khó khăn chưa thể tiếp tục nâng mức phụ cấp cho các đối tượng trên, việc nâng mức phụ cấp sẽ được xem xét điều chỉnh từng bước trong dự toán ngân sách hàng năm.

39. Cử tri các huyện Hương Thuỷ, Phú Lộc, thành phố Huế phản ảnh, việc quy hoạch treo đã làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong vùng quy hoạch, nhà cửa bị xuống cấp nghiêm trọng không được nâng cấp sửa chữa, không được chuyển nhượng nhà, đất... Đề nghị xác định rõ thời điểm hiệu lực của quy hoạch, đối với các khu đô thị mới hoặc điểm dân cư khu quy hoạch bờ sông Hương (Phú Cát), tập thể 05 Nguyễn Trường Tộ, khu 4- 6 Ngô Quyền, 52 hộ ở 01 Lê Lợi, khu tập thể 4B Điện Biên Phủ, khu tập thể 30 Đinh Tiên Hoàng, khu 49 Nguyễn Huệ, một số hộ ở khu vực thượng thành (4 phường thành nội), một số hộ ở tổ 21 phường An Cựu, khu dân cư tổ 13 - Phú Hậu, khu tập thể giáo viên đường Nguyễn Gia Thiều, khu tập thể 46 Chi Lăng (nay là 54 Chi Lăng), khu vực bờ hồ từ kiệt Ngân hàng đến cầu Thanh Long), 52 hộ dân sống ngoài bờ thành,phường Phú Hoà (thành phố Huế); quy hoạch khu đô thị Chân Mây (Phú Lộc); khu Đồng Cát (xã Thuỷ Bằng, Hương Thuỷ). Nếu chưa có kế hoạch triển khai nên cho phép người dân được sửa chữa nhà để ổn định cuộc sống.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:



Каталог: Upload -> DOCUMENTS -> 2008
2008 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
2008 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế Số: 85/bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2008 -> TỈnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/bnn ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-ttg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm
2008 -> TỈnh thừa thiên huế
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc = = Số: 68 /ub-bc
2008 -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Danh mục các vị trí công tác

tải về 202.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương